Nhật Bản là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; trước việc người hàng xóm Trung Quốc cùng một lúc phát triển hai mẫu tiêm kích tàng hình đó là J-20 và FC-31, làm cho giới lãnh đạo Nhật Bản như ngồi trên đống lửa; vì hiện nay 2 quốc gia còn đang có tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển Senkaku/ Điếu Ngư. Ảnh: Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.Đã từ lâu Nhật Bản luôn quan tâm đến máy bay F-22 và mong muốn được Mỹ bán cho loại siêu tiêm kích thế hệ 5 này; tuy nhiên F-22 là đồ "quốc bảo" của Mỹ, thuộc dạng cấm xuất khẩu, mọi thông số liên quan tới nó đều thuộc hàng tối mật, nên luật Liên bang đã cấm không được bán nó cho bất kỳ chính phủ nước ngoài nào. Ảnh: Tiêm kích F-22.Israel là đồng minh số 1 của Mỹ tại khu vực Trung Đông; Israel luôn được Mỹ ưu ái bán cho những loại vũ khí hiện đại nhất và sớm nhất, từ máy bay F-15, F-16 và gần đây là F-35. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16I của Không quân Israel.Thậm chí Israel còn được Mỹ cung cấp công nghệ nguồn để nâng cấp, cải tiến trực tiếp trên loại máy bay chiến đấu tàng hình F-35I, phù hợp hơn với các yêu cầu của Israel đối với khu vực Trung Đông. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình F-35I của Không quân Israel.Cả Nhật Bản và Israel đều mong muốn được mua F-22, nhưng tại sao Mỹ lại không bán? mặc dù loại chiến đấu cơ đàn em, cùng thế hệ 5, ra đời sau hai thập niên là F-35 Lightning II, lại được xuất khẩu sang một số đồng minh của Mỹ ở cả Châu Âu, Châu Á và Trung Đông? Ảnh: Tiêm kích F-22 phóng mồi bẫy nhiệt.Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, F-22 Raptor có khả năng tàng hình cao hơn cả F-35 Lightning II; mặc dù thiết kế ban đầu nhằm để chiếm ưu thế trên không với các loại máy bay của Liên Xô; nhưng sau đó, F-22 sử dụng những phát triển mới nhất của công nghệ tàng hình thế kỷ 20, nhằm giảm sự phát hiện của radar đối phương.Ngoài ra, F-22 còn được trang bị động cơ có lực đẩy lớn, cho khả năng cơ động cao, F-22 có thể bay hành trình mà không cần bật chế độ đốt sau, cùng với hệ thống điện tử hàng không tối tân, tính năng tích hợp và hiển thị thông tin từ các cảm biến trong và ngoài máy bay trên một màn hình hiển thị duy nhất.Theo kế hoạch ban đầu, Không quân Mỹ dự định sẽ sản xuất và trang bị 750 chiếc máy bay thuộc loại này; nhưng hiện nay, chỉ có 187 chiếc máy bay F-22 được sản xuất và dây chuyền chế tạo F-22 đã bị đóng cửa; gây ra nhiều tranh cãi trái chiều, ngay chính trong lòng nước Mỹ.Vậy tại sao Mỹ không xuất khẩu F-22 cho một số quốc gia đồng minh thân cận để có thể bù đắp chi phí phát triển? Thực ra, không chỉ Nhật Bản hay Israel mà bất cứ nước nào trên thế giới cũng không thể mua được "Viên ngọc quý" F-22, do khả năng xuất khẩu của loại máy bay này đã bị ngăn cấm bởi "Luật sửa đổi Obey"."Luật sửa đổi Obey" do nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ David Obey soạn thảo, khi ông David Obey lo lắng rằng, một số công nghệ nhạy cảm và bí mật của F-22 có thể bị rò rỉ thông qua con đường xuất khẩu và bị kẻ thù của Mỹ phát hiện và sao chép; đặc biệt là các đặc tính tàng hình độc đáo của dòng máy bay này. Ảnh: Cựu nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ David Obey.Năm 1998, ông Obey đã bổ sung một sửa đổi cho "Đạo luật Biểu quyết Ngân sách Quốc phòng năm 1998". Sửa đổi của ông chỉ là một câu duy nhất "Không có khoản tiền nào trong Đạo luật này, có thể được sử dụng để phê duyệt hoặc cấp phép bán máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 tiên tiến F-22 cho bất kỳ chính phủ nước ngoài nào".Mặc dù F-22 được phát triển để chiếm ưu thế trên không trước các loại máy bay chiến đấu của Liên Xô và Liên Xô đã sụp đổ từ lâu; nhưng chỉ một câu sửa đổi Obey, đã quyết định số phận của F-22 chỉ được sử dụng ở trong nước Mỹ. Video Chim ăn thịt - Tiêm kích tàng hình tiên phong - Nguồn: QPVN
Nhật Bản là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; trước việc người hàng xóm Trung Quốc cùng một lúc phát triển hai mẫu tiêm kích tàng hình đó là J-20 và FC-31, làm cho giới lãnh đạo Nhật Bản như ngồi trên đống lửa; vì hiện nay 2 quốc gia còn đang có tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển Senkaku/ Điếu Ngư. Ảnh: Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Đã từ lâu Nhật Bản luôn quan tâm đến máy bay F-22 và mong muốn được Mỹ bán cho loại siêu tiêm kích thế hệ 5 này; tuy nhiên F-22 là đồ "quốc bảo" của Mỹ, thuộc dạng cấm xuất khẩu, mọi thông số liên quan tới nó đều thuộc hàng tối mật, nên luật Liên bang đã cấm không được bán nó cho bất kỳ chính phủ nước ngoài nào. Ảnh: Tiêm kích F-22.
Israel là đồng minh số 1 của Mỹ tại khu vực Trung Đông; Israel luôn được Mỹ ưu ái bán cho những loại vũ khí hiện đại nhất và sớm nhất, từ máy bay F-15, F-16 và gần đây là F-35. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16I của Không quân Israel.
Thậm chí Israel còn được Mỹ cung cấp công nghệ nguồn để nâng cấp, cải tiến trực tiếp trên loại máy bay chiến đấu tàng hình F-35I, phù hợp hơn với các yêu cầu của Israel đối với khu vực Trung Đông. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình F-35I của Không quân Israel.
Cả Nhật Bản và Israel đều mong muốn được mua F-22, nhưng tại sao Mỹ lại không bán? mặc dù loại chiến đấu cơ đàn em, cùng thế hệ 5, ra đời sau hai thập niên là F-35 Lightning II, lại được xuất khẩu sang một số đồng minh của Mỹ ở cả Châu Âu, Châu Á và Trung Đông? Ảnh: Tiêm kích F-22 phóng mồi bẫy nhiệt.
Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, F-22 Raptor có khả năng tàng hình cao hơn cả F-35 Lightning II; mặc dù thiết kế ban đầu nhằm để chiếm ưu thế trên không với các loại máy bay của Liên Xô; nhưng sau đó, F-22 sử dụng những phát triển mới nhất của công nghệ tàng hình thế kỷ 20, nhằm giảm sự phát hiện của radar đối phương.
Ngoài ra, F-22 còn được trang bị động cơ có lực đẩy lớn, cho khả năng cơ động cao, F-22 có thể bay hành trình mà không cần bật chế độ đốt sau, cùng với hệ thống điện tử hàng không tối tân, tính năng tích hợp và hiển thị thông tin từ các cảm biến trong và ngoài máy bay trên một màn hình hiển thị duy nhất.
Theo kế hoạch ban đầu, Không quân Mỹ dự định sẽ sản xuất và trang bị 750 chiếc máy bay thuộc loại này; nhưng hiện nay, chỉ có 187 chiếc máy bay F-22 được sản xuất và dây chuyền chế tạo F-22 đã bị đóng cửa; gây ra nhiều tranh cãi trái chiều, ngay chính trong lòng nước Mỹ.
Vậy tại sao Mỹ không xuất khẩu F-22 cho một số quốc gia đồng minh thân cận để có thể bù đắp chi phí phát triển? Thực ra, không chỉ Nhật Bản hay Israel mà bất cứ nước nào trên thế giới cũng không thể mua được "Viên ngọc quý" F-22, do khả năng xuất khẩu của loại máy bay này đã bị ngăn cấm bởi "Luật sửa đổi Obey".
"Luật sửa đổi Obey" do nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ David Obey soạn thảo, khi ông David Obey lo lắng rằng, một số công nghệ nhạy cảm và bí mật của F-22 có thể bị rò rỉ thông qua con đường xuất khẩu và bị kẻ thù của Mỹ phát hiện và sao chép; đặc biệt là các đặc tính tàng hình độc đáo của dòng máy bay này. Ảnh: Cựu nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ David Obey.
Năm 1998, ông Obey đã bổ sung một sửa đổi cho "Đạo luật Biểu quyết Ngân sách Quốc phòng năm 1998". Sửa đổi của ông chỉ là một câu duy nhất "Không có khoản tiền nào trong Đạo luật này, có thể được sử dụng để phê duyệt hoặc cấp phép bán máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 tiên tiến F-22 cho bất kỳ chính phủ nước ngoài nào".
Mặc dù F-22 được phát triển để chiếm ưu thế trên không trước các loại máy bay chiến đấu của Liên Xô và Liên Xô đã sụp đổ từ lâu; nhưng chỉ một câu sửa đổi Obey, đã quyết định số phận của F-22 chỉ được sử dụng ở trong nước Mỹ.
Video Chim ăn thịt - Tiêm kích tàng hình tiên phong - Nguồn: QPVN