Tuyến metro Sài Gòn số 1 Bến Thành – Suối Tiên dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Ảnh: TBKTSG.Sau hai năm rưỡi chuẩn bị, từ đầu tháng 4/2015, Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM và nhà thầu đã đúc đốt dầm đầu tiên đi trên cao và Depot. Đây là loại dầm chữ U, do nhà thầu Systra (Pháp) thiết kế, thi công. Việc lao dầm do Liên danh FVR thực hiện.Trên công trường bãi đúc dầm, các gói thầu, bộ phận của FVR hoạt động nhịp nhàng từ khu làm lồng thép, đưa vào khuôn, đổ bê tông đến kiểm tra và vận chuyển các đốt dầm tới vị trí lắp đặt. Theo nhà thầu thi công, sau gần 5 tháng, bãi đúc dầm đã đúc được hơn 700 đốt trong tổng số hơn 4.500 đốt của toàn tuyến.Hiện, hệ thống trụ dầm cầu cạn đoạn trên cao đang được Liên danh FVR thi công suốt toàn tuyến, trong đó nhiều trụ cầu có đường kính lớn bắc dầm qua các tuyến đường giao cắt với đường Điện Biên Phủ, cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), Trạm 2 (quận Thủ Đức), xa lộ Hà Nội...Tại khu vực Suối Tiên, công nhân đang đổ các trụ đầu tiên của tầng trệt nhà ga. Toàn tuyến có 14 ga, trong đó có 11 ga trên cao và 3 ga ngầm.Việc thi công tuyến metro Sài Gòn với hàng trụ cột chạy song song cùng Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn (quận 2) đến Dĩ An (Bình Dương) không làm ảnh hưởng đến giao thông khu vực này.12 km cầu cạn đang được thi công bằng biện pháp lao lắp trên hệ đà giáo di động với 3 mũi thi công tại phường Thảo Điền (quận 2), phường Trường Thọ và phường Linh Trung (quận Thủ Đức).Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM, các dầm cầu cạn (dầm giản đơn) có khẩu độ điển hình 35 m (một số dầm có khẩu độ ngắn hơn) sẽ được phân chia thành 13 đốt dầm gồm 2 đỉnh trụ dài 1,7 m và 11 đốt giữa dài 2,8 m. Mỗi nhịp gồm 13 đốt dầm, khi lắp từng đốt dầm sẽ được cẩu lên, treo trên hệ đà giáo di động và ghép thành một nhịp cầu hoàn chỉnh. Các đốt dầm được liên kết vĩnh cửu với nhau bởi khóa chống cắt, keo epoxy và cáp dự ứng lực.Công nghệ lắp hẫng cân bằng đòi hỏi trình độ, kỹ thuật rất cao, an toàn tuyệt đối từ công xưởng cho đến việc vận chuyển, lắp ghép ngoài công trường.Các đốt dầm dài 11,1 mét, chiều rộng đáy dầm 9,5 mét, cao 2 mét. Đốt dầm có trọng lượng lớn nhất khoảng 42 tấn. Dầm chữ U 35 m, trọng lượng 500 tấn được cho là tạo thẩm mỹ, thanh mảnh. Hai cánh dầm dùng làm tường chắn ồn.Công tác lao lắp dầm đang được nhà thầu tiến hành theo dạng cuốn chiếu, vừa đúc vừa lắp kéo dài trong thời gian 2 năm. Tại phường Thảo Điền, quận 2, xe cộ có thể lưu thông dưới tuyến đường sắt đô thị. Thời điểm này, đây là điểm giao cắt đầu tiên từ trên cao với mặt đường trên toàn tuyến.Các khu dân cư tập trung, hiện đại được xây dựng và kết nối đồng bộ với các nhà ga chính của tuyến metro số 1. Trong ảnh, nhiều toà cao ốc, khu chung cư hiện đại đã được xây dựng để kết nối với ga An Phú, quận 2 đang thi công.Ga Thảo Điền đã cơ bản xong dầm, sàn tầng trệt và phần trụ tầng 1. Đơn vị thi công đang tiến hành lắp dầm và sàn.Đoạn vượt sông Sài Gòn đang được thi công khẩn trương với chiều rộng 11 m, 2 trụ chính đã thành hình.Để tới được các trụ giữa sông, đơn vị thi công phải đóng cọc, bắc cầu tạm ở hai bên.Khu vực nhà ga Ba Son, đơn vị thi công đang làm tường dẫn, tường vây ga, gia cố đất, đóng cọc ván thép, thử tải cọc để triển khai thi công hầm đào hở. Gói thầu số 1b này được động thổ từ ngày 25/7/2014, xây dựng tuyến tàu điện ngầm trong lòng đất từ ga Nhà hát Thành phố đến ga Nhà máy Ba Son (quận 1) dài 1,8 km.Ga Nhà hát Thành phố có thiết kế ngầm dài 190 m, rộng 26 m, sâu 36 m, gồm 4 tầng. Công trường luôn có khoảng 100 công nhân làm việc cả ngày lẫn đêm.Dưới độ sâu khoảng 4 m ở ga Nhà hát Thành phố và chợ Bến Thành, từng tốp công nhân, kỹ sư đảm nhận những công việc khác nhau, trong đó đã hoàn tất tường vây, cọc chống chủ, đổ bê tông một nửa sàn tạm. Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang thu hút sự quan tâm của người dân TP HCM. Cùng với hầm Thủ Thiêm, đại lộ Đông Tây, cầu Phú Mỹ, đây là một trong những dự án giao thông quan trọng nhất của TP HCM những năm gần đây.
Tuyến metro Sài Gòn số 1 Bến Thành – Suối Tiên dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Ảnh: TBKTSG.
Sau hai năm rưỡi chuẩn bị, từ đầu tháng 4/2015, Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM và nhà thầu đã đúc đốt dầm đầu tiên đi trên cao và Depot. Đây là loại dầm chữ U, do nhà thầu Systra (Pháp) thiết kế, thi công. Việc lao dầm do Liên danh FVR thực hiện.
Trên công trường bãi đúc dầm, các gói thầu, bộ phận của FVR hoạt động nhịp nhàng từ khu làm lồng thép, đưa vào khuôn, đổ bê tông đến kiểm tra và vận chuyển các đốt dầm tới vị trí lắp đặt. Theo nhà thầu thi công, sau gần 5 tháng, bãi đúc dầm đã đúc được hơn 700 đốt trong tổng số hơn 4.500 đốt của toàn tuyến.
Hiện, hệ thống trụ dầm cầu cạn đoạn trên cao đang được Liên danh FVR thi công suốt toàn tuyến, trong đó nhiều trụ cầu có đường kính lớn bắc dầm qua các tuyến đường giao cắt với đường Điện Biên Phủ, cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), Trạm 2 (quận Thủ Đức), xa lộ Hà Nội...
Tại khu vực Suối Tiên, công nhân đang đổ các trụ đầu tiên của tầng trệt nhà ga. Toàn tuyến có 14 ga, trong đó có 11 ga trên cao và 3 ga ngầm.
Việc thi công tuyến metro Sài Gòn với hàng trụ cột chạy song song cùng Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn (quận 2) đến Dĩ An (Bình Dương) không làm ảnh hưởng đến giao thông khu vực này.
12 km cầu cạn đang được thi công bằng biện pháp lao lắp trên hệ đà giáo di động với 3 mũi thi công tại phường Thảo Điền (quận 2), phường Trường Thọ và phường Linh Trung (quận Thủ Đức).
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM, các dầm cầu cạn (dầm giản đơn) có khẩu độ điển hình 35 m (một số dầm có khẩu độ ngắn hơn) sẽ được phân chia thành 13 đốt dầm gồm 2 đỉnh trụ dài 1,7 m và 11 đốt giữa dài 2,8 m. Mỗi nhịp gồm 13 đốt dầm, khi lắp từng đốt dầm sẽ được cẩu lên, treo trên hệ đà giáo di động và ghép thành một nhịp cầu hoàn chỉnh. Các đốt dầm được liên kết vĩnh cửu với nhau bởi khóa chống cắt, keo epoxy và cáp dự ứng lực.
Công nghệ lắp hẫng cân bằng đòi hỏi trình độ, kỹ thuật rất cao, an toàn tuyệt đối từ công xưởng cho đến việc vận chuyển, lắp ghép ngoài công trường.
Các đốt dầm dài 11,1 mét, chiều rộng đáy dầm 9,5 mét, cao 2 mét. Đốt dầm có trọng lượng lớn nhất khoảng 42 tấn. Dầm chữ U 35 m, trọng lượng 500 tấn được cho là tạo thẩm mỹ, thanh mảnh. Hai cánh dầm dùng làm tường chắn ồn.
Công tác lao lắp dầm đang được nhà thầu tiến hành theo dạng cuốn chiếu, vừa đúc vừa lắp kéo dài trong thời gian 2 năm. Tại phường Thảo Điền, quận 2, xe cộ có thể lưu thông dưới tuyến đường sắt đô thị. Thời điểm này, đây là điểm giao cắt đầu tiên từ trên cao với mặt đường trên toàn tuyến.
Các khu dân cư tập trung, hiện đại được xây dựng và kết nối đồng bộ với các nhà ga chính của tuyến metro số 1. Trong ảnh, nhiều toà cao ốc, khu chung cư hiện đại đã được xây dựng để kết nối với ga An Phú, quận 2 đang thi công.
Ga Thảo Điền đã cơ bản xong dầm, sàn tầng trệt và phần trụ tầng 1. Đơn vị thi công đang tiến hành lắp dầm và sàn.
Đoạn vượt sông Sài Gòn đang được thi công khẩn trương với chiều rộng 11 m, 2 trụ chính đã thành hình.
Để tới được các trụ giữa sông, đơn vị thi công phải đóng cọc, bắc cầu tạm ở hai bên.
Khu vực nhà ga Ba Son, đơn vị thi công đang làm tường dẫn, tường vây ga, gia cố đất, đóng cọc ván thép, thử tải cọc để triển khai thi công hầm đào hở. Gói thầu số 1b này được động thổ từ ngày 25/7/2014, xây dựng tuyến tàu điện ngầm trong lòng đất từ ga Nhà hát Thành phố đến ga Nhà máy Ba Son (quận 1) dài 1,8 km.
Ga Nhà hát Thành phố có thiết kế ngầm dài 190 m, rộng 26 m, sâu 36 m, gồm 4 tầng. Công trường luôn có khoảng 100 công nhân làm việc cả ngày lẫn đêm.
Dưới độ sâu khoảng 4 m ở ga Nhà hát Thành phố và chợ Bến Thành, từng tốp công nhân, kỹ sư đảm nhận những công việc khác nhau, trong đó đã hoàn tất tường vây, cọc chống chủ, đổ bê tông một nửa sàn tạm.
Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang thu hút sự quan tâm của người dân TP HCM. Cùng với hầm Thủ Thiêm, đại lộ Đông Tây, cầu Phú Mỹ, đây là một trong những dự án giao thông quan trọng nhất của TP HCM những năm gần đây.