Sau sự cố trên eo biển Kerch cuối năm ngoái, thời gian gần đây Quân đội Ukraine liên tục tăng cường thêm trang bị vũ khí mới cho các quân binh chủng của nước này. Mới đây, truyền thông Ukraine đăng tải một số hình ảnh cho thấy khả năng cao nhà máy xe tăng ở Kharkov đang thực hiện việc sửa chữa hàng loạt các xe tăng T-80. Nguồn ảnh: WikipediaSau năm 1991, Ukraine đã nhận lại từ Liên bang Nga khoảng 500 chiếc T-80. Tuy nhiên do nền kinh tế khủng hoảng cũng như những vấn đề chính trị đã khiến số lượng tăng T-80 của nước này liên tục suy giả. Đến năm 2018 ước tính chỉ còn khoảng 100 chiếc trong biên chế, số còn lại nằm trong nhà kho hoặc các bìa rừng như trong ảnh. Nguồn ảnh: BmpdTuy nhiên, số xe tăng T-80 từng bị vứt bỏ không thương tiếc này đang có cơ hội hồi sinh do những căng thẳng giữa Kiev – Moscow trong thời gian gần đây. Ảnh: Đoàn cán bộ BQP Ukraine do Bộ trưởng Stepan Poltorak dẫn đầu tới thăm nhà máy Kharkov. Nguồn ảnh: BmpdHình ảnh được công bố từ chuyến thăm cho thấy nhà máy này đang thực hiện việc sửa chữa, hiện đại hóa với hàng chục chiếc T-80BV và T-80UD. Nguồn ảnh: BmpdTrong ảnh là hàng dài xe tăng T-80UD “xơ xác, rỉ sét” đang chuẩn bị được sửa chữa lớn. Nguồn ảnh: BmpdMột chiếc T-80BV sau khi trải qua sửa chữa lớn. Nguồn ảnh: BmpdHiện chưa rõ số lượng T-80 sắp trở lại biên chế Quân đội Ukraine là bao nhiêu, tuy nhiên Kiev xem ra với tình hình này sẽ cố gắng “càng nhiều càng tốt”. Nguồn ảnh: BmpdMặc dù được chế tạo từ thời Liên Xô và phía Nga cũng nắm rất rõ công nghệ trên T-80, tuy nhiên dẫu sao những chiếc T-80 vẫn "chắc ăn" hơn dòng T-64 vốn lạc hậu hơn hẳn T-72B3 và T-90A của Nga. Trang bị giáp bảo vệ, vũ khí khí tài trên T-80 không hề thua kém T-72 và T-90. Nguồn ảnh: BmpdHiện Ukraine sở hữu hai phiên bản T-80 chủ yếu gồm: Tu-80BV và T-80UD. Trong ảnh là mẫu T-80BV - phiên bản nâng cấp của dòng T-80B với giáp phản ứng nổ Kontakt-1. Nguồn ảnh: WikipediaKontakt-1 phủ kín mặt trước thân và tháp pháo T-80BV. Loại Kontakt-1 có tác dụng làm giảm tới 50% sức xuyên phá của đạn nổ lõm chống tăng, tức là khi trang bị loại giáp này thì khả năng chống chịu của xe tăng khi bị trúng đạn nổ lõm sẽ tăng lên gấp đôi. Nguồn ảnh: WikipediaCòn đây là phiên bản T-80UD "Bereza" được sản xuất dưới thời Liên Xô (năm 1985) trang bị động cơ diesel công suất 1.006 mã lực 6TD. Nguồn ảnh: WikipediaT-80UD cũng được trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-1 hoặc Kontakt-5, nhưng có bổ sung thêm giáp váy quanh thân và cả tháp pháo. Nguồn ảnh: WikipediaCả hai phiên bản này đều sở hữu khẩu pháo 125mm 2A46M với hệ thống nạp đạn tự động đáng tin cậy. Pháo có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng, với T-80BV sử dụng hỏa tiễn 9K112 Korba bắn xa 4km, còn T-80UD bắn hỏa tiễn 9M119 Svir bắn xa đến 5km. Đặc biệt, tên lửa Svir có thể bắn trúng mục tiêu đứng yên và di chuyển với tốc độ 70km/h trên các cự ly từ 100 đến 5.000 mét khi xe tăng di chuyển với tốc độ là 30km/h. Nguồn ảnh: WikipediaCơ bản pháo chính hay giáp bảo vệ của T-80 nếu so với T-72B3 và T-90A của Nga không hơn kém nhiều. Tuy vậy, điểm khác có lẽ nằm nhiều ở hệ thống điều khiển hỏa lực ở xe Nga đã hiện đại hơn nhiều. Đó là còn chưa kể việc trên T-90A còn có hệ thống phòng vệ chủ động Shtora. Nguồn ảnh: WikipediaVề tính cơ động, T-80 được coi là "xe tăng bay" khi có thể đạt tốc độ tối đa 70km/h. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video: Xe tăng T-80U của Quân đội Hàn Quốc. (nguồn rider eye-Aviation&Military)
Sau sự cố trên eo biển Kerch cuối năm ngoái, thời gian gần đây Quân đội Ukraine liên tục tăng cường thêm trang bị vũ khí mới cho các quân binh chủng của nước này. Mới đây, truyền thông Ukraine đăng tải một số hình ảnh cho thấy khả năng cao nhà máy xe tăng ở Kharkov đang thực hiện việc sửa chữa hàng loạt các xe tăng T-80. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau năm 1991, Ukraine đã nhận lại từ Liên bang Nga khoảng 500 chiếc T-80. Tuy nhiên do nền kinh tế khủng hoảng cũng như những vấn đề chính trị đã khiến số lượng tăng T-80 của nước này liên tục suy giả. Đến năm 2018 ước tính chỉ còn khoảng 100 chiếc trong biên chế, số còn lại nằm trong nhà kho hoặc các bìa rừng như trong ảnh. Nguồn ảnh: Bmpd
Tuy nhiên, số xe tăng T-80 từng bị vứt bỏ không thương tiếc này đang có cơ hội hồi sinh do những căng thẳng giữa Kiev – Moscow trong thời gian gần đây. Ảnh: Đoàn cán bộ BQP Ukraine do Bộ trưởng Stepan Poltorak dẫn đầu tới thăm nhà máy Kharkov. Nguồn ảnh: Bmpd
Hình ảnh được công bố từ chuyến thăm cho thấy nhà máy này đang thực hiện việc sửa chữa, hiện đại hóa với hàng chục chiếc T-80BV và T-80UD. Nguồn ảnh: Bmpd
Trong ảnh là hàng dài xe tăng T-80UD “xơ xác, rỉ sét” đang chuẩn bị được sửa chữa lớn. Nguồn ảnh: Bmpd
Một chiếc T-80BV sau khi trải qua sửa chữa lớn. Nguồn ảnh: Bmpd
Hiện chưa rõ số lượng T-80 sắp trở lại biên chế Quân đội Ukraine là bao nhiêu, tuy nhiên Kiev xem ra với tình hình này sẽ cố gắng “càng nhiều càng tốt”. Nguồn ảnh: Bmpd
Mặc dù được chế tạo từ thời Liên Xô và phía Nga cũng nắm rất rõ công nghệ trên T-80, tuy nhiên dẫu sao những chiếc T-80 vẫn "chắc ăn" hơn dòng T-64 vốn lạc hậu hơn hẳn T-72B3 và T-90A của Nga. Trang bị giáp bảo vệ, vũ khí khí tài trên T-80 không hề thua kém T-72 và T-90. Nguồn ảnh: Bmpd
Hiện Ukraine sở hữu hai phiên bản T-80 chủ yếu gồm: Tu-80BV và T-80UD. Trong ảnh là mẫu T-80BV - phiên bản nâng cấp của dòng T-80B với giáp phản ứng nổ Kontakt-1. Nguồn ảnh: Wikipedia
Kontakt-1 phủ kín mặt trước thân và tháp pháo T-80BV. Loại Kontakt-1 có tác dụng làm giảm tới 50% sức xuyên phá của đạn nổ lõm chống tăng, tức là khi trang bị loại giáp này thì khả năng chống chịu của xe tăng khi bị trúng đạn nổ lõm sẽ tăng lên gấp đôi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Còn đây là phiên bản T-80UD "Bereza" được sản xuất dưới thời Liên Xô (năm 1985) trang bị động cơ diesel công suất 1.006 mã lực 6TD. Nguồn ảnh: Wikipedia
T-80UD cũng được trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-1 hoặc Kontakt-5, nhưng có bổ sung thêm giáp váy quanh thân và cả tháp pháo. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cả hai phiên bản này đều sở hữu khẩu pháo 125mm 2A46M với hệ thống nạp đạn tự động đáng tin cậy. Pháo có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng, với T-80BV sử dụng hỏa tiễn 9K112 Korba bắn xa 4km, còn T-80UD bắn hỏa tiễn 9M119 Svir bắn xa đến 5km. Đặc biệt, tên lửa Svir có thể bắn trúng mục tiêu đứng yên và di chuyển với tốc độ 70km/h trên các cự ly từ 100 đến 5.000 mét khi xe tăng di chuyển với tốc độ là 30km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cơ bản pháo chính hay giáp bảo vệ của T-80 nếu so với T-72B3 và T-90A của Nga không hơn kém nhiều. Tuy vậy, điểm khác có lẽ nằm nhiều ở hệ thống điều khiển hỏa lực ở xe Nga đã hiện đại hơn nhiều. Đó là còn chưa kể việc trên T-90A còn có hệ thống phòng vệ chủ động Shtora. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về tính cơ động, T-80 được coi là "xe tăng bay" khi có thể đạt tốc độ tối đa 70km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video: Xe tăng T-80U của Quân đội Hàn Quốc. (nguồn rider eye-Aviation&Military)