Dương Chí Dũng bị kết án tử hình

Google News

(Kiến Thức) - Dương Chí Dũng đứng lặng khi nghe tòa tuyên án; trong khi người nhà than khóc.

Chiều 16/12, sau 3 ngày xét xử và một ngày nghị án, HĐXX bước vào phần tuyên án vụ Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines).
 Các bị cáo trước tòa
2 bị cáo Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines), Lê Ngọc Triện (Đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong) được ngồi nghe tuyên án vì lý do sức khỏe.
14h: Các bị cáo đã chờ đông đủ trước tòa. Bị cáo Dương Chí Dũng nhìn vẫn bình thản trước giờ tuyên án, ngồi sau là ông Phúc nhìn khá căng thẳng, thỉnh thoảng thở dài.
14h35, HĐXX bắt đầu làm việc.
14h45, HĐXX tóm tắt hành vi phạm tội của các bị cáo với 2 tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và Tham ô tài sản. Cả phiên tòa yên lặng đứng lắng nghe. Bị cáo Chiểu và bị cáo Loan vì sức khỏe nên được HĐXX cho phép ngồi để nghe tuyên án.
Có 2 mức án tử hình được Viện Kiểm sát đề nghị đối với hai bị cáo Dương Chí Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines) và Mai Văn Phúc (cựu TGĐ Vinalines).
 Dương Chí Dũng vẫn rất bình thản tại tòa. 
16h05, kết thúc phần tóm tắt cáo trạng, HĐXX tiến hành luận tội. Theo đó, HĐXX nhận thấy có đủ cở sở kết luận 2 hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản của các bị cáo.

Về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, ngày 9/2/2006, Dũng ký văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị bổ sung dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam vào quy hoạch. Bộ GTVT sau đó đã có văn bản gửi Thủ tướng chấp thuận về nguyên tắc cho chủ trương này. Tiếp đó, theo quy định, Bộ sẽ phải cập nhật dự án này vào quy hoạch ngành.
Thủ tướng sau đó cũng đồng ý vấn đề này nhưng yêu cầu Bộ cập nhật quy hoạch, báo cáo lại Thủ tướng.
Dù chưa được chính thức đồng ý, nhưng ngày 3/5/2007, Phúc đã ký quyết định lập BQLDA nhà máy sửa chữa tàu biển này do Trần Hữu Chiều làm Trưởng ban với tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng.
Cáo trạng cũng chỉ ra cơ sở để xác định Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc có vai trò chủ mưu trong vụ mua ụ nổi 83M.
Dù biết ụ nổi 83M đã cũ, nhưng Phúc đã ký tờ trình, đề nghị phê duyệt mua ụ nổi. Sau đó, Dũng phê duyệt việc mua ụ nổi với giá 14,5 triệu USD với phương thức mua rồi sửa chữa, sau đó lai dắt về Việt Nam.
Tiếp đó, Dũng lại điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 19,5 triệu USD (giá ụ nổi là 9 triệu USD) do thay đổi phương thức vận chuyển, đưa lên tàu nâng trọng tải lớn đưa về Việt Nam. Các thành viên của HĐQT được thông báo là ụ nổi đủ điều kiện để mua nên hành vi sai phạm xác định là của bị cáo Dũng và Phúc.
Ảnh: Tuoitre.
Đối với hành vi Tham ô tài sản, cáo trạng đã chỉ ra, ngày 18/6/2008, sau 5 ngày nhận đủ tiền mua ụ nổi, công ty AP đã chuyển đủ 1,666 triệu USD về công ty Phú Hà.
Theo yêu cầu của Sơn, Hà đã làm các thủ tục chuyển thành tiền VN để người thân của Sơn rút số tiền hơn 28 tỷ đồng.
Lời khai của Sơn, Hà về ông Goh đã bàn việc hợp thức hóa số tiền chuyển về VN; cộng với lời khai của Dũng tại cơ quan điều tra có sơ sở số tiền 1,666 tỷ là tiền của Nhà nước.
Dũng, Phúc mỗi người chiếm hưởng 10 tỷ đồng trong vụ này. Chiều nhận hơn 300 triệu đồng, còn lại Sơn nhận.
Trong giai đoạn điều tra Dũng không nhận có quen biết ông Goh, sau đó ông Goh lại khai có quan hệ thân thiết với Dũng.
Bị cáo Dũng, Phúc biết ụ nổi đã quá tuổi nhưng vẫn đồng ý mua. Nếu không có khoản 1, 666 triệu USD thì Dũng và Phúc đã không đồng ý cho mua ụ nổi.
Bị cáo Dũng và Phúc đều không nhận mình đã thỏa thuận việc nhận tiền và không ăn chia số tiền này. Nhưng HĐXX cho rằng, các bị cáo đổ lỗi cho nhau.
Trong việc nhận số tiền 1,666 triệu USD, theo lời khai của ông Goh và bà Hà, hai người này không quen biết và không hợp tác kinh doanh.
(Tổng hợp)

Bình luận(0)