Chất độc màu da cam hay còn có tên tiếng Anh là "Tác nhân Da cam" là tên gọi một loại thuốc diệt cỏ được Mỹ sử dụng trong Việt Nam. Nguồn ảnh: Thearchive.Chất độc da cam được Mỹ cùng đồng minh tay sai của mình rải xuống Việt Nam từ khoảng năm 1962 khi bắt đầu chiến dịch Ranch Hand - một chiến dịch chiến tranh hoá học với mục đích giảm thiểu khả năng nguỵ trang của quân giải phóng và du kích miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Thearchive.Có một sự thật nhiều người hay lầm tưởng đó là bản thân chất độc màu da cam lại có màu trắng, cái tên chất độc da cam có nguồn gốc là do các thùng chứa hoá chất diệt cỏ này được đựng trong thùng phuy màu cam - dấu hiệu nhận biết của hoá chất kịch độc. Nguồn ảnh: Thearchive.Trong thời gian từ năm 1962 tới năm 1971, Mỹ đã lạm dụng loại "thuốc diệt cỏ" này ở nhiều khu vực thuộc miền Nam Việt Nam, ảnh hưởng tới sức khoẻ của hàng triệu người trong đó có cả chính những lính Mỹ đóng quân trong vùng bị rải thuốc diệt cỏ. Nguồn ảnh: Thearchive.Ngay từ khi chất độc da cam được ra đời, các nhà khoa học đã tìm thấy chất độc dioxin bên trong hỗn hợp này. Dioxin là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư, dị dạng, rối loạn chức năng và ảnh hưởng trực tiếp đến gen người. Nguồn ảnh: Thearchive.Việc dioxin ảnh hưởng đến gen người chính là nguyên do của việc những người lính bị nhiễm thứ chất độc này sẽ ảnh hưởng tới tận đời con cái, thậm chí đời cháu với dấu hiệu thường thấy là các dị tật bẩm sinh, tâm thần, bại não,... Nguồn ảnh: Thearchive.Do là chất kịch độc, dioxin bị cấm thử nghiệm trên người nhưng mọi thử nghiệm trên động vật đều cho ra kết quả tương tự chính xác như những gì nhiều người lính Việt Nam và cả lính Mỹ mắc phải khi nhiễm thứ kịch độc này. Nguồn ảnh: Thearchive.Ước tính trong thời gian sử dụng chất diệt cỏ ở Việt Nam, Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam 370 kg dioxin khiến người dân và binh lính trong khu vực bị nhiễm độc nặng. Nguồn ảnh: Thearchive.Môi trường tự nhiên cũng bị ảnh hưởng và chịu tác động lâu dài khi dioxin ngấm xuống nước ngầm, phát tán trong không khí, ngấm vào đất, ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi,... Nguồn ảnh: Thearchive.Bản thân quân đội Mỹ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không thua kém gì người Việt Nam vì thứ chất diệt cỏ độc hại này. Ước tính có khoảng 250.000 cứu binh Mỹ đã chết hoặc sẽ chết sớm do bệnh tật có căn nguyên từ sự phơi nhiễm chất độc da cam. Nguồn ảnh: Thearchive.Những người cựu chiến binh Mỹ bị nhiễm chất độc da cam khẳng định, bản thân họ cũng không hề được cảnh báo về thứ chất độc này và không được trang bị bất cứ thiết bị bảo hộ chuyên biệt nào. Ảnh: Kiểu rải chất diệt cỏ "nối đuôi nhau" khiến không ít phi công Mỹ bị phơi nhiễm chất độc da cam. Nguồn ảnh: Thearchive.Theo một báo cáo thống kê dựa trên dữ liệu của Cơ quan Cựu chiến binh Mỹ, các cựu binh người Mỹ bị phơi nhiễm chất da cam ở Việt Nam có tỷ lệ sinh con dị tật cao gấp 6 lần so với thông thường. Trớ trêu hơn đó là chính phủ Mỹ hoàn toàn phủi tay, phủ nhận mọi trách nhiệm trong vụ việc này. Nguồn ảnh: Thearchive.Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Không quân Mỹ rải chất diệt cỏ xuống Việt Nam.
Chất độc màu da cam hay còn có tên tiếng Anh là "Tác nhân Da cam" là tên gọi một loại thuốc diệt cỏ được Mỹ sử dụng trong Việt Nam. Nguồn ảnh: Thearchive.
Chất độc da cam được Mỹ cùng đồng minh tay sai của mình rải xuống Việt Nam từ khoảng năm 1962 khi bắt đầu chiến dịch Ranch Hand - một chiến dịch chiến tranh hoá học với mục đích giảm thiểu khả năng nguỵ trang của quân giải phóng và du kích miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Thearchive.
Có một sự thật nhiều người hay lầm tưởng đó là bản thân chất độc màu da cam lại có màu trắng, cái tên chất độc da cam có nguồn gốc là do các thùng chứa hoá chất diệt cỏ này được đựng trong thùng phuy màu cam - dấu hiệu nhận biết của hoá chất kịch độc. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trong thời gian từ năm 1962 tới năm 1971, Mỹ đã lạm dụng loại "thuốc diệt cỏ" này ở nhiều khu vực thuộc miền Nam Việt Nam, ảnh hưởng tới sức khoẻ của hàng triệu người trong đó có cả chính những lính Mỹ đóng quân trong vùng bị rải thuốc diệt cỏ. Nguồn ảnh: Thearchive.
Ngay từ khi chất độc da cam được ra đời, các nhà khoa học đã tìm thấy chất độc dioxin bên trong hỗn hợp này. Dioxin là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư, dị dạng, rối loạn chức năng và ảnh hưởng trực tiếp đến gen người. Nguồn ảnh: Thearchive.
Việc dioxin ảnh hưởng đến gen người chính là nguyên do của việc những người lính bị nhiễm thứ chất độc này sẽ ảnh hưởng tới tận đời con cái, thậm chí đời cháu với dấu hiệu thường thấy là các dị tật bẩm sinh, tâm thần, bại não,... Nguồn ảnh: Thearchive.
Do là chất kịch độc, dioxin bị cấm thử nghiệm trên người nhưng mọi thử nghiệm trên động vật đều cho ra kết quả tương tự chính xác như những gì nhiều người lính Việt Nam và cả lính Mỹ mắc phải khi nhiễm thứ kịch độc này. Nguồn ảnh: Thearchive.
Ước tính trong thời gian sử dụng chất diệt cỏ ở Việt Nam, Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam 370 kg dioxin khiến người dân và binh lính trong khu vực bị nhiễm độc nặng. Nguồn ảnh: Thearchive.
Môi trường tự nhiên cũng bị ảnh hưởng và chịu tác động lâu dài khi dioxin ngấm xuống nước ngầm, phát tán trong không khí, ngấm vào đất, ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi,... Nguồn ảnh: Thearchive.
Bản thân quân đội Mỹ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không thua kém gì người Việt Nam vì thứ chất diệt cỏ độc hại này. Ước tính có khoảng 250.000 cứu binh Mỹ đã chết hoặc sẽ chết sớm do bệnh tật có căn nguyên từ sự phơi nhiễm chất độc da cam. Nguồn ảnh: Thearchive.
Những người cựu chiến binh Mỹ bị nhiễm chất độc da cam khẳng định, bản thân họ cũng không hề được cảnh báo về thứ chất độc này và không được trang bị bất cứ thiết bị bảo hộ chuyên biệt nào. Ảnh: Kiểu rải chất diệt cỏ "nối đuôi nhau" khiến không ít phi công Mỹ bị phơi nhiễm chất độc da cam. Nguồn ảnh: Thearchive.
Theo một báo cáo thống kê dựa trên dữ liệu của Cơ quan Cựu chiến binh Mỹ, các cựu binh người Mỹ bị phơi nhiễm chất da cam ở Việt Nam có tỷ lệ sinh con dị tật cao gấp 6 lần so với thông thường. Trớ trêu hơn đó là chính phủ Mỹ hoàn toàn phủi tay, phủ nhận mọi trách nhiệm trong vụ việc này. Nguồn ảnh: Thearchive.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Không quân Mỹ rải chất diệt cỏ xuống Việt Nam.