Mặc dù Liên Xô đã tan rã 30 năm, nhưng công nghệ quân sự của Liên Xô để lại, vẫn ở đẳng cấp thế giới. Những di sản này trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho Nga, Ukraine và Belarus khai thác và kiếm tiền.Được kế thừa kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và công nghệ quân sự tiên tiến do Liên Xô để lại, nên Nga vẫn là quốc gia duy nhất có thể cạnh tranh với Mỹ. Nhưng "em thứ hai" Ukraine thì không được may mắn như vậy, hiện nay Ukraine đã bắt đầu "mượn danh Liên Xô", để kiếm tiền từ quốc gia khác.Khi nói đến công nghệ phát triển tên lửa của Liên Xô, không thể không nhắc tới Cục Thiết kế Phương Nam (có trụ sở tại Ukraine). Các tên lửa Cosmos, Cosmos-2, Zenting-2, Cyclone-2/3 và nhiều loại tên lửa liên lục địa khác của Liên Xô, đều do Cục Thiết kế Phương Nam phát triển. Ảnh: Tên lửa vũ trụ Cosmos - Nguồn: Wikipedia.Sau khi Liên Xô tan rã, Cục Thiết kế Phương Nam thuộc về Ukraine. Do sai lầm của chính quyền Ukraine, nền kinh tế Ukraine trượt dài trong vũng lầy khủng hoảng. Do thiếu hụt kinh phí và mất đi một số lượng lớn nhân tài, Cục Thiết kế Phương Nam hiện tại đã mất năng lực sáng tạo. Ảnh: Tên lửa vũ trụ Cosmos - Nguồn: Wikipedia.Công việc chính của Cục thiết kế phía Nam sau khi Liên Xô sụp đổ là hợp tác thiết kế một số thiết bị hỗ trợ với Nga. Nhưng khi Ukraine "cạch mặt" Nga, khi Nga sát nhập bán đảo Crưm vào Nga, nên công việc hỗ trợ của Cục thiết kế phía Nam là rất hiếm. Ảnh: Tên lửa vũ trụ Cosmos - Nguồn: Wikipedia.Trong thế "phải tự cứu mình", chính phủ Ukraine đã khởi động một dự án tên lửa đạn đạo vào năm 2010, có tên là dự án Thunder-2 và đặt hàng cho Cục thiết kế Phương Nam làm cơ quan chủ quản trong phát triển. Tên lửa Thunder-2 của Ukraine. Ảnh: Tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.Với khả năng hiện tại, Cục Thiết kế Phương Nam cũng biết rằng, năng lực và trình độ kỹ thuật của Cục, không thể so sánh với thời Xô Viết. Vì vậy, Ukraine đã đi đường tắt khi thiết kế tên lửa đạn đạo Thunder-2. Ảnh: Tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.Trước kia, Cục Thiết kế Phương Nam của Ukraine đã cùng Nga phát triển dự án tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander. Mặc dù Nga mới là nhân vật chính của dự án này, nhưng phía đối tác Ukraine cũng đã nắm được nhiều thông tin thông qua dự án này. Ảnh: Tên lửa Iskander - Nguồn: Topwar.Với năng lực đã từng thiết kế nhiều loại tên lửa của Liên Xô; Cục thiết kế Phương Nam đã thu thập dữ liệu về dự án tên lửa Iskander của Nga và sao chép thành dự án Thunder-2. Ảnh: Tên lửa Iskander - Nguồn: Topwar.Mặc dù Ukraine đã chơi tốt với mánh khóe này, nhưng thực tế, họ đánh giá quá cao khả năng nghiên cứu và phát triển của mình. Mặc dù trên thực tế, tên lửa chiến thuật Thunder 2 của Ukraine không khác nhiều so với tên lửa Iskander. Ảnh: Tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.Tên lửa Thunder 2 với tầm bắn từ 50 đến 280 km, tên lửa cũng được chuyên chở trên xe phóng 10 bánh do Ukraine phát triển. Một hệ thống cũng bao gồm xe phóng đạn và xe chỉ huy; loại tên lửa này nếu thành công, ngoài đáp ứng yêu cầu trong nước, sẽ rất rộng đường trong xuất khẩu và thị trường là các quốc gia Trung Đông giàu có. Ảnh: Tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.Năm 2014, Ukraine trải qua chính biến, dự án rơi vào bế tắc; lúc này Ukraine tìm đối tác có thể cung cấp vốn, đó là Arab Saudi. Loại tên lửa như Iskander rất có nhu cầu với một quốc gia như Arab Saudi, quốc gia vốn không có ngành công nghiệp quân sự. Ảnh: Tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.Ban đầu, Ukraine nghĩ rằng họ có thể tiếp tục phát triển dự án tên lửa này bằng kinh phí của Saudi và công nghệ của chính họ. Từ năm 2015, Chương trinh đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Saudi Arabia; nhưng đến năm 2020, qua 5 năm nhưng vẫn chưa có tin tức gì về tiến độ dự án. Ảnh: Tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.Theo thông tin của Cục thiết kế Phương Nam và phía Saudi Arabia, Cục thiết kế phía Nam hy vọng rằng, Saudi Arabia sẽ đầu tư thêm 45 triệu USD để hoàn thành vụ thử tên lửa. Phía Arab Saudi chót đâm lao, phải theo lao, nhưng chưa biết dự án có thành công hay không. Ảnh: Đồ họa một trân địa tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar. Video Chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine thất bại - Nguồn: Vietnam+
Mặc dù Liên Xô đã tan rã 30 năm, nhưng công nghệ quân sự của Liên Xô để lại, vẫn ở đẳng cấp thế giới. Những di sản này trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho Nga, Ukraine và Belarus khai thác và kiếm tiền.
Được kế thừa kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và công nghệ quân sự tiên tiến do Liên Xô để lại, nên Nga vẫn là quốc gia duy nhất có thể cạnh tranh với Mỹ. Nhưng "em thứ hai" Ukraine thì không được may mắn như vậy, hiện nay Ukraine đã bắt đầu "mượn danh Liên Xô", để kiếm tiền từ quốc gia khác.
Khi nói đến công nghệ phát triển tên lửa của Liên Xô, không thể không nhắc tới Cục Thiết kế Phương Nam (có trụ sở tại Ukraine). Các tên lửa Cosmos, Cosmos-2, Zenting-2, Cyclone-2/3 và nhiều loại tên lửa liên lục địa khác của Liên Xô, đều do Cục Thiết kế Phương Nam phát triển. Ảnh: Tên lửa vũ trụ Cosmos - Nguồn: Wikipedia.
Sau khi Liên Xô tan rã, Cục Thiết kế Phương Nam thuộc về Ukraine. Do sai lầm của chính quyền Ukraine, nền kinh tế Ukraine trượt dài trong vũng lầy khủng hoảng. Do thiếu hụt kinh phí và mất đi một số lượng lớn nhân tài, Cục Thiết kế Phương Nam hiện tại đã mất năng lực sáng tạo. Ảnh: Tên lửa vũ trụ Cosmos - Nguồn: Wikipedia.
Công việc chính của Cục thiết kế phía Nam sau khi Liên Xô sụp đổ là hợp tác thiết kế một số thiết bị hỗ trợ với Nga. Nhưng khi Ukraine "cạch mặt" Nga, khi Nga sát nhập bán đảo Crưm vào Nga, nên công việc hỗ trợ của Cục thiết kế phía Nam là rất hiếm. Ảnh: Tên lửa vũ trụ Cosmos - Nguồn: Wikipedia.
Trong thế "phải tự cứu mình", chính phủ Ukraine đã khởi động một dự án tên lửa đạn đạo vào năm 2010, có tên là dự án Thunder-2 và đặt hàng cho Cục thiết kế Phương Nam làm cơ quan chủ quản trong phát triển. Tên lửa Thunder-2 của Ukraine. Ảnh: Tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.
Với khả năng hiện tại, Cục Thiết kế Phương Nam cũng biết rằng, năng lực và trình độ kỹ thuật của Cục, không thể so sánh với thời Xô Viết. Vì vậy, Ukraine đã đi đường tắt khi thiết kế tên lửa đạn đạo Thunder-2. Ảnh: Tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.
Trước kia, Cục Thiết kế Phương Nam của Ukraine đã cùng Nga phát triển dự án tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander. Mặc dù Nga mới là nhân vật chính của dự án này, nhưng phía đối tác Ukraine cũng đã nắm được nhiều thông tin thông qua dự án này. Ảnh: Tên lửa Iskander - Nguồn: Topwar.
Với năng lực đã từng thiết kế nhiều loại tên lửa của Liên Xô; Cục thiết kế Phương Nam đã thu thập dữ liệu về dự án tên lửa Iskander của Nga và sao chép thành dự án Thunder-2. Ảnh: Tên lửa Iskander - Nguồn: Topwar.
Mặc dù Ukraine đã chơi tốt với mánh khóe này, nhưng thực tế, họ đánh giá quá cao khả năng nghiên cứu và phát triển của mình. Mặc dù trên thực tế, tên lửa chiến thuật Thunder 2 của Ukraine không khác nhiều so với tên lửa Iskander. Ảnh: Tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.
Tên lửa Thunder 2 với tầm bắn từ 50 đến 280 km, tên lửa cũng được chuyên chở trên xe phóng 10 bánh do Ukraine phát triển. Một hệ thống cũng bao gồm xe phóng đạn và xe chỉ huy; loại tên lửa này nếu thành công, ngoài đáp ứng yêu cầu trong nước, sẽ rất rộng đường trong xuất khẩu và thị trường là các quốc gia Trung Đông giàu có. Ảnh: Tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.
Năm 2014, Ukraine trải qua chính biến, dự án rơi vào bế tắc; lúc này Ukraine tìm đối tác có thể cung cấp vốn, đó là Arab Saudi. Loại tên lửa như Iskander rất có nhu cầu với một quốc gia như Arab Saudi, quốc gia vốn không có ngành công nghiệp quân sự. Ảnh: Tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.
Ban đầu, Ukraine nghĩ rằng họ có thể tiếp tục phát triển dự án tên lửa này bằng kinh phí của Saudi và công nghệ của chính họ. Từ năm 2015, Chương trinh đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Saudi Arabia; nhưng đến năm 2020, qua 5 năm nhưng vẫn chưa có tin tức gì về tiến độ dự án. Ảnh: Tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.
Theo thông tin của Cục thiết kế Phương Nam và phía Saudi Arabia, Cục thiết kế phía Nam hy vọng rằng, Saudi Arabia sẽ đầu tư thêm 45 triệu USD để hoàn thành vụ thử tên lửa. Phía Arab Saudi chót đâm lao, phải theo lao, nhưng chưa biết dự án có thành công hay không. Ảnh: Đồ họa một trân địa tên lửa Thunder-2. Nguồn: Topwar.
Video Chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine thất bại - Nguồn: Vietnam+