Tờ Business Insider của Mỹ cho biết, các tiêm kích F-22 Raptor của nước này, là loại máy bay chiếm ưu thế trên không hiện đại bậc nhất thế giới, nhưng gần như đã rơi vào trạng thái tuyệt chủng.Ở thời điểm hiện tại, số lượng chiến đấu cơ F-22 Raptor chỉ giảm dần sau mỗi lần... tai nạn, trong khi đó dây chuyền sản xuất loại tiêm kích chiến đấu này, cũng đã dừng sản xuất từ cách đây trong 10 năm, sau khi cho ra đời tổng cộng 187 chiếc F-22.Không quân Mỹ hiện có hai tiêm kích làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không đó là F-22 Raptor và F-15. Với việc dây chuyền sản xuất F-22 Raptor bị đình chỉ từ năm 2011, lựa chọn duy nhất của Mỹ là loại máy bay gần 50 năm tuổi - F-15 Eagle.Dù Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu tiêm kích F-22 Raptor, tuy nhiên việc Mỹ tái khởi động sản xuất loại tiêm kích này với bản thân Mỹ, lại là điều bất khả thi.Đơn giản là do, toàn bộ dây chuyền sản xuất tiêm kích F-22 Raptor, đã được cải biên, thành dây chuyền sản xuất chiến đấu cơ F-35.Quá trình cải biên đã hoàn thành từ lâu, các chiến đấu cơ F-35 cũng đang có nhu cầu rất lớn. Điều này khiến cho việc tái sản xuất F-22 Raptor là điều bất khả thi, trừ khi Mỹ tái thiết lập một dây chuyền hoàn toàn mới.Tuy nhiên số lượng chiến đấu cơ F-22 Raptor mà Không quân Mỹ cần tới trong tương lai, việc tái thiết lập mới hoàn toàn một dây chuyền sản xuất, sẽ là một sự lãng phí cực kỳ to lớn.Vậy liệu tiêm kích cường kích hỗn hợp F-35 có thay thế được F-22 Raptor hay không? Câu trả lời đơn giản là không. Hai loại chiến đấu cơ này có vai trò tác chiến hoàn toàn khác nhau, dẫn tới thiết kế và đặc điểm bay hoàn toàn khác biệt.Về mặt lý thuyết, các tiêm kích F-22 Raptor sẽ phải làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, đánh bại hoàn toàn không quân đối phương, dọn đường cho F-35 vào tấn công mục tiêu mặt đất. Sẽ là bất khả thi nếu để F-35 thi hành nhiệm vụ chiếm ưu thế của F-22 Raptor.Trong quá khứ, nhiều tướng lĩnh Mỹ đã phản đối việc dừng sản xuất tiêm kích F-22 Raptor. Tuy nhiên vào thời điểm những năm 2010 và 2011, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, Nga là chưa cao, đối thủ duy nhất của Mỹ là khủng bố, và với những kẻ khủng bố, F-22 Raptor là quá thừa thãi.Chưa kể tới việc, giá thành nghiên cứu và phát triển của tiêm kích F-35 là quá cao, khiến cho việc cải biên dây chuyền F-22 Raptor sang sản xuất chiến đấu cơ F-35, sẽ giảm đi được phần nào chi phí.Như vậy, Không quân Mỹ đang không có bất cứ sự lựa chọn nào khác, ngoài việc phải tiếp tục cải biên các chiến đấu cơ F-15, để đưa các phi cơ gần 50 năm tuổi này tiếp tục làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.Trong khi đó, các chiến đấu cơ F-22 Raptor - loại tiêm kích tàng hình đầu tiên trên thế giới, nhiều khả năng sẽ ít được mang ra thực chiến, nếu không thực sự cần thiết.Đơn giản là vì số lượng tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ còn lại là không quá nhiều, và sẽ chỉ ít dần đi sau các tai nạn của Không quân Mỹ. Vây nên bài toán của Mỹ hiện giờ, còn là phải "giữ an toàn" cho dàn F-22 Raptor đang còn tồn tại. Nguồn ảnh: Pinterest. Chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ gặp tai khi bay huấn luyện, phi công nhảy dù thoát hiểm an toàn. Nguồn: USAF.
Tờ Business Insider của Mỹ cho biết, các tiêm kích F-22 Raptor của nước này, là loại máy bay chiếm ưu thế trên không hiện đại bậc nhất thế giới, nhưng gần như đã rơi vào trạng thái tuyệt chủng.
Ở thời điểm hiện tại, số lượng chiến đấu cơ F-22 Raptor chỉ giảm dần sau mỗi lần... tai nạn, trong khi đó dây chuyền sản xuất loại tiêm kích chiến đấu này, cũng đã dừng sản xuất từ cách đây trong 10 năm, sau khi cho ra đời tổng cộng 187 chiếc F-22.
Không quân Mỹ hiện có hai tiêm kích làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không đó là F-22 Raptor và F-15. Với việc dây chuyền sản xuất F-22 Raptor bị đình chỉ từ năm 2011, lựa chọn duy nhất của Mỹ là loại máy bay gần 50 năm tuổi - F-15 Eagle.
Dù Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu tiêm kích F-22 Raptor, tuy nhiên việc Mỹ tái khởi động sản xuất loại tiêm kích này với bản thân Mỹ, lại là điều bất khả thi.
Đơn giản là do, toàn bộ dây chuyền sản xuất tiêm kích F-22 Raptor, đã được cải biên, thành dây chuyền sản xuất chiến đấu cơ F-35.
Quá trình cải biên đã hoàn thành từ lâu, các chiến đấu cơ F-35 cũng đang có nhu cầu rất lớn. Điều này khiến cho việc tái sản xuất F-22 Raptor là điều bất khả thi, trừ khi Mỹ tái thiết lập một dây chuyền hoàn toàn mới.
Tuy nhiên số lượng chiến đấu cơ F-22 Raptor mà Không quân Mỹ cần tới trong tương lai, việc tái thiết lập mới hoàn toàn một dây chuyền sản xuất, sẽ là một sự lãng phí cực kỳ to lớn.
Vậy liệu tiêm kích cường kích hỗn hợp F-35 có thay thế được F-22 Raptor hay không? Câu trả lời đơn giản là không. Hai loại chiến đấu cơ này có vai trò tác chiến hoàn toàn khác nhau, dẫn tới thiết kế và đặc điểm bay hoàn toàn khác biệt.
Về mặt lý thuyết, các tiêm kích F-22 Raptor sẽ phải làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, đánh bại hoàn toàn không quân đối phương, dọn đường cho F-35 vào tấn công mục tiêu mặt đất. Sẽ là bất khả thi nếu để F-35 thi hành nhiệm vụ chiếm ưu thế của F-22 Raptor.
Trong quá khứ, nhiều tướng lĩnh Mỹ đã phản đối việc dừng sản xuất tiêm kích F-22 Raptor. Tuy nhiên vào thời điểm những năm 2010 và 2011, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, Nga là chưa cao, đối thủ duy nhất của Mỹ là khủng bố, và với những kẻ khủng bố, F-22 Raptor là quá thừa thãi.
Chưa kể tới việc, giá thành nghiên cứu và phát triển của tiêm kích F-35 là quá cao, khiến cho việc cải biên dây chuyền F-22 Raptor sang sản xuất chiến đấu cơ F-35, sẽ giảm đi được phần nào chi phí.
Như vậy, Không quân Mỹ đang không có bất cứ sự lựa chọn nào khác, ngoài việc phải tiếp tục cải biên các chiến đấu cơ F-15, để đưa các phi cơ gần 50 năm tuổi này tiếp tục làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.
Trong khi đó, các chiến đấu cơ F-22 Raptor - loại tiêm kích tàng hình đầu tiên trên thế giới, nhiều khả năng sẽ ít được mang ra thực chiến, nếu không thực sự cần thiết.
Đơn giản là vì số lượng tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ còn lại là không quá nhiều, và sẽ chỉ ít dần đi sau các tai nạn của Không quân Mỹ. Vây nên bài toán của Mỹ hiện giờ, còn là phải "giữ an toàn" cho dàn F-22 Raptor đang còn tồn tại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ gặp tai khi bay huấn luyện, phi công nhảy dù thoát hiểm an toàn. Nguồn: USAF.