Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang tháng thứ 3. Ở mặt trận phía Bắc, Quân đội Ukraine bắt đầu phản công ở phía Bắc Kharkiv; một mặt đóng chặt đường rút lui của quân Nga, mặt khác dồn lực, buộc Quân đội Nga phải rút lui đến một nơi xa hơn.Cuộc phản công quy mô nhỏ bắt đầu vào giữa tháng 4 đã mang lại lợi thế cho Quân đội Ukraine, khi liên tiếp chiếm được một số ngôi làng. Tính đến thời điểm hiện tại, Quân đội Ukraine chỉ còn cách biên giới Nga-Ukraine chưa đầy 10 km.Ngoài ra Quân đội Ukraine có kế hoạch đẩy quân Nga ra xa, cách ít nhất là 15 km, để lựu pháo chiến thuật 122mm của Quân đội Nga, không thể đe dọa khu vực thành phố Kharkiv.Vào ngày 24/4, Quân đội Ukraine đã thực hiện cuộc phản công lớn nhất của họ từ đầu cuộc xung đột, đánh chiếm ngôi làng Cossack Lopan và phản công đến tận biên giới Nga.Nhưng lần này, Quân đội Nga và Vệ binh Quốc gia đã phối hợp với nhau để giáng một đòn nặng nề vào Quân đội Ukraine, và một tiểu đoàn của Quân đội Ukraine đã phải chịu một đòn kinh hoàng. Ít nhất 20 xe tăng T-64 và xe chiến đấu bộ binh BMP bị phá hủy.Hiện tại, Quân đội Ukraine vẫn trong thế phòng ngự toàn mặt trận, họ chỉ có khả năng thực hiện các cuộc phản công chiến thuật trước các mắt xích yếu của Quân đội Nga, chứ không có khả năng tấn công các khu vực phòng thủ trọng yếu của Quân đội Nga.Quân đội Nga vẫn có lợi thế về số lượng xe tăng, số lượng pháo hạng nặng và số lượng bệ phóng tên lửa. Hơn nữa, Quân đội Nga cũng có lợi thế hơn về chất lượng tổng thể của Quân đội.Trong cuộc xung đột đang diễn ra, Quân đội Nga cử sĩ quan và binh sĩ hợp đồng chuyên nghiệp tham gia; trong khi lực lượng chính ở Ukraine là lính nghĩa vụ và dự bị, cũng như dân quân tạm thời được tuyển dụng.Khi quân nhân chuyên nghiệp Nga chạm trán với đội quân có nhiều lính nghĩa vụ Ukraine, thì chắc chắn, Quân đội Nga có lợi thế lớn về kỹ thuật và chiến thuật.Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra đối với Nga, đó là xe tăng Nga có thể chịu được lượng tiêu hao chiến đấu trong bao lâu? Có thông tin cho rằng, các nhà máy sản xuất xe tăng của Nga, đang gặp khó trong việc sản xuất xe tăng mới.Lý do Nga không thể cung cấp xe tăng mới lúc này, vì các nhà máy không mua được các thiết bị điện tử, quan sát ảnh nhiệt và các thành phần khác. Do vậy hàng chục nghìn xe tăng dự bị có trong kho dự trữ của Quân đội Nga, đã phải xếp xó.Hiện trong biên chế, Quân đội Nga có 2.600 xe tăng. Nhưng số lượng xe tăng mà Quân đội Nga có thể đưa vào chiến trường Ukraine, ngày càng giảm.Đến mùa hè năm nay, nhiều khả năng trên chiến trường Ukraine sẽ có một bước ngoặt, số lượng xe tăng và pháo trong Quân đội Nga sẽ giảm xuống, trong khi số lượng pháo và xe tăng của Quân đội Ukraine lại tăng lên.Nên nhớ vào thời điểm xung đột xảy ra, hàng nghìn xe tăng mà Quân đội Ukraine dự trữ, đã thực sự bị loại bỏ và chỉ có thể đưa đến bãi phế liệu. Khi đó Quân đội Ukraine có không quá 1.000 xe tăng tham chiến, và Quân đội Nga đã phá hủy một phần lớn số xe tăng trong hơn 50 ngày ném bom.Tuy nhiên, các nước như Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia đang có kế hoạch viên trợ hơn 200 xe tăng T-72, đã được nâng cấp theo chuẩn NATO tới Ukraine. Mỹ và các nước NATO cũng hỗ trợ hơn 200 khẩu pháo hạng nặng 155mm.Với việc Mỹ và NATO tăng dần viện trợ, số lượng xe tăng và pháo hạng nặng của Ukraine sẽ ngày càng nhiều hơn. Theo các nhà phân tích, sự đánh đổi này sẽ đến và tạo một bước ngoặt trong mùa hè này.Giới chuyên gia nhiều người thắc mắc, tại sao Nga chưa thể khống chế được Ukraine? Có ý kiến cho rằng, công nghệ then chốt của Nga không bằng Mỹ, hay thậm chí là của Israel. Quân đội Mỹ đang chiến đấu ở Iraq và Israel đang chiến đấu ở Palestine và họ đều dựa vào khả năng tấn công chính xác và hệ thống tình báo hiệu quả.Israel mạnh về tình báo, họ có thể tìm vài chiếc xe của các chiến binh, trong số hàng triệu dân thường và thực hiện các cuộc tấn công chính xác; nhưng Quân đội Nga phải đối mặt với toàn bộ Quân đội Ukraine, đang mặc quân phục và xếp hàng dài trên thao trường, để tiến hành các hoạt động chiến đấu thường xuyên. Mặc dù Quân đội Nga đã làm chủ được ưu thế trên không, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, pháo binh Ukraine vẫn hoạt động rất tích cực trên tiền tuyến, thường xuyên bắn phá các mục tiêu của Nga hàng ngày.Quân đội Nga cũng không thể cắt đứt hệ thống thông tin liên lạc và chỉ huy của Quân đội Ukraine, thậm chí không thể tìm ra tổng hành dinh thực sự của Quân đội Ukraine ở đâu. Hệ thống chỉ huy liên lạc của Quân đội Ukraine đã không bị cản trở.Ngược lại, hệ thống thông tin liên lạc của chính Quân đội Nga thường xuyên bị can thiệp, thậm chí bị định vị, dẫn đến những thiệt hại to lớn.Thậm chí, trong nhiều trường hợp các phi công của Nga phải dùng bản đồ giấy và chấm toạ độ thủ công, để tránh việc bị gây nhiễu hay áp chế. Điều này, ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả của hoả lực đường không, chưa kể tới việc không quân Nga chủ yếu sử dụng bom không dẫn đường.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang tháng thứ 3. Ở mặt trận phía Bắc, Quân đội Ukraine bắt đầu phản công ở phía Bắc Kharkiv; một mặt đóng chặt đường rút lui của quân Nga, mặt khác dồn lực, buộc Quân đội Nga phải rút lui đến một nơi xa hơn.
Cuộc phản công quy mô nhỏ bắt đầu vào giữa tháng 4 đã mang lại lợi thế cho Quân đội Ukraine, khi liên tiếp chiếm được một số ngôi làng. Tính đến thời điểm hiện tại, Quân đội Ukraine chỉ còn cách biên giới Nga-Ukraine chưa đầy 10 km.
Ngoài ra Quân đội Ukraine có kế hoạch đẩy quân Nga ra xa, cách ít nhất là 15 km, để lựu pháo chiến thuật 122mm của Quân đội Nga, không thể đe dọa khu vực thành phố Kharkiv.
Vào ngày 24/4, Quân đội Ukraine đã thực hiện cuộc phản công lớn nhất của họ từ đầu cuộc xung đột, đánh chiếm ngôi làng Cossack Lopan và phản công đến tận biên giới Nga.
Nhưng lần này, Quân đội Nga và Vệ binh Quốc gia đã phối hợp với nhau để giáng một đòn nặng nề vào Quân đội Ukraine, và một tiểu đoàn của Quân đội Ukraine đã phải chịu một đòn kinh hoàng. Ít nhất 20 xe tăng T-64 và xe chiến đấu bộ binh BMP bị phá hủy.
Hiện tại, Quân đội Ukraine vẫn trong thế phòng ngự toàn mặt trận, họ chỉ có khả năng thực hiện các cuộc phản công chiến thuật trước các mắt xích yếu của Quân đội Nga, chứ không có khả năng tấn công các khu vực phòng thủ trọng yếu của Quân đội Nga.
Quân đội Nga vẫn có lợi thế về số lượng xe tăng, số lượng pháo hạng nặng và số lượng bệ phóng tên lửa. Hơn nữa, Quân đội Nga cũng có lợi thế hơn về chất lượng tổng thể của Quân đội.
Trong cuộc xung đột đang diễn ra, Quân đội Nga cử sĩ quan và binh sĩ hợp đồng chuyên nghiệp tham gia; trong khi lực lượng chính ở Ukraine là lính nghĩa vụ và dự bị, cũng như dân quân tạm thời được tuyển dụng.
Khi quân nhân chuyên nghiệp Nga chạm trán với đội quân có nhiều lính nghĩa vụ Ukraine, thì chắc chắn, Quân đội Nga có lợi thế lớn về kỹ thuật và chiến thuật.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra đối với Nga, đó là xe tăng Nga có thể chịu được lượng tiêu hao chiến đấu trong bao lâu? Có thông tin cho rằng, các nhà máy sản xuất xe tăng của Nga, đang gặp khó trong việc sản xuất xe tăng mới.
Lý do Nga không thể cung cấp xe tăng mới lúc này, vì các nhà máy không mua được các thiết bị điện tử, quan sát ảnh nhiệt và các thành phần khác. Do vậy hàng chục nghìn xe tăng dự bị có trong kho dự trữ của Quân đội Nga, đã phải xếp xó.
Hiện trong biên chế, Quân đội Nga có 2.600 xe tăng. Nhưng số lượng xe tăng mà Quân đội Nga có thể đưa vào chiến trường Ukraine, ngày càng giảm.
Đến mùa hè năm nay, nhiều khả năng trên chiến trường Ukraine sẽ có một bước ngoặt, số lượng xe tăng và pháo trong Quân đội Nga sẽ giảm xuống, trong khi số lượng pháo và xe tăng của Quân đội Ukraine lại tăng lên.
Nên nhớ vào thời điểm xung đột xảy ra, hàng nghìn xe tăng mà Quân đội Ukraine dự trữ, đã thực sự bị loại bỏ và chỉ có thể đưa đến bãi phế liệu. Khi đó Quân đội Ukraine có không quá 1.000 xe tăng tham chiến, và Quân đội Nga đã phá hủy một phần lớn số xe tăng trong hơn 50 ngày ném bom.
Tuy nhiên, các nước như Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia đang có kế hoạch viên trợ hơn 200 xe tăng T-72, đã được nâng cấp theo chuẩn NATO tới Ukraine. Mỹ và các nước NATO cũng hỗ trợ hơn 200 khẩu pháo hạng nặng 155mm.
Với việc Mỹ và NATO tăng dần viện trợ, số lượng xe tăng và pháo hạng nặng của Ukraine sẽ ngày càng nhiều hơn. Theo các nhà phân tích, sự đánh đổi này sẽ đến và tạo một bước ngoặt trong mùa hè này.
Giới chuyên gia nhiều người thắc mắc, tại sao Nga chưa thể khống chế được Ukraine? Có ý kiến cho rằng, công nghệ then chốt của Nga không bằng Mỹ, hay thậm chí là của Israel. Quân đội Mỹ đang chiến đấu ở Iraq và Israel đang chiến đấu ở Palestine và họ đều dựa vào khả năng tấn công chính xác và hệ thống tình báo hiệu quả.
Israel mạnh về tình báo, họ có thể tìm vài chiếc xe của các chiến binh, trong số hàng triệu dân thường và thực hiện các cuộc tấn công chính xác; nhưng Quân đội Nga phải đối mặt với toàn bộ Quân đội Ukraine, đang mặc quân phục và xếp hàng dài trên thao trường, để tiến hành các hoạt động chiến đấu thường xuyên.
Mặc dù Quân đội Nga đã làm chủ được ưu thế trên không, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, pháo binh Ukraine vẫn hoạt động rất tích cực trên tiền tuyến, thường xuyên bắn phá các mục tiêu của Nga hàng ngày.
Quân đội Nga cũng không thể cắt đứt hệ thống thông tin liên lạc và chỉ huy của Quân đội Ukraine, thậm chí không thể tìm ra tổng hành dinh thực sự của Quân đội Ukraine ở đâu. Hệ thống chỉ huy liên lạc của Quân đội Ukraine đã không bị cản trở.
Ngược lại, hệ thống thông tin liên lạc của chính Quân đội Nga thường xuyên bị can thiệp, thậm chí bị định vị, dẫn đến những thiệt hại to lớn.
Thậm chí, trong nhiều trường hợp các phi công của Nga phải dùng bản đồ giấy và chấm toạ độ thủ công, để tránh việc bị gây nhiễu hay áp chế. Điều này, ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả của hoả lực đường không, chưa kể tới việc không quân Nga chủ yếu sử dụng bom không dẫn đường.