Theo các chuyên gia lâm nghiệp hàng đầu Việt Nam, người dân Hà Nội sẽ phải gánh chịu nhiều hệ lụy nếu cây gỗ mỡ được trồng hàng loạt trên các đường phố. Ảnh: VNE.Theo tiến sỹ Vũ Quang Nam, Trưởng bộ môn Tài nguyên thực vật rừng – ĐH Lâm nghiệp Hà Nội, loại cây đã được trồng ở Hà Nội chắc chắn là cây mỡ chứ không phải vàng tâm, có ít giá trị kinh tế và hoàn toàn không phù hợp để trồng trên đường phố. Ảnh: Dân Trí.“Chưa bao giờ tôi thấy cây mỡ hay vàng tâm trong danh mục cây đô thị của bất cứ thành phố nào. Bởi cả hai loại cây đó đều có thời gian sinh trưởng lâu, tán mỏng, tính thẩm mỹ kém hơn nhiều các loại cây đô thị khác như bằng lăng, phượng vĩ…”, TS Nam nhận định. Ảnh: MTG.TS Nguyễn Tiến Hiệp, Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam, cũng xác nhận thông tin trên khi cho rằng loại cây được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh ở Hà Nội chỉ là loại cây mỡ bình thường, gỗ không tốt, được trồng nhiều ở vùng núi Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phong Nha - Kẻ Bàng.Theo TS Hiệp, những cây mỡ đã được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh khả năng chết rất cao vì điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết không phù hợp.Đáng lo ngại hơn, TS Hiệp còn khẳng định cây mỡ không hợp để trồng ở đô thị vì loài cây này thường ra hoa từ tháng 2, 3, 4 hàng năm, khi ra hoa có mùi thơm, nhưng chỉ sau 15-25 ngày hoa sẽ rụng và khi hoa rụng sẽ có mùi xú uế.Ngoài các vấn đề nêu trên, sâu hại cũng là một nguy cơ lớn với những cây mỡ được trồng ở Hà Nội. Ảnh: VNN.Vào tháng 8/2014 vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - nơi mỡ là loại cây được trồng phổ biến nhất - nạn sâu ong ăn cây mỡ đã phát triển, lan rộng, nhanh tới mức chóng mặt, khiến các hộ trồng cây bị thiệt hại nặng nề.Với những điểm lợi bất cập hại như vậy, hy vọng chính quyền TP Hà Nội xem xét lại toàn diện việc trồng cây mỡ trên các đường phố để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Ảnh: Báo Bắc Cạn.
Theo các chuyên gia lâm nghiệp hàng đầu Việt Nam, người dân Hà Nội sẽ phải gánh chịu nhiều hệ lụy nếu cây gỗ mỡ được trồng hàng loạt trên các đường phố. Ảnh: VNE.
Theo tiến sỹ Vũ Quang Nam, Trưởng bộ môn Tài nguyên thực vật rừng – ĐH Lâm nghiệp Hà Nội, loại cây đã được trồng ở Hà Nội chắc chắn là cây mỡ chứ không phải vàng tâm, có ít giá trị kinh tế và hoàn toàn không phù hợp để trồng trên đường phố. Ảnh: Dân Trí.
“Chưa bao giờ tôi thấy cây mỡ hay vàng tâm trong danh mục cây đô thị của bất cứ thành phố nào. Bởi cả hai loại cây đó đều có thời gian sinh trưởng lâu, tán mỏng, tính thẩm mỹ kém hơn nhiều các loại cây đô thị khác như bằng lăng, phượng vĩ…”, TS Nam nhận định. Ảnh: MTG.
TS Nguyễn Tiến Hiệp, Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam, cũng xác nhận thông tin trên khi cho rằng loại cây được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh ở Hà Nội chỉ là loại cây mỡ bình thường, gỗ không tốt, được trồng nhiều ở vùng núi Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phong Nha - Kẻ Bàng.
Theo TS Hiệp, những cây mỡ đã được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh khả năng chết rất cao vì điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết không phù hợp.
Đáng lo ngại hơn, TS Hiệp còn khẳng định cây mỡ không hợp để trồng ở đô thị vì loài cây này thường ra hoa từ tháng 2, 3, 4 hàng năm, khi ra hoa có mùi thơm, nhưng chỉ sau 15-25 ngày hoa sẽ rụng và khi hoa rụng sẽ có mùi xú uế.
Ngoài các vấn đề nêu trên, sâu hại cũng là một nguy cơ lớn với những cây mỡ được trồng ở Hà Nội. Ảnh: VNN.
Vào tháng 8/2014 vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - nơi mỡ là loại cây được trồng phổ biến nhất - nạn sâu ong ăn cây mỡ đã phát triển, lan rộng, nhanh tới mức chóng mặt, khiến các hộ trồng cây bị thiệt hại nặng nề.
Với những điểm lợi bất cập hại như vậy, hy vọng chính quyền TP Hà Nội xem xét lại toàn diện việc trồng cây mỡ trên các đường phố để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Ảnh: Báo Bắc Cạn.