Ngày 27/3, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, 18 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2A6 mà Đức hứa cung cấp cho Ukraine đều đã được chuyển giao cho Ukraine. Ngoài xe tăng Leopard-2A6 của Đức, xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger-2 của Anh, xe tăng bánh hơi AMX-10RC của Pháp và xe bọc thép Stryker của Mỹ cũng đang được chuyển giao cho Ukraine.Với sự viện trợ tăng dần của phương Tây, tham vọng của Ukraine đã được nhen nhóm. Vào ngày 29/3, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Estonia rằng, với việc chuyển giao vũ khí dần dần của phương Tây, quân đội Ukraine sẽ phát động một cuộc phản công lớn từ tháng 4 đến tháng 5 năm nay.Mùa thu năm ngoái, quân đội Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công đánh bật quân Nga và đã tái chiếm lại một vùng lãnh thổ rộng lớn. Tuy nhiên, có thể là quân đội Ukraine bị thương vong quá nhiều trong cuộc phản công, hoặc có thể là chỉ huy cấp cao của quân đội Ukraine đã bị cầm chân tại mặt trận Bakhmut và không thể giành lại thế chủ động trên chiến trường.Trong vài tháng qua, Quân đội Ukraine đã lâm vào thế bị động trên chiến trường và phải triệt thoái đều đặn, dẫn đến việc ủng hộ của các quốc gia phương Tây không còn mạnh mẽ như giai đoạn đầu. Nếu Ukraine không thể đạt được một chiến thắng quân sự quyết định trong vài tháng tới, ít nhất châu Âu sẽ giảm, thậm chí cắt viện trợ cho Ukraine.Vào ngày 28/3, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Sergey Marchenko đã tuyên bố rằng, chi tiêu quân sự hiện tại của Ukraine đã gấp 1,6 lần doanh thu tài chính của nước này. Một số nhà phân tích cho rằng, tình hình tài chính của Ukraine có thể còn tệ hơn nhiều so với thông báo chính thức. Nếu châu Âu giảm viện trợ cho Ukraine, thì Ukraine có khả năng sẽ hoàn toàn kiệt quệ.Để giành lợi thế, Ukraine phải mở đợt phản công càng sớm càng tốt và đạt được một số thắng lợi quân sự để thuyết phục, để phương Tây tiếp tục viện trợ cho Ukraine. Thời điểm của cuộc phản công do ông Reznikov tiết lộ về cơ bản là đáng tin cậy, mặc dù Ukraine rất cần một chiến thắng quân sự; nhưng hiện nay, chưa phải là thời điểm thích hợp để phát động một cuộc tổng phản công. Đầu tiên là điều kiện địa lý hiện tại ở Ukraine không thích hợp để phát động một cuộc tấn công quy mô lớn, cứ từ tháng 3 đến tháng 4, khi nhiệt độ ấm lên, lớp băng do mùa đông tạo ra ở vùng đồng bằng Ukraine tan chảy và bước vào thời kỳ lầy lội, đất đen màu mỡ trở thành những vũng bùn.Với điều kiện địa lý như vậy, về cơ bản không thích hợp sử dụng phương tiện cơ giới; quân đội muốn cơ động chỉ có thể dựa vào đường bộ và đường sắt. Điều này sẽ khiến phương hướng điều quân trở nên vô cùng dễ đoán. Trong lịch sử, các chiến dịch quy mô lớn giữa Liên Xô và Đức ở Ukraine trong Thế chiến II đều được phát động vào giữa mùa hè, khi nước trên đất liền về cơ bản đã khô cạn; hoặc vào cuối mùa thu hoặc mùa đông khắc nghiệt, khi mặt đất khô cằn hoặc đã bị đông cứng. Ví dụ, chiến dịch Kiev bắt đầu vào tháng 8/1941; chiến dịch Kharkov thứ hai nổ ra vào tháng 5/1943.Vào tháng 3 năm ngoái, quân đội Nga cũng có một số lượng lớn xe tăng và phương tiện bị mắc kẹt trong bùn lầy, điều này góp phần lớn vào sự thất bại trong chiến thuật cơ giới chớp nhoáng của quân đội Nga ở Kiev.Thứ hai là vấn đề huấn luyện quân đội. Mặc dù Ukraine đã cử lính xe tăng đi học lái các loại xe tăng và xe bọc thép ở Đức và Anh, nhưng do tính chất cấp bách của cuộc xung đột, thời gian huấn luyện đã bị rút ngắn đi rất nhiều.Trong điều kiện đầy đủ, lính tăng mới phải mất ba tháng huấn luyện mới có thể vào đơn vị tác chiến; nhưng lính xe tăng Ukraine mới chỉ được huấn luyện 4 tuần trước khi trực chiến, thời gian huấn luyện ngắn như vậy rõ ràng không thể đảm bảo hiệu quả chiến đấu của bộ đội. Hơn nữa, việc "du học" ở phương Tây về không có nghĩa là những chiếc xe tăng này có thể ra chiến trường ngay. Xe tăng Leopard-2 mà phương Tây viện trợ cho Ukraine rất đa dạng về mẫu mã, bao gồm Leopard-2A4 cũ và tương đối mới; Leopard-2A6 mới và cả Leopard-2A5 là phiên bản giữa hai loại này; việc phối hợp giữa chúng cũng là vấn đề nan giải. Đồng thời, Lữ đoàn xe tăng Ukraine cũng được biên chế một tiểu đoàn bộ binh, điều này yêu cầu những binh sĩ xe tăng Ukraine đi “du học” trở về, phải tiến hành huấn luyện chung với các đơn vị bộ binh đi cùng, để đạt được hiệu quả chiến đấu cao nhất.Do đó xe tăng phương Tây viện trợ phải mất ít nhất một đến hai tháng để trải qua quá trình huấn luyện chung, khi đó mới có khả năng chiến đấu. Vì vậy, tháng 4 đến tháng 5 thực sự là thời điểm tốt nhất để quân đội Ukraine phát động phản công. Quân đội Nga nên chuẩn bị sẵn sàng và không nên xem nhẹ, để có thể tái diễn thất bại như ở Kharkov vào tháng 9 năm ngoái.Câu hỏi đặt ra lúc này là trọng điểm phản công của quân đội Ukraine sẽ ở đâu? Mặt trận Ukraine hiện tại trải dài hàng nghìn km từ bắc xuống nam và có thể tạm chia thành các mặt trận Lugansk, mặt trận Donetsk, mặt trận Zaporozhye và mặt trận Kherson.Các chuyên gia quân sự cho rằng, quân đội Ukraine khó có thể mở cuộc phản công từ Lugansk và Kherson, bởi vì phía bắc của tỉnh Lugansk giáp Nga, quân đội Nga ở những nơi khác có thể tiến xuống phía nam bất cứ lúc nào để cắt đứt đường tiếp tế của quân đội Ukraine và bao vây họ.Hiện Quân đội Nga ở mặt trận Kherson đã rút về tả ngạn sông Dnepr, nếu quân đội Ukraine muốn phát động phản công thì phải vượt qua sông Dnieper, cây cầu bắc qua sông Dnieper đã bị quân đội Ukraine phá hủy từ sớm như hồi tháng 9 năm ngoái. Nếu bây giờ quân đội Ukraine muốn qua sông Dnieper thì phải dùng phà. Nhưng bến phà cần một bến tàu bốc dỡ lớn; hiện tại quân đội Ukraine dường như không có năng lực xây dựng như vậy, cho dù bến tàu vừa được xây dựng xong cũng sẽ dễ dàng bị quân đội Nga chiếm ưu thế trên không phá hủy.Do đó, trọng điểm tấn công của quân đội Ukraine rất có thể là Donetsk và Zaporozhye. Bakhmut thuộc vùng Donetsk hiện đang bị Nga và Ukraine tranh chấp gay gắt, một số nhà phân tích cho rằng, quân đội Nga và lính đánh thuê Wagner đã chiến đấu ở khu vực Bakhmut được 5 tháng và hiện Quân đội Ukraine đã khá kiệt quệ. Nhưng chỉ cần quân Ukraine tại Bakhmut có thể tiếp tục chiến đấu cầm chân quân Nga thêm một đến hai tháng, quân Nga ở Donetsk sẽ rơi vào tình thế vô cùng nguy hiểm. Còn vị trí chiến lược của khu vực Zaporozhye cực kỳ quan trọng, thậm chí khống chế bán đảo Crimea.Hiện nguồn cung cấp nước ngọt và hậu cần cho bán đảo Crime từ đất liền Nga và được vận chuyển qua Zaporozhye. Nếu quân đội Ukraine giành lại được một khu vực rộng lớn của Zaporozhye, sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng tiếp tế hậu cần và làm lung lay cục diện chiến lược của toàn bộ quân đội Nga ở mặt trận phía Nam. Sau tháng 9 năm ngoái, Nga nên nghiêm túc xem xét "tín hiệu phản công" do Ukraine gửi đi, việc quân đội Ukraine phát động phản công vào tháng 4 đến tháng 5 không chỉ “rất khả thi” mà còn có tính chất chiến lược. Quân đội Nga nên chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với cuộc tấn công của quân đội Ukraine, và không được phép lặp lại tình thế như ở Kharkov vào năm ngoái.
Ngày 27/3, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, 18 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2A6 mà Đức hứa cung cấp cho Ukraine đều đã được chuyển giao cho Ukraine. Ngoài xe tăng Leopard-2A6 của Đức, xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger-2 của Anh, xe tăng bánh hơi AMX-10RC của Pháp và xe bọc thép Stryker của Mỹ cũng đang được chuyển giao cho Ukraine.
Với sự viện trợ tăng dần của phương Tây, tham vọng của Ukraine đã được nhen nhóm. Vào ngày 29/3, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Estonia rằng, với việc chuyển giao vũ khí dần dần của phương Tây, quân đội Ukraine sẽ phát động một cuộc phản công lớn từ tháng 4 đến tháng 5 năm nay.
Mùa thu năm ngoái, quân đội Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công đánh bật quân Nga và đã tái chiếm lại một vùng lãnh thổ rộng lớn. Tuy nhiên, có thể là quân đội Ukraine bị thương vong quá nhiều trong cuộc phản công, hoặc có thể là chỉ huy cấp cao của quân đội Ukraine đã bị cầm chân tại mặt trận Bakhmut và không thể giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Trong vài tháng qua, Quân đội Ukraine đã lâm vào thế bị động trên chiến trường và phải triệt thoái đều đặn, dẫn đến việc ủng hộ của các quốc gia phương Tây không còn mạnh mẽ như giai đoạn đầu. Nếu Ukraine không thể đạt được một chiến thắng quân sự quyết định trong vài tháng tới, ít nhất châu Âu sẽ giảm, thậm chí cắt viện trợ cho Ukraine.
Vào ngày 28/3, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Sergey Marchenko đã tuyên bố rằng, chi tiêu quân sự hiện tại của Ukraine đã gấp 1,6 lần doanh thu tài chính của nước này. Một số nhà phân tích cho rằng, tình hình tài chính của Ukraine có thể còn tệ hơn nhiều so với thông báo chính thức. Nếu châu Âu giảm viện trợ cho Ukraine, thì Ukraine có khả năng sẽ hoàn toàn kiệt quệ.
Để giành lợi thế, Ukraine phải mở đợt phản công càng sớm càng tốt và đạt được một số thắng lợi quân sự để thuyết phục, để phương Tây tiếp tục viện trợ cho Ukraine. Thời điểm của cuộc phản công do ông Reznikov tiết lộ về cơ bản là đáng tin cậy, mặc dù Ukraine rất cần một chiến thắng quân sự; nhưng hiện nay, chưa phải là thời điểm thích hợp để phát động một cuộc tổng phản công.
Đầu tiên là điều kiện địa lý hiện tại ở Ukraine không thích hợp để phát động một cuộc tấn công quy mô lớn, cứ từ tháng 3 đến tháng 4, khi nhiệt độ ấm lên, lớp băng do mùa đông tạo ra ở vùng đồng bằng Ukraine tan chảy và bước vào thời kỳ lầy lội, đất đen màu mỡ trở thành những vũng bùn.
Với điều kiện địa lý như vậy, về cơ bản không thích hợp sử dụng phương tiện cơ giới; quân đội muốn cơ động chỉ có thể dựa vào đường bộ và đường sắt. Điều này sẽ khiến phương hướng điều quân trở nên vô cùng dễ đoán.
Trong lịch sử, các chiến dịch quy mô lớn giữa Liên Xô và Đức ở Ukraine trong Thế chiến II đều được phát động vào giữa mùa hè, khi nước trên đất liền về cơ bản đã khô cạn; hoặc vào cuối mùa thu hoặc mùa đông khắc nghiệt, khi mặt đất khô cằn hoặc đã bị đông cứng. Ví dụ, chiến dịch Kiev bắt đầu vào tháng 8/1941; chiến dịch Kharkov thứ hai nổ ra vào tháng 5/1943.
Vào tháng 3 năm ngoái, quân đội Nga cũng có một số lượng lớn xe tăng và phương tiện bị mắc kẹt trong bùn lầy, điều này góp phần lớn vào sự thất bại trong chiến thuật cơ giới chớp nhoáng của quân đội Nga ở Kiev.
Thứ hai là vấn đề huấn luyện quân đội. Mặc dù Ukraine đã cử lính xe tăng đi học lái các loại xe tăng và xe bọc thép ở Đức và Anh, nhưng do tính chất cấp bách của cuộc xung đột, thời gian huấn luyện đã bị rút ngắn đi rất nhiều.
Trong điều kiện đầy đủ, lính tăng mới phải mất ba tháng huấn luyện mới có thể vào đơn vị tác chiến; nhưng lính xe tăng Ukraine mới chỉ được huấn luyện 4 tuần trước khi trực chiến, thời gian huấn luyện ngắn như vậy rõ ràng không thể đảm bảo hiệu quả chiến đấu của bộ đội.
Hơn nữa, việc "du học" ở phương Tây về không có nghĩa là những chiếc xe tăng này có thể ra chiến trường ngay. Xe tăng Leopard-2 mà phương Tây viện trợ cho Ukraine rất đa dạng về mẫu mã, bao gồm Leopard-2A4 cũ và tương đối mới; Leopard-2A6 mới và cả Leopard-2A5 là phiên bản giữa hai loại này; việc phối hợp giữa chúng cũng là vấn đề nan giải.
Đồng thời, Lữ đoàn xe tăng Ukraine cũng được biên chế một tiểu đoàn bộ binh, điều này yêu cầu những binh sĩ xe tăng Ukraine đi “du học” trở về, phải tiến hành huấn luyện chung với các đơn vị bộ binh đi cùng, để đạt được hiệu quả chiến đấu cao nhất.
Do đó xe tăng phương Tây viện trợ phải mất ít nhất một đến hai tháng để trải qua quá trình huấn luyện chung, khi đó mới có khả năng chiến đấu. Vì vậy, tháng 4 đến tháng 5 thực sự là thời điểm tốt nhất để quân đội Ukraine phát động phản công. Quân đội Nga nên chuẩn bị sẵn sàng và không nên xem nhẹ, để có thể tái diễn thất bại như ở Kharkov vào tháng 9 năm ngoái.
Câu hỏi đặt ra lúc này là trọng điểm phản công của quân đội Ukraine sẽ ở đâu? Mặt trận Ukraine hiện tại trải dài hàng nghìn km từ bắc xuống nam và có thể tạm chia thành các mặt trận Lugansk, mặt trận Donetsk, mặt trận Zaporozhye và mặt trận Kherson.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, quân đội Ukraine khó có thể mở cuộc phản công từ Lugansk và Kherson, bởi vì phía bắc của tỉnh Lugansk giáp Nga, quân đội Nga ở những nơi khác có thể tiến xuống phía nam bất cứ lúc nào để cắt đứt đường tiếp tế của quân đội Ukraine và bao vây họ.
Hiện Quân đội Nga ở mặt trận Kherson đã rút về tả ngạn sông Dnepr, nếu quân đội Ukraine muốn phát động phản công thì phải vượt qua sông Dnieper, cây cầu bắc qua sông Dnieper đã bị quân đội Ukraine phá hủy từ sớm như hồi tháng 9 năm ngoái.
Nếu bây giờ quân đội Ukraine muốn qua sông Dnieper thì phải dùng phà. Nhưng bến phà cần một bến tàu bốc dỡ lớn; hiện tại quân đội Ukraine dường như không có năng lực xây dựng như vậy, cho dù bến tàu vừa được xây dựng xong cũng sẽ dễ dàng bị quân đội Nga chiếm ưu thế trên không phá hủy.
Do đó, trọng điểm tấn công của quân đội Ukraine rất có thể là Donetsk và Zaporozhye. Bakhmut thuộc vùng Donetsk hiện đang bị Nga và Ukraine tranh chấp gay gắt, một số nhà phân tích cho rằng, quân đội Nga và lính đánh thuê Wagner đã chiến đấu ở khu vực Bakhmut được 5 tháng và hiện Quân đội Ukraine đã khá kiệt quệ.
Nhưng chỉ cần quân Ukraine tại Bakhmut có thể tiếp tục chiến đấu cầm chân quân Nga thêm một đến hai tháng, quân Nga ở Donetsk sẽ rơi vào tình thế vô cùng nguy hiểm. Còn vị trí chiến lược của khu vực Zaporozhye cực kỳ quan trọng, thậm chí khống chế bán đảo Crimea.
Hiện nguồn cung cấp nước ngọt và hậu cần cho bán đảo Crime từ đất liền Nga và được vận chuyển qua Zaporozhye. Nếu quân đội Ukraine giành lại được một khu vực rộng lớn của Zaporozhye, sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng tiếp tế hậu cần và làm lung lay cục diện chiến lược của toàn bộ quân đội Nga ở mặt trận phía Nam.
Sau tháng 9 năm ngoái, Nga nên nghiêm túc xem xét "tín hiệu phản công" do Ukraine gửi đi, việc quân đội Ukraine phát động phản công vào tháng 4 đến tháng 5 không chỉ “rất khả thi” mà còn có tính chất chiến lược. Quân đội Nga nên chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với cuộc tấn công của quân đội Ukraine, và không được phép lặp lại tình thế như ở Kharkov vào năm ngoái.