Mới đây, chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường - Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp đã khẳng định với báo chí, cây được trồng mới ở đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây vàng tâm trong sách đỏ, mà là cây Mỡ (thông thường gọi là Mỡ vàng tâm, cùng họ với Dổi, Vàng tâm). Ảnh: MTG.Khẳng định này được ông Cường đưa ra sau khi tiến hành khảo sát loài cây (mà dư luận rộ lên về việc vàng tâm được trồng mới) ngay trên các tuyến phố ở Hà Nội trong ngày 19/3. Ông Cường còn cho rằng "hàng cây trên sẽ xấu và khó có thể sống được lâu dài”. Cũng theo chuyên gia này, Dổi và Mỡ chưa bao giờ được nhắc đến trong bản đồ cây bóng mát từ trước cho đến nay.Theo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, cây mỡ có tên khoa học: Manglietia glauca Bl (M. conifera Dandy) thuộc họ Mộc lan – Magnoliaceae. Ảnh: Cayxanh.com.Mỡ là cây gỗ lớn cao tới 25-30m, đường kính ngang ngực đạt tới 50-60 cm. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành, có màu trắng, to. Quả kép hình nón. Hạt có nội nhũ màu đỏ, khi xát hết nội nhũ hạt có vỏ màu đen, có mùi thơm. Ảnh: vafs.gov.vn.Cây mỡ thường được trồng ở Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ảnh: vafs.gov.vn.Theo Wikipedia, cây vàng tâm (danh pháp khoa học Magnolia fordiana) là một loài cây gỗ thuộc họ Mộc lan - cùng họ với cây mỡ. Cây xanh thường cao trung bình 25 - 30m, đường kính thân cây 70 - 80cm.Lá vàng tâm là chất da, dày, hình bầu dục dài, dày 5 - 17cm, rộng 1,5 - 6,5 cm, đầu nhọn, cuống lá dài 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa vàng tâm thuộc loại lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Hoa vàng tâm thường nở vào tháng 3 - tháng 5, mùa quả là khoảng tháng 9, tháng 10.Được biết, gỗ vàng tâm là loại gỗ quý có giá trị tương đương với cây sưa, được sử dụng để đóng đồ dùng gia đình, làm đồ mỹ nghệ, chạm khắc, văn phòng phẩm.Tuy nhiên, việc có phải cây mỡ mới là cây được lựa chọn thay thế trong đề án chặt hạ, dịch chuyển 6.700 cây xanh của TP Hà Nội trên nhiều tuyến phố hay chỉ là vì "trồng nhầm" thì dư luận vẫn đang chờ câu trả lời chính xác nhất từ "những người trong cuộc".
Mới đây, chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường - Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp đã khẳng định với báo chí, cây được trồng mới ở đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây vàng tâm trong sách đỏ, mà là cây Mỡ (thông thường gọi là Mỡ vàng tâm, cùng họ với Dổi, Vàng tâm). Ảnh: MTG.
Khẳng định này được ông Cường đưa ra sau khi tiến hành khảo sát loài cây (mà dư luận rộ lên về việc vàng tâm được trồng mới) ngay trên các tuyến phố ở Hà Nội trong ngày 19/3. Ông Cường còn cho rằng "hàng cây trên sẽ xấu và khó có thể sống được lâu dài”. Cũng theo chuyên gia này, Dổi và Mỡ chưa bao giờ được nhắc đến trong bản đồ cây bóng mát từ trước cho đến nay.
Theo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, cây mỡ có tên khoa học: Manglietia glauca Bl (M. conifera Dandy) thuộc họ Mộc lan – Magnoliaceae. Ảnh: Cayxanh.com.
Mỡ là cây gỗ lớn cao tới 25-30m, đường kính ngang ngực đạt tới 50-60 cm. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành, có màu trắng, to. Quả kép hình nón. Hạt có nội nhũ màu đỏ, khi xát hết nội nhũ hạt có vỏ màu đen, có mùi thơm. Ảnh: vafs.gov.vn.
Cây mỡ thường được trồng ở Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ảnh: vafs.gov.vn.
Theo Wikipedia, cây vàng tâm (danh pháp khoa học Magnolia fordiana) là một loài cây gỗ thuộc họ Mộc lan - cùng họ với cây mỡ. Cây xanh thường cao trung bình 25 - 30m, đường kính thân cây 70 - 80cm.
Lá vàng tâm là chất da, dày, hình bầu dục dài, dày 5 - 17cm, rộng 1,5 - 6,5 cm, đầu nhọn, cuống lá dài 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa vàng tâm thuộc loại lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Hoa vàng tâm thường nở vào tháng 3 - tháng 5, mùa quả là khoảng tháng 9, tháng 10.
Được biết, gỗ vàng tâm là loại gỗ quý có giá trị tương đương với cây sưa, được sử dụng để đóng đồ dùng gia đình, làm đồ mỹ nghệ, chạm khắc, văn phòng phẩm.
Tuy nhiên, việc có phải cây mỡ mới là cây được lựa chọn thay thế trong đề án chặt hạ, dịch chuyển 6.700 cây xanh của TP Hà Nội trên nhiều tuyến phố hay chỉ là vì "trồng nhầm" thì dư luận vẫn đang chờ câu trả lời chính xác nhất từ "những người trong cuộc".