Vì sao Chiến tranh Mỹ-Trung sẽ là thảm họa cho nhân loại? (kỳ 2)

Google News

(Kiến Thức) - Một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung trong tương lai gần là điều khó xảy ra khi các bên vẫn có thể đối thoại để tháo gỡ những bất đồng về mặt lợi ích từ địa chính trị, kinh tế cho đến cả quân sự.

Sau khi bị đẩy lui khỏi khu vực biên giới Triều Tiên tiếp giáp với Trung Quốc, liên quân 38 nước của Liên hợp quốc đặt hết hy vọng lật ngược tính thế lên vai không quân và hải quân Mỹ với các chiến dịch ném bom quy mô chưa từng có từ cả trên không lẫn trên biển trên khắp bán đảo Triều Tiên. Theo đó hành động này được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp liên quân giữa vững các mốc phân giới trước chiến tranh và duy trì hiện trạng hiện tại trên chiến trường, mặt khác ngăn cản một kế hoạch tái chiếm mới từ Triều Tiên mà lúc này đã có sự hỗ trợ của chí nguyện quân Trung Quốc. Tuy vậy, chỉ có duy nhất Hải quân Mỹ thực hiện kế hoạch đề ra, trong khi đó không quân non trẻ của Mỹ (thành lập năm 1947) lại thất bại hoàn toàn trên chiến trường Triều Tiên.

 Với lợi thế áp đảo về quân số lẫn trang bị so với đối phương, không quân Mỹ đã phát hiện ra rằng họ không chỉ phải đối đầu với Không quân Triều Tiên mà còn phải đối đầu với cả hai cường quốc xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ. Dưới sự hỗ trợ của Liên Xô, Trung Quốc đã được trang bị các máy bay đánh chặn MiG-15, có thể vượt xa máy bay sử dụng động cơ cánh quạt của Mỹ và hầu hết các máy bay phản lực thế hệ đầu của phương Tây.

Vi sao Chien tranh My-Trung se la tham hoa cho nhan loai? (ky 2)
Mỹ chiếm ưu thế trên không phần lớn là nhờ các loại chiến đấu cơ dùng động cơ cánh quạt. Ảnh: Defense.
Nạn nhân thường xuyên nhất của MiG-15 phải kể đến các máy bay ném bom B-29 của Mỹ khi những pháo đài bay này thường xuyên được sử dụng cho các nhiệm vụ oanh kích ban ngày – khiến chúng khó có thể thoát khỏi tiêm kích phản lực khi bị đánh chặn.
Không quân Mỹ vốn được hình thành mới từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai buộc phải vật lộn để phát triển một học thuyết mới tương thích với cuộc chiến trên không lẫn trong việc hỗ trợ mặt đất. Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề trên, Mỹ vẫn thiết lập và nắm giữ được ưu thế trên không trong phần lớn cuộc chiến tranh Triều Tiên, gây thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng Trung Quốc và Triều Tiên cả về cơ sở hạ tầng và hậu cần.
Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên
Sau Chiến tranh Triều Tiên, cả Mỹ và Trung Quốc đều hiểu rõ ràng sẽ không có bất cứ kết thúc tốt đẹp nào cho cả hai bên khi tiếp tục đối đầu về mặt quân sự, khi một bên sở hữu nguồn tài lực vô hạn còn bên kia là nguồn nhân lực vô hạn. Do đó một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung trong tương lai gần là điều khó xảy ra khi các bên vẫn có thể đối thoại để tháo gỡ những bất đồng về mặt lợi ích từ địa chính trị, kinh tế cho đến cả quân sự.
Trong khi đó bán đảo Triều Tiên lại trở thành nơi phải hứng chịu cho cuộc đối đầu quân sự đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc, khi bán đảo này tiếp tục bị chia tách kể từ sau năm 1953 và vẫn đang tiếp tục bị thao túng bởi cả Washington và Bắc Kinh từ cả hai phía bán đảo.
 Mặc dù mối quan hệ giữa Seoul, Washington, Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã thay đổi mạnh mẽ qua nhiều năm, nhưng cuộc xung đột vẫn bị đóng băng dọc theo sự phân chia địa lý trong suốt 70 năm qua.

Nhiều vấn đề vẫn giữ nguyên, mặc dù những biến đổi cơ bản đã dần hình thành dựa trên sự biến động của nền chính trị toàn cầu. Trung Quốc ngày càng mệt mỏi với những “trò đùa” của  Triều Tiên và việc cứu vớt nền kinh tế của Bình Nhưỡng đang tạo thêm gánh nặng cho Bắc Kinh.

Vi sao Chien tranh My-Trung se la tham hoa cho nhan loai? (ky 2)-Hinh-2
Vĩ tuyến 38 chia đôi Hàn Quốc và Triều Tiên giống như Vĩ tuyến 17 đã từng được dùng để chia cắt hai miền Việt Nam.

Tuy vậy, Triều Tiên vẫn có thể đe dọa đến sự an ninh của Hàn Quốc và ngược lại, các mối đe dọa đối với CHDCND Triều Tiên vẫn còn hiện diện đâu đó từ phía Bắc Kinh.

Trung Quốc và Mỹ nhớ tới cuộc xung đột này theo hai cách rất khác nhau. Đối với Mỹ, Chiến tranh Triều Tiên đại diện cho một sai lầm kỳ lạ; một cuộc chiến tranh được Mỹ cho là vì công lý nhưng cuối cùng lại không có kết quả thỏa đáng. Nhân chứng lâu dài nhất của người Mỹ về cuộc xung đột đã xuất hiện trên chương trình truyền hình M.A.S.H - chương trình nói về việc sử dụng chiến tranh như một cách thức hành động để biện minh cho sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam.

Đối với Trung Quốc, cuộc chiến tranh đại diện cho một chiến thắng đáng kể đối với chủ nghĩa đế quốc khi đối mặt với lực lượng quân sự mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Từ chính cuộc chiến này, Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc được cả thế giới biết đến. Đồng thời, di sản của cuộc chiến đã làm cho vị thế trên trường quốc tế của Trung Quốc trở nên nguy hiểm và phức tạp kéo dài tới tận ngày nay. Một phần là vì sự căm thù bên trong mỗi người dân Trung Quốc về cuộc chiến tranh, nhưng bên cạnh đó, cũng là do sự ảnh hưởng chính trị giữa Bắc Kinh và Washington đã khiến Trung Quốc bị cô lập khỏi thế giới phương Tây cho tới tận những năm 70. Còn ngày nay, Trung Quốc đại diện cho một trong ba trụ cột chính của nền kinh tế toàn cầu đang phát triển và cũng dần trở thành một thế lực quân sự đáng gờm đặc biệt là với những nước láng giềng.

Sau chuyến thăm lịch sử tới Bắc Kinh của Nixon, Trung Quốc mới bắt đầu được đổi mới. Ảnh: Gbtimes.
Xét về mọi mặt, việc để xảy ra một cuộc chiến tranh tổng lực như Chiến tranh Triều Tiên những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ trước ngày nay là điều gần như bất khả thi. Mỹ đã quen thuộc với việc chiến đấu với nhiều đối thủ vượt trội trong chiến tranh tổng lực trong khi Quân đội Giải phóng Nhân dân đã không tham chiến một cách tổng lực suốt nhiều thập kỷ qua. Các lực lượng bộ binh của PLA hiện đang chuyển đổi từ chiến tranh cơ giới hóa sang kiểu chiến tranh sau cơ giới hóa, trong khi không quân và lực lượng hải quân đang phải gồng mình xử lý những vùng cấm rộng lớn mà Bắc Kinh tự đặt ra một cách vô lý với các nước trong khu vực và vô lý với cả… sức mạnh của quân đội mà họ đang sở hữu. Nếu xung đột xảy ra lần nữa, Trung Quốc sẽ thách thức việc kiểm soát bầu trời và vùng biển của Mỹ theo cách mà nó chưa bao giờ xảy ra trong cuộc xung đột của Triều Tiên trước đó.
Kết luận
Cuối cùng, không có gì tốt đẹp khi xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung, thậm chí kết quả của cuộc chiến tranh này còn có thể không phải là "hòa bình" mà là các hệ quả càng ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian. Kinh nghiệm của cuộc chiến, gần như cố tình bị lãng quên ở cả hai phía sẽ là một bài học nghiệt ngã cho các nhà hoạch định chính sách ở cả Washington và Bắc Kinh.
Vi sao Chien tranh My-Trung se la tham hoa cho nhan loai? (ky 2)-Hinh-3
Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn bị chia cắt và ngày thống nhất dù được rất nhiều người mong chờ nhưng vẫn "xa vời vợi". Ảnh: Vox.
Chiến tranh Triều Tiên xảy ra hết sức tình cờ, nhưng tính toán sai lầm và thông tin sai lạc đã làm mở rộng cuộc chiến vượt ra ngoài quy mô ban đầu của nó dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài không một ai có thể lường được từ trước đó.

Nội dung trong bài trích dẫn bài phân tích của cây bút Robert Farley đăng trên trang National Interest, Robert Farley một người thường xuyên đóng góp các bài phân tích quốc phòng cho National Interest, hiện ông là giáo sư thỉnh giảng tại trường Học viện Lục quân Mỹ. Các quan điểm được thể hiện trong bài viết mang góc nhìn của tác giả và không phản ánh chính sách của Bộ Quốc phòng hoặc Chính phủ Mỹ.

Mời độc giả xem Video: Cuộc chiến tranh Triều Tiên diễn biến từng ngày.

Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)