Quân đội Pakistan hiện nay có số lượng xe tăng trong biên chế thuộc hàng lớn nhất thế giới; tuy nhiên hầu hết số xe tăng đó là của những thiết kế của Trung Quốc như Type-59 và Type-69 hoặc hiện đại hơn là Al Khalid, do Trung Quốc-Pakistan hợp tác phát triển. Ảnh: Một chiếc xe tăng Al-Zarrar (T-59) của quân đội Pakistan - Nguồn: Wikipedia.Nhưng điều ít được biết đến là Pakistan đã sở hữu loại xe tăng có tính năng kỹ chiến thuật tốt nhất từ đối thủ lâu đời là Liên Xô, đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-80; hiện loại xe tăng này được trang bị cho những đơn vị tinh nhuệ, trong các đơn vị tăng - thiết giáp của quân đội Pakistan. Xe tăng T-80 của Pakistan – Nguồn: Military WatchmagazineT-80 được nhiều chuyên gia quân sự đánh giá là loại xe tăng có tính năng tốt nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh; đây là loại xe tăng kế thừa trực tiếp các tính năng xe tăng T-64 và IS-3 và không bao giờ được phép xuất khẩu, do tính nhạy cảm của công nghệ. Ảnh: Xe tăng T-80 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.Xe tăng T-80 được trang bị những công nghệ tốt nhất của Liên Xô khi đó, loại xe tăng này cũng chỉ được trang bị trên những hướng chiến lược, để đối đầu với lực lượng xe tăng của khối NATO; tính năng của T-80 được đánh giá cao hơn so với xe tăng T-72 cùng thời, thậm chí là cả T-90 vẫn đang được sản xuất hiện nay. Ảnh: Xe tăng T-80BVM của Nga - Nguồn: Wikipedia.Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Pakistan là kẻ thù của Liên Xô; không chỉ là vùng “đất thánh” cho không quân của Mỹ trinh sát lãnh thổ Liên Xô, Pakistan còn là quốc gia quan trọng nhất trong việc “chống lưng” cho lực lượng Mujahideen (thánh chiến) tại quốc gia láng giềng Afghanistan trực tiếp chống lại Liên Xô, do vậy Pakistan không bao giờ mua được vũ khí do Liên Xô sản xuất. Ảnh: Xe tăng T-80 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.Sau khi Liên Xô sụp đổ, Pakistan đã ngay lập tức mua loại xe tăng hiện đại nhất của Liên Xô là T-80 để trang bị cho lực lượng lục quân. Quốc gia bán xe tăng T-80 cho Pakistan chính là Ukraine, nước được thừa hưởng số xe tăng T-80 lớn thứ hai (chỉ sau Nga). Ảnh: Xe tăng T-80 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.Tổng cộng Ukraine đã bán cho Quân đội Pakistan 320 chiếc T-80, nhưng với sửa đổi phần động cơ sang dùng động cơ diesel, thay vì dùng động cơ tuabin khí như nguyên bản. Ảnh: Xe tăng T-80 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.Những chiếc T-80 có tính năng tổng thể cao hơn nhiều, so với những chiếc T-72 hiện là xương sống của các đơn vị xe tăng của láng giềng Ấn Độ khi đó. Mặc dù số T-80 của Pakistan chưa thể tạo được thế áp cân bằng với số lượng xe tăng T-72 của Ấn Độ, nhưng đó là sự bổ sung có “chất lượng” từ “di sản” của Liên Xô. Ảnh: Xe tăng T-80 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.Không chỉ Pakistan có được “quốc bảo” của Liên Xô khi thể chế này tan rã vào năm 1991, Triều Tiên đã mua lại xe tăng T-80 từ Belarus và Hàn Quốc mua từ Nga; Anh và Trung Quốc cũng được cho là đã mua T-80 với số lượng hạn chế, để nghiên cứu thiết kế để cải tiến các loại xe tăng nội địa của họ. Ảnh: Xe tăng T-80 của Hàn Quốc - Nguồn: Wikipedia.Xe tăng T-80 của Pakistan khi mới được trang bị vượt xa các tính năng loại T-72 của “đại kình địch” Ấn Độ, nhưng ngày càng bị coi là lạc hậu khi so sánh với loại T-90MS mới hơn của Ấn Độ, vốn tích hợp các công nghệ đi trước vài thập kỷ. Do vậy yêu cầu đặt ra là Pakistan phải nâng cấp số T-80 của họ lên chuẩn T-80BVM mới nhất. Ảnh: Xe tăng T-90MS của Ấn Độ - Nguồn: PTISố phận của những chiếc T-80 của Pakistan chưa biết thế nào, khi có khả năng Pakistan đang xem xét mua xe tăng VT- 4 có tính năng hiện đại hơn từ Trung Quốc. Cùng với đó là việc Nga không cung cấp gói nâng cấp cho T-80 cho Pakistan và việc nâng cấp số T-80 của nước này chỉ trông chờ vào Ukraine. Ảnh: Xe tăng VT- 4 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.Theo Diplomat, Ukraine và Pakistan đã thực hiện một thỏa thuận song phương về việc nâng cấp xe tăng T-80UD của Pakistan; Hãng thông tấn Interfax Ukraine tiết lộ, đại diện của nhà thầu quốc phòng 2 nước đã gặp gỡ nhau tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế (IDEX) năm 2017 ở Abu Dhabi và ký kết một số thỏa thuận. Ảnh: Xe tăng T-80UD của Pakistan - Nguồn: Wikipedia.Theo thông tin rò rỉ, đã có hai hợp đồng đã ký, theo đó Ukraine sẽ cung cấp 88 xe tăng và khởi động dự án thử nghiệm đại tu một lô ban đầu gồm 5 chiếc T-80UD MBT của quân đội Pakistan, tùy thuộc vào sự hài lòng của Islamabad đối với công việc nâng cấp trong 5 chiếc đầu tiên để dự án có tiếp tục nữa hay không. Ảnh: Xe tăng T-80UD của Pakistan - Nguồn: Wikipedia.Như vậy nếu không có việc Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Pakistan khó có thể có được loại xe tăng tiên tiến nhất của Liên Xô, vốn trước đây nằm ngoài tầm với, ngay cả đối với các đồng minh thân cận nhất của Liên Xô cũng không được cung cấp. Ảnh: Xe tăng T-80UD của Pakistan - Nguồn: Wikipedia.Mặc dù hiện nay, T-80 không được đánh giá cao và Pakistan cũng có những loại xe tăng khác hiện đại hơn, nhưng những chiếc T-80 giúp nâng tầm lục quân Pakistan trước “người khổng lồ” Ấn Độ vào đầu những năm của thập niên 1990. Ảnh: Xe tăng T-80UD của Pakistan - Nguồn: Wikipedia. Video Xe tăng T-80 gắn động cơ turbine phản lực - "Quái thú" trở lại trong quân đội Nga - Nguồn: QĐND Online
Quân đội Pakistan hiện nay có số lượng xe tăng trong biên chế thuộc hàng lớn nhất thế giới; tuy nhiên hầu hết số xe tăng đó là của những thiết kế của Trung Quốc như Type-59 và Type-69 hoặc hiện đại hơn là Al Khalid, do Trung Quốc-Pakistan hợp tác phát triển. Ảnh: Một chiếc xe tăng Al-Zarrar (T-59) của quân đội Pakistan - Nguồn: Wikipedia.
Nhưng điều ít được biết đến là Pakistan đã sở hữu loại xe tăng có tính năng kỹ chiến thuật tốt nhất từ đối thủ lâu đời là Liên Xô, đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-80; hiện loại xe tăng này được trang bị cho những đơn vị tinh nhuệ, trong các đơn vị tăng - thiết giáp của quân đội Pakistan. Xe tăng T-80 của Pakistan – Nguồn: Military Watchmagazine
T-80 được nhiều chuyên gia quân sự đánh giá là loại xe tăng có tính năng tốt nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh; đây là loại xe tăng kế thừa trực tiếp các tính năng xe tăng T-64 và IS-3 và không bao giờ được phép xuất khẩu, do tính nhạy cảm của công nghệ. Ảnh: Xe tăng T-80 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.
Xe tăng T-80 được trang bị những công nghệ tốt nhất của Liên Xô khi đó, loại xe tăng này cũng chỉ được trang bị trên những hướng chiến lược, để đối đầu với lực lượng xe tăng của khối NATO; tính năng của T-80 được đánh giá cao hơn so với xe tăng T-72 cùng thời, thậm chí là cả T-90 vẫn đang được sản xuất hiện nay. Ảnh: Xe tăng T-80BVM của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Pakistan là kẻ thù của Liên Xô; không chỉ là vùng “đất thánh” cho không quân của Mỹ trinh sát lãnh thổ Liên Xô, Pakistan còn là quốc gia quan trọng nhất trong việc “chống lưng” cho lực lượng Mujahideen (thánh chiến) tại quốc gia láng giềng Afghanistan trực tiếp chống lại Liên Xô, do vậy Pakistan không bao giờ mua được vũ khí do Liên Xô sản xuất. Ảnh: Xe tăng T-80 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Pakistan đã ngay lập tức mua loại xe tăng hiện đại nhất của Liên Xô là T-80 để trang bị cho lực lượng lục quân. Quốc gia bán xe tăng T-80 cho Pakistan chính là Ukraine, nước được thừa hưởng số xe tăng T-80 lớn thứ hai (chỉ sau Nga). Ảnh: Xe tăng T-80 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.
Tổng cộng Ukraine đã bán cho Quân đội Pakistan 320 chiếc T-80, nhưng với sửa đổi phần động cơ sang dùng động cơ diesel, thay vì dùng động cơ tuabin khí như nguyên bản. Ảnh: Xe tăng T-80 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.
Những chiếc T-80 có tính năng tổng thể cao hơn nhiều, so với những chiếc T-72 hiện là xương sống của các đơn vị xe tăng của láng giềng Ấn Độ khi đó. Mặc dù số T-80 của Pakistan chưa thể tạo được thế áp cân bằng với số lượng xe tăng T-72 của Ấn Độ, nhưng đó là sự bổ sung có “chất lượng” từ “di sản” của Liên Xô. Ảnh: Xe tăng T-80 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.
Không chỉ Pakistan có được “quốc bảo” của Liên Xô khi thể chế này tan rã vào năm 1991, Triều Tiên đã mua lại xe tăng T-80 từ Belarus và Hàn Quốc mua từ Nga; Anh và Trung Quốc cũng được cho là đã mua T-80 với số lượng hạn chế, để nghiên cứu thiết kế để cải tiến các loại xe tăng nội địa của họ. Ảnh: Xe tăng T-80 của Hàn Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Xe tăng T-80 của Pakistan khi mới được trang bị vượt xa các tính năng loại T-72 của “đại kình địch” Ấn Độ, nhưng ngày càng bị coi là lạc hậu khi so sánh với loại T-90MS mới hơn của Ấn Độ, vốn tích hợp các công nghệ đi trước vài thập kỷ. Do vậy yêu cầu đặt ra là Pakistan phải nâng cấp số T-80 của họ lên chuẩn T-80BVM mới nhất. Ảnh: Xe tăng T-90MS của Ấn Độ - Nguồn: PTI
Số phận của những chiếc T-80 của Pakistan chưa biết thế nào, khi có khả năng Pakistan đang xem xét mua xe tăng VT- 4 có tính năng hiện đại hơn từ Trung Quốc. Cùng với đó là việc Nga không cung cấp gói nâng cấp cho T-80 cho Pakistan và việc nâng cấp số T-80 của nước này chỉ trông chờ vào Ukraine. Ảnh: Xe tăng VT- 4 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Theo Diplomat, Ukraine và Pakistan đã thực hiện một thỏa thuận song phương về việc nâng cấp xe tăng T-80UD của Pakistan; Hãng thông tấn Interfax Ukraine tiết lộ, đại diện của nhà thầu quốc phòng 2 nước đã gặp gỡ nhau tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế (IDEX) năm 2017 ở Abu Dhabi và ký kết một số thỏa thuận. Ảnh: Xe tăng T-80UD của Pakistan - Nguồn: Wikipedia.
Theo thông tin rò rỉ, đã có hai hợp đồng đã ký, theo đó Ukraine sẽ cung cấp 88 xe tăng và khởi động dự án thử nghiệm đại tu một lô ban đầu gồm 5 chiếc T-80UD MBT của quân đội Pakistan, tùy thuộc vào sự hài lòng của Islamabad đối với công việc nâng cấp trong 5 chiếc đầu tiên để dự án có tiếp tục nữa hay không. Ảnh: Xe tăng T-80UD của Pakistan - Nguồn: Wikipedia.
Như vậy nếu không có việc Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Pakistan khó có thể có được loại xe tăng tiên tiến nhất của Liên Xô, vốn trước đây nằm ngoài tầm với, ngay cả đối với các đồng minh thân cận nhất của Liên Xô cũng không được cung cấp. Ảnh: Xe tăng T-80UD của Pakistan - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù hiện nay, T-80 không được đánh giá cao và Pakistan cũng có những loại xe tăng khác hiện đại hơn, nhưng những chiếc T-80 giúp nâng tầm lục quân Pakistan trước “người khổng lồ” Ấn Độ vào đầu những năm của thập niên 1990. Ảnh: Xe tăng T-80UD của Pakistan - Nguồn: Wikipedia.
Video Xe tăng T-80 gắn động cơ turbine phản lực - "Quái thú" trở lại trong quân đội Nga - Nguồn: QĐND Online