Trong bối cảnh Nga chuẩn bị giới thiệu thêm một loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 thì ít ai biết rằng, trong quá khứ một loại chiến đấu cơ được Moscow chế tạo để đối trọng với F-22 Raptor Mỹ với nhiều kỳ vọng, nhưng cuối cùng dự án đã thất bại.Mikoyan là hãng chế tạo máy bay nổi tiếng của Nga bên cạnh Sukhoi, những sản phẩm đỉnh cao của họ phải kể đến MiG-21, MiG-25, MiG-31, và MiG-1.44, dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga.Tiêm kích tàng hình MiG-1.44 từng được coi là mẫu máy bay đem đến sự cách mạng cho nền công nghiệp hàng không Nga, thiết kế độc đáo, khả năng cơ động tốt, tải trọng vũ khí cao, hệ thống điện tử hàng không hiện đại, MiG-1.44 thậm chí vượt trội so với Su-47 cùng thời của hãng Sukhoi.MiG-1.44 là kết quả của chương trình phát triển "Máy bay tiêm kích tiền tuyến đa năng-MFI của Cục thiết kế OKB MiG nhằm cạnh cạnh tranh với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ.Nguyên mẫu chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-1.44 được hoàn thành thiết kế năm 2000. Máy bay có thiết kế chỉ có một chỗ ngồi với cánh tam giác lớn, bỏ cánh đuôi.Máy bay có chiều dài 22,83m, sải cánh 17,0m, chiều cao 5,7m. Trọng tải cất cánh tối đa lên tới 35 tấn.MiG-1.44 được trang bị hai động cơ phản lực tuốc bin cánh quạt phụ trội Lyulka AL-41F.MiG-1.44 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2.6 ở độ cao thích hợp, và có khả năng bay siêu âm trong thời gian dài.Hệ thống radar được kết nối với hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép MiG-1.44 giao chiến với đa mục tiêu riêng biệt cùng lúc.Với tải trọng khoảng 10 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa, bom, pháo, MiG-1.41 là dòng chiến đấu cơ có tải trọng lớn nhất của Nga, gần ngang bằng với mức 10.5 tấn trên F-15E của Mỹ.MiG-1.44 có thể mang hầu hết các loại vũ khí công nghệ cao dành cho chiến đấu cơ của Nga.Nga cũng đã lần đầu áp dụng một số công nghệ mới vào trong chế tạo MiG-1.44 để giúp cho máy bay có độ phản hồi radar thấp hơn các chiến đấu cơ trước đây.Ngoài ra với thiết kế không cánh đuôi ngang và trang bị thêm cánh mũi giúp cho MiG-1.44 vẫn giữ được sự cơ động đang nể vốn là ưu thế trên các chiến đấu cơ Nga.Vậy một dòng chiến đấu cơ quá nhiều ưu điểm vậy tại sao MiG-1.44 lại bị 'thất sủng' trước chương trình PAK FA mà sau này trở thành Su-57?Đầu tiên là 'ngân sách', phải nói rằng cái Nga thiếu trong cuộc cạnh tranh với vũ khí Mỹ không phải là công nghệ mà chính là tiền.Trong bối cảnh kinh tế Nga cuối thập niên 1990 khủng hoảng trầm trọng, cuộc chiến tại Chechnya lần 2 đã vắt kiệt ngân sách quốc phòng của nước này, trong khi đó dự án MiG-1.44 lại quá tốn kém. Hãng phát triển gần như phụ thuộc ngân sách vào quân đội Nga.Sau khi Liên Xô tan rã, Nga bắt đầu phải bán những chiến đấu cơ dòng 'quốc bảo' như MiG-31, Su-27. Trong khi Su-27 liên tục 'cháy hàng' thì chiến đấu cơ của hãng Mikoyan lại không được khách hàng đoái hoài tới.Bán được nhiều chiến đấu cơ Su-27 đã đem về cho hãng Sukhoi khoản tiền khổng lồ nhiều tỷ USD, trong khi hãng Mikoyan lại chật vật để tồn tại do không bán được máy bay chiến đấu.Gần như nền quốc phòng Nga đã quyết định thả trôi cho các hãng phát triển chiến đấu cơ phải tự túc kinh phí, nếu dự án thành công họ mới đổ tiền vào tiếp tục tài trợ, lúc này gần như hãng Mykoyan không còn tiền và buộc phải hủy bỏ dự án MiG-1.44.Ngoài yếu tố ngân sách, yếu tố kỹ thuật cũng là điểm mấu chốt khiến dự án MiG-1.44 không thể vượt qua nghịch cảnh để sống sót. Các nhà phân tích cho rằng, MiG-1.44 nên xếp vào chiến đấu cơ thế hệ 4,5 hơn là 5 đúng nghĩa.Các tiêu chuẩn của chiến đấu cơ thứ 5 phương Tây quy định như khả năng tàng hình cao, động cơ khỏe, hệ thống điện tử tối tân với radar mảng pha điện tử... tất cả vẫn còn là điều xa lạ với các nhà phát triển chiến đấu cơ Nga lúc này.Phải đến khi dự án PAK FA ra đời Nga mới chú trọng đến các yếu tố này. Nhưng ngay cả thế thì hiện nay Su-57 vẫn bị đánh giá khả năng tàng hình kém hơn hẳn F-22, ngoài ra nó cũng chưa có động cơ phù hợp, vẫn phải sử dụng động cơ thế hệ cũ.Sau khi không được chính quyền trung ương rót kinh phí để đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, cuối cùng dự án MiG-1.44 đã bị hủy bỏ. Có thông tin cho rằng Trung Quốc đã vay mượn thiết kế của MiG-1.44 để phát triển thành J-20, tuy vậy người trong cuộc vẫn chưa lên tiếng.Như đã nói, cái Nga thiếu không phải là công nghệ mà là ngân sách, trong bối cảnh cuộc chiến tại Syria đã bào mòn đáng kể ngân sách quốc phòng Nga, nền kinh tế trì trệ vì bị Mỹ và phương Tây cấm vận sau khi sát nhập Crimea, việc cho ra đời thêm một dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 là một tín hiệu đáng mừng cho sự cố gắng của nền công nghiệp quốc phòng Nga.Nhưng Moscow vẫn đang phải đổ tiền để chật vật để hoàn thiện Su-57, dù truyền thông Nga không ngừng đánh bóng về Su-57, nhưng thực tế thiếu kinh phí nên mới chỉ có một chiếc đi vào biên chế, việc phát triển thêm một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 mới liệu có đi vào vết xe đổ của MiG-1.44?
Trong bối cảnh Nga chuẩn bị giới thiệu thêm một loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 thì ít ai biết rằng, trong quá khứ một loại chiến đấu cơ được Moscow chế tạo để đối trọng với F-22 Raptor Mỹ với nhiều kỳ vọng, nhưng cuối cùng dự án đã thất bại.
Mikoyan là hãng chế tạo máy bay nổi tiếng của Nga bên cạnh Sukhoi, những sản phẩm đỉnh cao của họ phải kể đến MiG-21, MiG-25, MiG-31, và MiG-1.44, dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga.
Tiêm kích tàng hình MiG-1.44 từng được coi là mẫu máy bay đem đến sự cách mạng cho nền công nghiệp hàng không Nga, thiết kế độc đáo, khả năng cơ động tốt, tải trọng vũ khí cao, hệ thống điện tử hàng không hiện đại, MiG-1.44 thậm chí vượt trội so với Su-47 cùng thời của hãng Sukhoi.
MiG-1.44 là kết quả của chương trình phát triển "Máy bay tiêm kích tiền tuyến đa năng-MFI của Cục thiết kế OKB MiG nhằm cạnh cạnh tranh với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ.
Nguyên mẫu chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-1.44 được hoàn thành thiết kế năm 2000. Máy bay có thiết kế chỉ có một chỗ ngồi với cánh tam giác lớn, bỏ cánh đuôi.
Máy bay có chiều dài 22,83m, sải cánh 17,0m, chiều cao 5,7m. Trọng tải cất cánh tối đa lên tới 35 tấn.
MiG-1.44 được trang bị hai động cơ phản lực tuốc bin cánh quạt phụ trội Lyulka AL-41F.
MiG-1.44 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2.6 ở độ cao thích hợp, và có khả năng bay siêu âm trong thời gian dài.
Hệ thống radar được kết nối với hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép MiG-1.44 giao chiến với đa mục tiêu riêng biệt cùng lúc.
Với tải trọng khoảng 10 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa, bom, pháo, MiG-1.41 là dòng chiến đấu cơ có tải trọng lớn nhất của Nga, gần ngang bằng với mức 10.5 tấn trên F-15E của Mỹ.
MiG-1.44 có thể mang hầu hết các loại vũ khí công nghệ cao dành cho chiến đấu cơ của Nga.
Nga cũng đã lần đầu áp dụng một số công nghệ mới vào trong chế tạo MiG-1.44 để giúp cho máy bay có độ phản hồi radar thấp hơn các chiến đấu cơ trước đây.
Ngoài ra với thiết kế không cánh đuôi ngang và trang bị thêm cánh mũi giúp cho MiG-1.44 vẫn giữ được sự cơ động đang nể vốn là ưu thế trên các chiến đấu cơ Nga.
Vậy một dòng chiến đấu cơ quá nhiều ưu điểm vậy tại sao MiG-1.44 lại bị 'thất sủng' trước chương trình PAK FA mà sau này trở thành Su-57?
Đầu tiên là 'ngân sách', phải nói rằng cái Nga thiếu trong cuộc cạnh tranh với vũ khí Mỹ không phải là công nghệ mà chính là tiền.
Trong bối cảnh kinh tế Nga cuối thập niên 1990 khủng hoảng trầm trọng, cuộc chiến tại Chechnya lần 2 đã vắt kiệt ngân sách quốc phòng của nước này, trong khi đó dự án MiG-1.44 lại quá tốn kém. Hãng phát triển gần như phụ thuộc ngân sách vào quân đội Nga.
Sau khi Liên Xô tan rã, Nga bắt đầu phải bán những chiến đấu cơ dòng 'quốc bảo' như MiG-31, Su-27. Trong khi Su-27 liên tục 'cháy hàng' thì chiến đấu cơ của hãng Mikoyan lại không được khách hàng đoái hoài tới.
Bán được nhiều chiến đấu cơ Su-27 đã đem về cho hãng Sukhoi khoản tiền khổng lồ nhiều tỷ USD, trong khi hãng Mikoyan lại chật vật để tồn tại do không bán được máy bay chiến đấu.
Gần như nền quốc phòng Nga đã quyết định thả trôi cho các hãng phát triển chiến đấu cơ phải tự túc kinh phí, nếu dự án thành công họ mới đổ tiền vào tiếp tục tài trợ, lúc này gần như hãng Mykoyan không còn tiền và buộc phải hủy bỏ dự án MiG-1.44.
Ngoài yếu tố ngân sách, yếu tố kỹ thuật cũng là điểm mấu chốt khiến dự án MiG-1.44 không thể vượt qua nghịch cảnh để sống sót. Các nhà phân tích cho rằng, MiG-1.44 nên xếp vào chiến đấu cơ thế hệ 4,5 hơn là 5 đúng nghĩa.
Các tiêu chuẩn của chiến đấu cơ thứ 5 phương Tây quy định như khả năng tàng hình cao, động cơ khỏe, hệ thống điện tử tối tân với radar mảng pha điện tử... tất cả vẫn còn là điều xa lạ với các nhà phát triển chiến đấu cơ Nga lúc này.
Phải đến khi dự án PAK FA ra đời Nga mới chú trọng đến các yếu tố này. Nhưng ngay cả thế thì hiện nay Su-57 vẫn bị đánh giá khả năng tàng hình kém hơn hẳn F-22, ngoài ra nó cũng chưa có động cơ phù hợp, vẫn phải sử dụng động cơ thế hệ cũ.
Sau khi không được chính quyền trung ương rót kinh phí để đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, cuối cùng dự án MiG-1.44 đã bị hủy bỏ. Có thông tin cho rằng Trung Quốc đã vay mượn thiết kế của MiG-1.44 để phát triển thành J-20, tuy vậy người trong cuộc vẫn chưa lên tiếng.
Như đã nói, cái Nga thiếu không phải là công nghệ mà là ngân sách, trong bối cảnh cuộc chiến tại Syria đã bào mòn đáng kể ngân sách quốc phòng Nga, nền kinh tế trì trệ vì bị Mỹ và phương Tây cấm vận sau khi sát nhập Crimea, việc cho ra đời thêm một dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 là một tín hiệu đáng mừng cho sự cố gắng của nền công nghiệp quốc phòng Nga.
Nhưng Moscow vẫn đang phải đổ tiền để chật vật để hoàn thiện Su-57, dù truyền thông Nga không ngừng đánh bóng về Su-57, nhưng thực tế thiếu kinh phí nên mới chỉ có một chiếc đi vào biên chế, việc phát triển thêm một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 mới liệu có đi vào vết xe đổ của MiG-1.44?