"Chính sách quân sự mới sẽ ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ tham vọng kinh tế và năng lượng của Ukraine trong khu vực", Cổng thông tin Onet của Ba Lan bình luận Hải quân Ukraine thực tế đã mất gần như tất cả các đơn vị chiến đấu của mình trong cuộc sáp nhập Crimea do Nga thực hiện vào năm 2014, khi nhiều chiến hạm đã bị Moskva chiếm giữ.Trong những năm sau đó, một số tàu pháo cỡ nhỏ đã được đóng và đưa vào hoạt động, tuy nhiên điều này không làm tăng tiềm lực của lực lượng hải quân Ukraine, đặc biệt là so với Hạm đội Biển Đen của Nga.Hiện tại, quân đội Ukraine đang tích cực chế tạo tàu pháo kiểu Gyurza-M (tổng cộng 8 chiếc, trong đó có 2 chiếc do Nga trao trả sau sự kiện ở eo biển Kerch) và tàu đổ bộ loại Centaur (hiện chiếc thứ ba của loại này đang được hoàn thiện).Ukraine cũng đã nhận 2 trong 4 tàu tuần tra Island do Mỹ viện trợ. Hai chiếc đầu tiên đã đi vào hoạt động, thủy thủ đoàn của 2 tàu tiếp theo bắt đầu được huấn luyện tại căn cứ hải quân ở Baltimore, tàu sẽ được trang bị vũ khí mới giúp nâng cao khả năng chiến đấu.Hiện tại những con tàu tuần tra trên được trang bị pháo tự động M-110 cỡ 25 mm của Liên Xô, trước đó giới chức quân sự tại Kiev đề xuất trang bị ngư lôi SET-72 cỡ 400 mm và bệ pháo AK-306 cỡ 30 mm, họ nhấn mạnh rằng vũ khí này được lắp đặt "tạm thời".Ngoài ra các phương tiện truyền thông Ukraine đã nhiều lần đưa tin rằng những chiến hạm nói trên sau khi đi vào hoạt động ổn định sẽ được trang bị thêm tên lửa chống hạm tầm ngắn BGM-176B Griffin.Đồng thời, việc mở rộng các căn cứ hải quân vẫn được tiếp tục, công việc đang diễn ra ở Berdyansk trên Biển Azov và tại Ochakov (với sự hợp tác của người Mỹ và người Anh).Một yếu tố quan trọng khác trong việc tăng cường sức mạnh quân sự của Ukraine là việc thành lập một trường huấn luyện thợ lặn chiến đấu nhằm nâng cao khả năng hoạt động đặc biệt của hải quân, và họ có kế hoạch mua tàu tấn công nhanh Mark VI của Mỹ.Sự lớn mạnh về tiềm lực của hải quân Ukraine sẽ gắn liền với việc mua sắm các tàu chiến đấu lớn và được trang bị tốt hơn. Những vấn đề này được điều chỉnh bởi một thỏa thuận ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Ukraine tới Vương quốc Anh vào tháng 10/2020.Theo thỏa thuận đạt được, Kiev phải mua 8 tàu được trang bị tên lửa hành trình chống hạm từ London, họ còn có kế hoạch đưa vào vận hành tên lửa R-360 Neptune của riêng mình (đã được thử nghiệm thành công vào năm 2020).Đơn vị chiến đấu đầu tiên được trang bị các tên lửa này dự kiến sẽ trở thành một phần của hải quân Ukraine vào cuối năm 2021, điều đó có nghĩa là sẽ tăng đáng kể "cơ bắp" của Ukraine trên Biển Đen.Tuy vậy về cơ bản thì hải quân Ukraine vẫn chỉ bao gồm các tàu chiến đấu cỡ nhỏ, có lượng giãn nước và vũ khí rất hạn chế, lực lượng này thường được gọi bằng cái tên rất hình tượng là "hạm đội muỗi".Đứng cạnh Hạm đội Biển Đen thì "hạm đội muỗi" của Ukraine rõ ràng chưa thể là đối thủ, bởi ngoài hạn chế về kích thước của chiến hạm thì hỏa lực của chúng chưa đáp ứng yêu cầu, Ukraine cần học tập nhiều từ Iran trong việc xây dựng những đơn vị tác chiến nói trên.
"Chính sách quân sự mới sẽ ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ tham vọng kinh tế và năng lượng của Ukraine trong khu vực", Cổng thông tin Onet của Ba Lan bình luận
Hải quân Ukraine thực tế đã mất gần như tất cả các đơn vị chiến đấu của mình trong cuộc sáp nhập Crimea do Nga thực hiện vào năm 2014, khi nhiều chiến hạm đã bị Moskva chiếm giữ.
Trong những năm sau đó, một số tàu pháo cỡ nhỏ đã được đóng và đưa vào hoạt động, tuy nhiên điều này không làm tăng tiềm lực của lực lượng hải quân Ukraine, đặc biệt là so với Hạm đội Biển Đen của Nga.
Hiện tại, quân đội Ukraine đang tích cực chế tạo tàu pháo kiểu Gyurza-M (tổng cộng 8 chiếc, trong đó có 2 chiếc do Nga trao trả sau sự kiện ở eo biển Kerch) và tàu đổ bộ loại Centaur (hiện chiếc thứ ba của loại này đang được hoàn thiện).
Ukraine cũng đã nhận 2 trong 4 tàu tuần tra Island do Mỹ viện trợ. Hai chiếc đầu tiên đã đi vào hoạt động, thủy thủ đoàn của 2 tàu tiếp theo bắt đầu được huấn luyện tại căn cứ hải quân ở Baltimore, tàu sẽ được trang bị vũ khí mới giúp nâng cao khả năng chiến đấu.
Hiện tại những con tàu tuần tra trên được trang bị pháo tự động M-110 cỡ 25 mm của Liên Xô, trước đó giới chức quân sự tại Kiev đề xuất trang bị ngư lôi SET-72 cỡ 400 mm và bệ pháo AK-306 cỡ 30 mm, họ nhấn mạnh rằng vũ khí này được lắp đặt "tạm thời".
Ngoài ra các phương tiện truyền thông Ukraine đã nhiều lần đưa tin rằng những chiến hạm nói trên sau khi đi vào hoạt động ổn định sẽ được trang bị thêm tên lửa chống hạm tầm ngắn BGM-176B Griffin.
Đồng thời, việc mở rộng các căn cứ hải quân vẫn được tiếp tục, công việc đang diễn ra ở Berdyansk trên Biển Azov và tại Ochakov (với sự hợp tác của người Mỹ và người Anh).
Một yếu tố quan trọng khác trong việc tăng cường sức mạnh quân sự của Ukraine là việc thành lập một trường huấn luyện thợ lặn chiến đấu nhằm nâng cao khả năng hoạt động đặc biệt của hải quân, và họ có kế hoạch mua tàu tấn công nhanh Mark VI của Mỹ.
Sự lớn mạnh về tiềm lực của hải quân Ukraine sẽ gắn liền với việc mua sắm các tàu chiến đấu lớn và được trang bị tốt hơn. Những vấn đề này được điều chỉnh bởi một thỏa thuận ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Ukraine tới Vương quốc Anh vào tháng 10/2020.
Theo thỏa thuận đạt được, Kiev phải mua 8 tàu được trang bị tên lửa hành trình chống hạm từ London, họ còn có kế hoạch đưa vào vận hành tên lửa R-360 Neptune của riêng mình (đã được thử nghiệm thành công vào năm 2020).
Đơn vị chiến đấu đầu tiên được trang bị các tên lửa này dự kiến sẽ trở thành một phần của hải quân Ukraine vào cuối năm 2021, điều đó có nghĩa là sẽ tăng đáng kể "cơ bắp" của Ukraine trên Biển Đen.
Tuy vậy về cơ bản thì hải quân Ukraine vẫn chỉ bao gồm các tàu chiến đấu cỡ nhỏ, có lượng giãn nước và vũ khí rất hạn chế, lực lượng này thường được gọi bằng cái tên rất hình tượng là "hạm đội muỗi".
Đứng cạnh Hạm đội Biển Đen thì "hạm đội muỗi" của Ukraine rõ ràng chưa thể là đối thủ, bởi ngoài hạn chế về kích thước của chiến hạm thì hỏa lực của chúng chưa đáp ứng yêu cầu, Ukraine cần học tập nhiều từ Iran trong việc xây dựng những đơn vị tác chiến nói trên.