Trong khuôn khổ chuẩn bị cho triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018. Cánh săn ảnh hàng không Trung Quốc và quốc tế đã không bỏ qua dịp có được những hình ảnh đầu tiên về biến thể mới nhất của dòng tiêm kích đa năng J-10 của Trung Quốc đã chụp lại chiếc tiêm kích J-10B với động cơ lạ. Ảnh: Sina. Phần ống xã của động cơ có phần hơi chúi xuống phía dưới. Sau khi bức ảnh được đăng tải, dân mạng cũng như một số chuyên gia hàng không Trung Quốc lập tức nhận định đây là động cơ vector 3D lực đẩy. Ảnh: Sina. Dân mạng Trung Quốc rất thích thú với thông tin này và ca ngợi đây là bước tiến lớn của quân đội cũng như công nghiệp hàng không nước này. Ảnh: Sina.Động cơ phản lực vốn được xem là "nút cổ chai" của công nghiệp hàng không Trung Quốc. Bắc Kinh đang phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu từ Moscow cho các chương trình sản xuất máy bay trong nước. Ảnh: Sina.Các động cơ sản xuất trong nước vẫn chưa đạt được chất lượng và độ tin cậy cần thiết. Nhưng có vẻ như Trung Quốc đã tạo ra bước đột phá với động cơ mới lắp trên J-10B. Ảnh: Sina.So với động cơ cũ trên J-10, động cơ mới có thêm các khớp nối dạng lá ở cuối ống xả. Khả năng chuyển động lên xuống của khớp nối này như thế nào còn là ẩn số. Ảnh: Sina.Dân mạng Trung Quốc cho rằng đây sẽ là động cơ tương lai của tiêm kích Trung Quốc, giúp họ hoàn thiện hơn nữa trở các dòng tiêm kích thế hệ 5 một cách đúng nghĩa. Động cơ hiện tại của J-20 không đủ tiêu chuẩn cho chiến đấu cơ thế hệ 5. Ảnh: Sina.Một số người đam mê quân sự Trung Quốc nhận xét, động cơ mới là thành quả của 20 năm nghiên cứu phát triển trong nước. Sau khi thử nghiệm và đánh giá thành công, động cơ mới sẽ được trang bị rộng rãi cho chiến đấu cơ sản xuất trong nước. Ảnh: Sina.Cận cảnh hệ thống khớp nối trên động cơ mới của J-10. Nó khá ngắn và không giống các động cơ kiểm soát vector 3D lực đẩy do Mỹ và Nga chế tạo. Ảnh: Sina.Động cơ kiểm soát vector lực đẩy AL-31FN do Nga chế tạo có phần ống xả phía sau khá dài và có nhiều khớp nối hơn. Ảnh: Airshownews.Ống xả động cơ AL-41F do Nga chế tạo có nhiều khớp nối cho phép hướng luồng xả của động cơ theo nhiều hướng khác nhau. Ảnh: RT.Mời độc giả xem video: Những hình ảnh đầu tiên tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018. (nguồn DefenseWebTV)
Trong khuôn khổ chuẩn bị cho triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018. Cánh săn ảnh hàng không Trung Quốc và quốc tế đã không bỏ qua dịp có được những hình ảnh đầu tiên về biến thể mới nhất của dòng tiêm kích đa năng J-10 của Trung Quốc đã chụp lại chiếc tiêm kích J-10B với động cơ lạ. Ảnh: Sina.
Phần ống xã của động cơ có phần hơi chúi xuống phía dưới. Sau khi bức ảnh được đăng tải, dân mạng cũng như một số chuyên gia hàng không Trung Quốc lập tức nhận định đây là động cơ vector 3D lực đẩy. Ảnh: Sina.
Dân mạng Trung Quốc rất thích thú với thông tin này và ca ngợi đây là bước tiến lớn của quân đội cũng như công nghiệp hàng không nước này. Ảnh: Sina.
Động cơ phản lực vốn được xem là "nút cổ chai" của công nghiệp hàng không Trung Quốc. Bắc Kinh đang phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu từ Moscow cho các chương trình sản xuất máy bay trong nước. Ảnh: Sina.
Các động cơ sản xuất trong nước vẫn chưa đạt được chất lượng và độ tin cậy cần thiết. Nhưng có vẻ như Trung Quốc đã tạo ra bước đột phá với động cơ mới lắp trên J-10B. Ảnh: Sina.
So với động cơ cũ trên J-10, động cơ mới có thêm các khớp nối dạng lá ở cuối ống xả. Khả năng chuyển động lên xuống của khớp nối này như thế nào còn là ẩn số. Ảnh: Sina.
Dân mạng Trung Quốc cho rằng đây sẽ là động cơ tương lai của tiêm kích Trung Quốc, giúp họ hoàn thiện hơn nữa trở các dòng tiêm kích thế hệ 5 một cách đúng nghĩa. Động cơ hiện tại của J-20 không đủ tiêu chuẩn cho chiến đấu cơ thế hệ 5. Ảnh: Sina.
Một số người đam mê quân sự Trung Quốc nhận xét, động cơ mới là thành quả của 20 năm nghiên cứu phát triển trong nước. Sau khi thử nghiệm và đánh giá thành công, động cơ mới sẽ được trang bị rộng rãi cho chiến đấu cơ sản xuất trong nước. Ảnh: Sina.
Cận cảnh hệ thống khớp nối trên động cơ mới của J-10. Nó khá ngắn và không giống các động cơ kiểm soát vector 3D lực đẩy do Mỹ và Nga chế tạo. Ảnh: Sina.
Động cơ kiểm soát vector lực đẩy AL-31FN do Nga chế tạo có phần ống xả phía sau khá dài và có nhiều khớp nối hơn. Ảnh: Airshownews.
Ống xả động cơ AL-41F do Nga chế tạo có nhiều khớp nối cho phép hướng luồng xả của động cơ theo nhiều hướng khác nhau. Ảnh: RT.
Mời độc giả xem video: Những hình ảnh đầu tiên tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018. (nguồn DefenseWebTV)