Ngay từ đầu khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, mặc dù tuyên bố không tham dự vào cuộc chiến, nhưng Mỹ đã “đổ thêm dầu vào lửa”, khi viện trợ hàng loạt vũ khí cho Ukraine. Tổng số lượng viện trợ của Mỹ và NATO dành cho Ukraine thậm chí đã vượt ngân sách quốc phòng của Nga năm vừa qua.Theo hãng tin Anh Reuters, dẫn nguồn từ các quan chức Lầu Năm góc cho biết, Mỹ không còn có thể cung cấp một số loại đạn nhất định cho quân đội Ukraine trong tương lai, vì tốc độ tiêu thụ của chiến trường Ukraine đang ở mức “đáng báo động”, và lượng vũ khí tồn kho của quân đội Mỹ đã "chạm đáy".Các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ nói với báo chí rằng, Washington một lần nữa đã "rút ra bài học" từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và nhu cầu về đạn dược trong các cuộc xung đột quân sự quy mô lớn hiện đại, đã vượt xa con số dự kiến trong các kế hoạch được tính toán trong thời bình. Theo thống kê chính thức của Mỹ, sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, giá trị viện trợ quân sự mà Washington cung cấp cho Ukraine đã vượt quá 16,8 tỷ USD và chưa có dấu hiệu ngừng lại.Kể từ đầu năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cung cấp hơn 8.000 tên lửa chống tăng Javelin cho quân đội Ukraine; trong khi năng lực sản xuất loại tên lửa này trong những năm qua (kể cả cho nhu cầu của Quân đội Mỹ và xuất khẩu cho các quốc gia khác), chỉ khoảng 1.000 quả/năm. Riêng về lượng đạn pháo cỡ lớn được Ukraine tiêu thụ nhiều nhất. Mỹ đã viện trợ cho quân đội Ukraine hơn 800.000 viên đạn pháo 155mm theo tiêu chuẩn NATO, nhưng vẫn chỉ như “muối bỏ biển”. Theo lời của các quan chức Lầu Năm Góc, kho dự trữ đạn dược của quân đội Mỹ đã giảm đến mức "đáng lo ngại".Theo báo cáo của Lầu Năm góc, sản lượng đạn pháo 155mm sản xuất hàng năm của Mỹ là khoảng 30.000 viên đạn; trong khi quân đội Ukraine chủ yếu dựa vào hỏa lực pháo binh và sản lượng đạn pháo sản xuất hàng năm của Mỹ, chỉ có thể đáp ứng yêu cầu của Quân đội Ukraine trong vòng chưa đầy hai tuần.Trên thực tế, việc "tính toán trong thời bình, thấp hơn nhiều so với thực tế thời chiến" không phải là câu chuyện mới, mà việc này đã xảy ra gần 50 năm trước; chính điều này đã dạy cho Israel một bài học sâu sắc và có giá trị về chuẩn bị động viên quốc phòng cho thời chiến. Trước khi Chiến tranh Trung Đông lần thứ tư bùng nổ vào năm 1973, quân đội Israel ước tính rằng, một khẩu pháo lựu 155mm sẽ tiêu hao khoảng 400 viên đạn trong khoảng 5 ngày trong suốt cuộc chiến. Nhưng trong Chiến tranh Trung Đông lần thứ tư, mức tiêu thụ thực tế của một khẩu pháo, là có thể bắn 400 viên đạn trong 24 giờ. Đối với độ bền nòng pháo chính của xe tăng, có tuổi thọ bắn khoảng 400 viên đạn là phải thay nòng pháo mới và quân đội Israel ước tính rằng, tuổi thọ của nòng pháo chính của một chiếc xe tăng, sẽ hết sau 3-5 ngày tham chiến và cần được thay thế. Nhưng xét tình hình thực tế chiến trường, đó là nhiều xe tăng có thể bắn ba hoặc bốn trăm viên đạn, chỉ trong một ngày chiến đấu với cường độ cao và như vậy, pháo chính đã gần hết tuổi thọ sử dụng. Tuy nhiên, do không có đủ nòng pháo dự phòng ở phía sau và do diễn biến cuộc chiến đấu quá khốc liệt, những chiếc xe tăng này phải tiếp tục sử dụng những khẩu pháo chính đã hết hạn sử dụng; điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ bắn trúng các mục tiêu ở cự ly xa.Kể từ đó, quân đội Israel đã đặc biệt quan tâm đến việc dự trữ vật chất quân sự, để sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực quy mô lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng rõ ràng Mỹ đã không rút ra được bài học “xương máu” của Israel và vẫn thiếu nhận thức về cái giá quá cao của xung đột hiện đại.Một số nhà phân tích ở Mỹ chỉ ra rằng, kể từ khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã cắt giảm mạnh chi tiêu quốc phòng và một số lượng lớn các xưởng sản xuất vũ khí đã phải đóng cửa. Nếu Quốc hội và quân đội không thuyết phục được ngành công nghiệp quốc phòng khởi động lại sản xuất, Mỹ sẽ không thể còn vũ khí để cung cấp cho Ukraine.Điều khiến những nhà lãnh đạo của Lầu Năm góc lo lắng hơn nữa, đó là lượng tồn kho của một số vũ khí, khí tài quân sự trong nước hiện nay, chỉ được duy trì ở mức tối thiểu; và có thể mất vài năm để khôi phục lại quy mô dự trữ ở các kho như trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra.Tất nhiên ngoài Mỹ, các quốc gia châu Âu viện trợ vũ khí cho quân đội Ukraine cũng “không quá lạc quan”. Cách đây vài ngày, có thông tin cho rằng, do thiếu pháo hạng nặng của Anh, người Anh đã phải mua một lô pháo cũ từ Pakistan và gửi cho quân đội Ukraine. Trong bối cảnh này, Hàn Quốc đã trở thành nhà cung cấp đạn pháo cỡ lớn 155mm cho nhiều nước NATO, để bù đắp chỗ trống trong kho vũ khí của họ. Đây có thể coi là điều chưa từng có tiền lệ, khi các quốc gia NATO phải mua vũ khí từ châu Á để bù đắp vào kho dự trữ.
Ngay từ đầu khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, mặc dù tuyên bố không tham dự vào cuộc chiến, nhưng Mỹ đã “đổ thêm dầu vào lửa”, khi viện trợ hàng loạt vũ khí cho Ukraine. Tổng số lượng viện trợ của Mỹ và NATO dành cho Ukraine thậm chí đã vượt ngân sách quốc phòng của Nga năm vừa qua.
Theo hãng tin Anh Reuters, dẫn nguồn từ các quan chức Lầu Năm góc cho biết, Mỹ không còn có thể cung cấp một số loại đạn nhất định cho quân đội Ukraine trong tương lai, vì tốc độ tiêu thụ của chiến trường Ukraine đang ở mức “đáng báo động”, và lượng vũ khí tồn kho của quân đội Mỹ đã "chạm đáy".
Các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ nói với báo chí rằng, Washington một lần nữa đã "rút ra bài học" từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và nhu cầu về đạn dược trong các cuộc xung đột quân sự quy mô lớn hiện đại, đã vượt xa con số dự kiến trong các kế hoạch được tính toán trong thời bình.
Theo thống kê chính thức của Mỹ, sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, giá trị viện trợ quân sự mà Washington cung cấp cho Ukraine đã vượt quá 16,8 tỷ USD và chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Kể từ đầu năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cung cấp hơn 8.000 tên lửa chống tăng Javelin cho quân đội Ukraine; trong khi năng lực sản xuất loại tên lửa này trong những năm qua (kể cả cho nhu cầu của Quân đội Mỹ và xuất khẩu cho các quốc gia khác), chỉ khoảng 1.000 quả/năm.
Riêng về lượng đạn pháo cỡ lớn được Ukraine tiêu thụ nhiều nhất. Mỹ đã viện trợ cho quân đội Ukraine hơn 800.000 viên đạn pháo 155mm theo tiêu chuẩn NATO, nhưng vẫn chỉ như “muối bỏ biển”. Theo lời của các quan chức Lầu Năm Góc, kho dự trữ đạn dược của quân đội Mỹ đã giảm đến mức "đáng lo ngại".
Theo báo cáo của Lầu Năm góc, sản lượng đạn pháo 155mm sản xuất hàng năm của Mỹ là khoảng 30.000 viên đạn; trong khi quân đội Ukraine chủ yếu dựa vào hỏa lực pháo binh và sản lượng đạn pháo sản xuất hàng năm của Mỹ, chỉ có thể đáp ứng yêu cầu của Quân đội Ukraine trong vòng chưa đầy hai tuần.
Trên thực tế, việc "tính toán trong thời bình, thấp hơn nhiều so với thực tế thời chiến" không phải là câu chuyện mới, mà việc này đã xảy ra gần 50 năm trước; chính điều này đã dạy cho Israel một bài học sâu sắc và có giá trị về chuẩn bị động viên quốc phòng cho thời chiến.
Trước khi Chiến tranh Trung Đông lần thứ tư bùng nổ vào năm 1973, quân đội Israel ước tính rằng, một khẩu pháo lựu 155mm sẽ tiêu hao khoảng 400 viên đạn trong khoảng 5 ngày trong suốt cuộc chiến. Nhưng trong Chiến tranh Trung Đông lần thứ tư, mức tiêu thụ thực tế của một khẩu pháo, là có thể bắn 400 viên đạn trong 24 giờ.
Đối với độ bền nòng pháo chính của xe tăng, có tuổi thọ bắn khoảng 400 viên đạn là phải thay nòng pháo mới và quân đội Israel ước tính rằng, tuổi thọ của nòng pháo chính của một chiếc xe tăng, sẽ hết sau 3-5 ngày tham chiến và cần được thay thế.
Nhưng xét tình hình thực tế chiến trường, đó là nhiều xe tăng có thể bắn ba hoặc bốn trăm viên đạn, chỉ trong một ngày chiến đấu với cường độ cao và như vậy, pháo chính đã gần hết tuổi thọ sử dụng.
Tuy nhiên, do không có đủ nòng pháo dự phòng ở phía sau và do diễn biến cuộc chiến đấu quá khốc liệt, những chiếc xe tăng này phải tiếp tục sử dụng những khẩu pháo chính đã hết hạn sử dụng; điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ bắn trúng các mục tiêu ở cự ly xa.
Kể từ đó, quân đội Israel đã đặc biệt quan tâm đến việc dự trữ vật chất quân sự, để sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực quy mô lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng rõ ràng Mỹ đã không rút ra được bài học “xương máu” của Israel và vẫn thiếu nhận thức về cái giá quá cao của xung đột hiện đại.
Một số nhà phân tích ở Mỹ chỉ ra rằng, kể từ khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã cắt giảm mạnh chi tiêu quốc phòng và một số lượng lớn các xưởng sản xuất vũ khí đã phải đóng cửa. Nếu Quốc hội và quân đội không thuyết phục được ngành công nghiệp quốc phòng khởi động lại sản xuất, Mỹ sẽ không thể còn vũ khí để cung cấp cho Ukraine.
Điều khiến những nhà lãnh đạo của Lầu Năm góc lo lắng hơn nữa, đó là lượng tồn kho của một số vũ khí, khí tài quân sự trong nước hiện nay, chỉ được duy trì ở mức tối thiểu; và có thể mất vài năm để khôi phục lại quy mô dự trữ ở các kho như trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra.
Tất nhiên ngoài Mỹ, các quốc gia châu Âu viện trợ vũ khí cho quân đội Ukraine cũng “không quá lạc quan”. Cách đây vài ngày, có thông tin cho rằng, do thiếu pháo hạng nặng của Anh, người Anh đã phải mua một lô pháo cũ từ Pakistan và gửi cho quân đội Ukraine.
Trong bối cảnh này, Hàn Quốc đã trở thành nhà cung cấp đạn pháo cỡ lớn 155mm cho nhiều nước NATO, để bù đắp chỗ trống trong kho vũ khí của họ. Đây có thể coi là điều chưa từng có tiền lệ, khi các quốc gia NATO phải mua vũ khí từ châu Á để bù đắp vào kho dự trữ.