Pháo tự hành M107 được coi là loại pháo tự hành có cỡ nòng lớn bậc nhất từng được Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Olive.Đây cũng là lý do chính khẩu pháo này được coi là "vua chiến trường" thời chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Olive.Tuy nhiên vào thời điểm đó, khẩu pháo tự hành M107 vẫn chỉ sử dụng nòng pháo có rãnh xoắn. Việc này khiến tuổi thọ của nòng pháo M107 không cao và phải thay nòng liên tục trong suốt thời gian phục vụ. Nguồn ảnh: Olive.Theo tính toán của quân đội Mỹ, mỗi khẩu M107 sẽ bắn được khoảng từ 700 tới 1200 phát trước khi hệ thống rãnh bên trong nòng bị mòn, không còn đủ khả năng tạo lực xoắn cho viên đạn. Nguồn ảnh: Olive.Tuỳ thuộc vào tần suất sử dụng và số lần phóng cũng như loại đạn mà M107 sử dụng, nhưng nhiều nhất khẩu pháo này cũng chỉ khai hoả được không quá 1200 phát. Nguồn ảnh: Olive.Nếu vượt qua con số này, viên đạn sẽ không còn được cung cấp mô-men xoắn (do rãnh đã quá mòn) dẫn đến việc đạn bay không có quỹ đạo ổn định, tầm xa không đạt mức tính toán theo lý thuyết dẫn tới việc khai hoả kém hiệu quả hoặc tệ hơn nữa là có thể rơi thẳng vào đầu đơn vị bạn. Nguồn ảnh: Olive.Pháo tự hành M107 được Quân đội Mỹ đưa tới chiến trường Việt Nam từ cuối những năm 1960 đến đầu 1970. Về thiết kế M107 có trọng lượng chiến đấu tới 28,3 tấn, dài tổng thể 11,30m, rộng 3,15m, cao 3,47m. Khung gầm M107 là xe bánh xích trang bị động cơ 450 mã lực cho tốc độ tối đa 80km/h, tầm hoạt động 720km. Nguồn ảnh: Olive.M107 được trang bị pháo M113 hoặc M113A1 cỡ 175mm, nòng dài đến 9,15m, với kíp pháo thủ 13 người. Tầm bắn của mẫu pháo này có thể đạt 32,7km với đạn nổ mạnh M437 nặng 66,6kg, có bán kính sát thương hơn 50m. Nguồn ảnh: Olive.Vì đạn pháo có kích cỡ rất lớn, trọng lượng nặng nên số đạn dữ trữ lớn nhất trong xe chỉ có 2 viên. Trong chiến đấu, M107 cần phải xe tải đạn M548 đi kèm. Việc nạp đạn tiến hành thủ công, để nạp đạn thì nòng pháo buộc phải hạ xuống, sau khi nạp đạn xong nòng pháo lại nâng lên để bắn, nên pháo có tốc độ bắn rất chậm. Nguồn ảnh: Olive.Dù có tầm bắn cực lớn, tuy nhiên do cơ chế nạp đạn cồng kềnh phức tạp, tối đa kíp chiến đấu M107 chỉ khai hoả được 2 phát một phút và càng chiến đấu lâu, kíp chiến đấu càng xuống sức thì tốc độ bắn của M107 cũng giảm theo. Nguồn ảnh: Olive.Lực giật của pháo sau mỗi phát bắn là rất lớn khiến nó phải có lưỡi gạt như của máy ủi để chống đỡ khi khai hỏa. Nguồn ảnh: Olive.Ngoài ra, địa hình ở Việt Nam cũng được coi là không phù hợp với loại pháo này vì nó quá cồng kềnh, vào mùa mưa khi đường lầy lội, M107 gần như mất hoàn toàn khả năng cơ động. Nguồn ảnh: Olive.Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ tung hoả lực vùi dập để giải vây cho căn cứ Khe Sanh nhưng bất thành.
Pháo tự hành M107 được coi là loại pháo tự hành có cỡ nòng lớn bậc nhất từng được Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Olive.
Đây cũng là lý do chính khẩu pháo này được coi là "vua chiến trường" thời chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Olive.
Tuy nhiên vào thời điểm đó, khẩu pháo tự hành M107 vẫn chỉ sử dụng nòng pháo có rãnh xoắn. Việc này khiến tuổi thọ của nòng pháo M107 không cao và phải thay nòng liên tục trong suốt thời gian phục vụ. Nguồn ảnh: Olive.
Theo tính toán của quân đội Mỹ, mỗi khẩu M107 sẽ bắn được khoảng từ 700 tới 1200 phát trước khi hệ thống rãnh bên trong nòng bị mòn, không còn đủ khả năng tạo lực xoắn cho viên đạn. Nguồn ảnh: Olive.
Tuỳ thuộc vào tần suất sử dụng và số lần phóng cũng như loại đạn mà M107 sử dụng, nhưng nhiều nhất khẩu pháo này cũng chỉ khai hoả được không quá 1200 phát. Nguồn ảnh: Olive.
Nếu vượt qua con số này, viên đạn sẽ không còn được cung cấp mô-men xoắn (do rãnh đã quá mòn) dẫn đến việc đạn bay không có quỹ đạo ổn định, tầm xa không đạt mức tính toán theo lý thuyết dẫn tới việc khai hoả kém hiệu quả hoặc tệ hơn nữa là có thể rơi thẳng vào đầu đơn vị bạn. Nguồn ảnh: Olive.
Pháo tự hành M107 được Quân đội Mỹ đưa tới chiến trường Việt Nam từ cuối những năm 1960 đến đầu 1970. Về thiết kế M107 có trọng lượng chiến đấu tới 28,3 tấn, dài tổng thể 11,30m, rộng 3,15m, cao 3,47m. Khung gầm M107 là xe bánh xích trang bị động cơ 450 mã lực cho tốc độ tối đa 80km/h, tầm hoạt động 720km. Nguồn ảnh: Olive.
M107 được trang bị pháo M113 hoặc M113A1 cỡ 175mm, nòng dài đến 9,15m, với kíp pháo thủ 13 người. Tầm bắn của mẫu pháo này có thể đạt 32,7km với đạn nổ mạnh M437 nặng 66,6kg, có bán kính sát thương hơn 50m. Nguồn ảnh: Olive.
Vì đạn pháo có kích cỡ rất lớn, trọng lượng nặng nên số đạn dữ trữ lớn nhất trong xe chỉ có 2 viên. Trong chiến đấu, M107 cần phải xe tải đạn M548 đi kèm. Việc nạp đạn tiến hành thủ công, để nạp đạn thì nòng pháo buộc phải hạ xuống, sau khi nạp đạn xong nòng pháo lại nâng lên để bắn, nên pháo có tốc độ bắn rất chậm. Nguồn ảnh: Olive.
Dù có tầm bắn cực lớn, tuy nhiên do cơ chế nạp đạn cồng kềnh phức tạp, tối đa kíp chiến đấu M107 chỉ khai hoả được 2 phát một phút và càng chiến đấu lâu, kíp chiến đấu càng xuống sức thì tốc độ bắn của M107 cũng giảm theo. Nguồn ảnh: Olive.
Lực giật của pháo sau mỗi phát bắn là rất lớn khiến nó phải có lưỡi gạt như của máy ủi để chống đỡ khi khai hỏa. Nguồn ảnh: Olive.
Ngoài ra, địa hình ở Việt Nam cũng được coi là không phù hợp với loại pháo này vì nó quá cồng kềnh, vào mùa mưa khi đường lầy lội, M107 gần như mất hoàn toàn khả năng cơ động. Nguồn ảnh: Olive.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ tung hoả lực vùi dập để giải vây cho căn cứ Khe Sanh nhưng bất thành.