Hãng RIA Novosti dẫn lời nguồn tin của mình từ tổ hợp công nghiệp, quốc phòng Nga cho biết, trong thời gian ngắn sắp tới, Nga sẽ triển khai công tác thiết kế, thử nghiệm để chế tạo các máy bay không người lái (UAV), hoạt động theo chiến thuật bầy đàn.Tổ hợp UAV bầy đàn đang được nghiên cứu chế tạo nói trên, được đặt tên là “Molnhia” (Tia chớp). Các UAV của hệ thống này sẽ được phóng một loạt thành bầy từ một máy bay, phương tiện mang để chọc thủng hệ thống phòng không của đối phương hoặc tiến hành các chiến dịch tác chiến điện tử theo nhóm, trong đội hình cùng máy bay có người lái.Chúng cũng có thể được sử dụng làm một kiểu đạn có điều khiển chính xác cao hoạt động riêng rẽ hoặc làm các phương tiện trinh sát-chỉ mục tiêu. Dự kiến phương tiện mang những UAV này, sẽ là máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 5 Su-57, máy bay không người lái tấn công hạng nặng “Okhotnik” và các máy bay vận tải quân sự.Mỗi tổ hợp Molniya sẽ có 8 chiếc UAV hình dạng như tên lửa hành trình cánh gấp và được trang bị động cơ phản lực. Chiều dài của UAV là 150 cm, sải cánh 120 cm. Tải trọng của UAV khi làm nhiệm vụ cảm tử là 5-7 kg. Động cơ tua bin phản lực với tốc độ khoảng 600-700 km/h. Cự ly bay hoạt động tối đa có thể tới vài trăm km.Hình dạng của máy bay không người lái được thiết kế, giảm thiểu tối đa diện tích phản xạ ra đa hiệu dụng và mức độ bộc lộ nhiệt. Phần thân của UAV được phủ một lớp phủ đặc biệt hấp thụ sóng vô tuyến.Để tấn công một mục tiêu, trước hết Molniya sẽ phải hứng chịu những cuộc tấn công ác liệt, từ các hệ thống tác chiến điện tử. Thứ hai, "bầy" UAV cũng sẽ bị tổn thất nặng trong khi bổ nhào đồng loạt xuống radar của các tổ hợp phòng không đối phương.Tuy nhiên, để sản xuất được thiết bị như vậy vẫn đang là một khó khăn lớn đối với các chuyên gia quân sự Nga, bởi giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất, cũng như độ hiệu quả. Đồng thời các UAV này cần phải hoạt động theo kiểu tập thể và cần phải có trí tuệ AI, đây là bài toán khó cho các chuyên gia Nga trong thời gian tới.So với Nga, Mỹ đã có những bước phát triển cao hơn trong lĩnh vực này. Dự án tham vọng nhất của Mỹ, đó là Gremlins triển khai từ năm 2014. UAV chế tạo trong khuôn khổ Dự án Gremlins là UAV mang mã số X-61A do Công ty Dynetics trực tiếp thiết kế. Bốn nguyên mẫu UAV X-61A đầu tiên đã được thử nghiệm bay.Máy bay không người lái X-16A, được chế tạo theo cấu hình khí động học thông thường với cánh gấp nằm phía dưới thân, đuôi hình chữ thập và được trang bị động cơ turbin phản lực. Tải trọng hữu ích lên đến 70 kg. Tốc độ bay 0,8 Mach, thời gian bay liên tục 3 giờ.Các UAV X-61A này được thả từ máy bay vận tải quân sự Hercules, mỗi Hercules có thể mang tới 20 chiếc X-16A. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, những UAV này sẽ quay trở lại máy bay. Với các bầy X-16A có số lượng không nhiều và kích thước khá lớn, chỉ cần một hoặc hai tổ hợp tổ hợp tên lửa Pantsir cũng đủ khả năng xử lý.Tuy nhiên, Mỹ vẫn còn thứ vũ khí lợi hại hơn, đó là Perdix (Gà So Xám) do Viện Công nghệ Massachusetts nghiên cứu chế tạo. Những chiếc UAV mini này chỉ nặng 290 gram và dài 25 cm, chúng được trang bị một động cơ điện và một cánh quạt đẩy và có giá rất rẻ. Tốc độ và cự ly hoạt động không lớn, chỉ 112 km/h và 20 km.Dự án “Perdix” này của người Mỹ đã ở mức gần hoàn tất. Vào năm 2016, các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện tại Trường bắn China Lake ở California và có tới 103 con “Gà so xám” được sử dụng để thử nghiệm chiến thuật hoạt động theo bầy.Các bước tiến hành thử nghiệm gồm: thả các máy bay không người lái trên một khu vực nhất định từ ba chiếc máy bay tiêm kích F/A-18; tập hợp chúng thành một bầy và sau đó lệnh cho chúng bổ nhào xuống những mục tiêu định trước.Các con “Gà so xám” Mỹ nói trên khi thử nghiệm đã cho thấy, chúng có khả năng giữ khoảng cách ổn định với nhau trong suốt chuyến bay, bay bám theo con “thủ lĩnh” và tự sắp xếp lại đội hình trong trường hợp, một số máy bay không người lái trong bầy bị tiêu diệt trong khi bay.Đây thực sự là một vũ khí hết sức nguy hiểm trong tương lai, trực tiếp đe dọa đến các hệ thống phòng không của Nga, nếu không có cách chế áp chiến thuật UAV bầy đàn này hoặc không phát triển vũ khí tương tự kịp theo Mỹ, thì vũ khí Nga sẽ gặp bất lợi lớn trong các cuộc xung đột tiếp theo. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh máy bay không người lái hiện đại nhất Nga đang có trong tay. Nguồn: LamAgfa.
Hãng RIA Novosti dẫn lời nguồn tin của mình từ tổ hợp công nghiệp, quốc phòng Nga cho biết, trong thời gian ngắn sắp tới, Nga sẽ triển khai công tác thiết kế, thử nghiệm để chế tạo các máy bay không người lái (UAV), hoạt động theo chiến thuật bầy đàn.
Tổ hợp UAV bầy đàn đang được nghiên cứu chế tạo nói trên, được đặt tên là “Molnhia” (Tia chớp). Các UAV của hệ thống này sẽ được phóng một loạt thành bầy từ một máy bay, phương tiện mang để chọc thủng hệ thống phòng không của đối phương hoặc tiến hành các chiến dịch tác chiến điện tử theo nhóm, trong đội hình cùng máy bay có người lái.
Chúng cũng có thể được sử dụng làm một kiểu đạn có điều khiển chính xác cao hoạt động riêng rẽ hoặc làm các phương tiện trinh sát-chỉ mục tiêu. Dự kiến phương tiện mang những UAV này, sẽ là máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 5 Su-57, máy bay không người lái tấn công hạng nặng “Okhotnik” và các máy bay vận tải quân sự.
Mỗi tổ hợp Molniya sẽ có 8 chiếc UAV hình dạng như tên lửa hành trình cánh gấp và được trang bị động cơ phản lực. Chiều dài của UAV là 150 cm, sải cánh 120 cm. Tải trọng của UAV khi làm nhiệm vụ cảm tử là 5-7 kg. Động cơ tua bin phản lực với tốc độ khoảng 600-700 km/h. Cự ly bay hoạt động tối đa có thể tới vài trăm km.
Hình dạng của máy bay không người lái được thiết kế, giảm thiểu tối đa diện tích phản xạ ra đa hiệu dụng và mức độ bộc lộ nhiệt. Phần thân của UAV được phủ một lớp phủ đặc biệt hấp thụ sóng vô tuyến.
Để tấn công một mục tiêu, trước hết Molniya sẽ phải hứng chịu những cuộc tấn công ác liệt, từ các hệ thống tác chiến điện tử. Thứ hai, "bầy" UAV cũng sẽ bị tổn thất nặng trong khi bổ nhào đồng loạt xuống radar của các tổ hợp phòng không đối phương.
Tuy nhiên, để sản xuất được thiết bị như vậy vẫn đang là một khó khăn lớn đối với các chuyên gia quân sự Nga, bởi giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất, cũng như độ hiệu quả. Đồng thời các UAV này cần phải hoạt động theo kiểu tập thể và cần phải có trí tuệ AI, đây là bài toán khó cho các chuyên gia Nga trong thời gian tới.
So với Nga, Mỹ đã có những bước phát triển cao hơn trong lĩnh vực này. Dự án tham vọng nhất của Mỹ, đó là Gremlins triển khai từ năm 2014. UAV chế tạo trong khuôn khổ Dự án Gremlins là UAV mang mã số X-61A do Công ty Dynetics trực tiếp thiết kế. Bốn nguyên mẫu UAV X-61A đầu tiên đã được thử nghiệm bay.
Máy bay không người lái X-16A, được chế tạo theo cấu hình khí động học thông thường với cánh gấp nằm phía dưới thân, đuôi hình chữ thập và được trang bị động cơ turbin phản lực. Tải trọng hữu ích lên đến 70 kg. Tốc độ bay 0,8 Mach, thời gian bay liên tục 3 giờ.
Các UAV X-61A này được thả từ máy bay vận tải quân sự Hercules, mỗi Hercules có thể mang tới 20 chiếc X-16A. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, những UAV này sẽ quay trở lại máy bay. Với các bầy X-16A có số lượng không nhiều và kích thước khá lớn, chỉ cần một hoặc hai tổ hợp tổ hợp tên lửa Pantsir cũng đủ khả năng xử lý.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn còn thứ vũ khí lợi hại hơn, đó là Perdix (Gà So Xám) do Viện Công nghệ Massachusetts nghiên cứu chế tạo. Những chiếc UAV mini này chỉ nặng 290 gram và dài 25 cm, chúng được trang bị một động cơ điện và một cánh quạt đẩy và có giá rất rẻ. Tốc độ và cự ly hoạt động không lớn, chỉ 112 km/h và 20 km.
Dự án “Perdix” này của người Mỹ đã ở mức gần hoàn tất. Vào năm 2016, các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện tại Trường bắn China Lake ở California và có tới 103 con “Gà so xám” được sử dụng để thử nghiệm chiến thuật hoạt động theo bầy.
Các bước tiến hành thử nghiệm gồm: thả các máy bay không người lái trên một khu vực nhất định từ ba chiếc máy bay tiêm kích F/A-18; tập hợp chúng thành một bầy và sau đó lệnh cho chúng bổ nhào xuống những mục tiêu định trước.
Các con “Gà so xám” Mỹ nói trên khi thử nghiệm đã cho thấy, chúng có khả năng giữ khoảng cách ổn định với nhau trong suốt chuyến bay, bay bám theo con “thủ lĩnh” và tự sắp xếp lại đội hình trong trường hợp, một số máy bay không người lái trong bầy bị tiêu diệt trong khi bay.
Đây thực sự là một vũ khí hết sức nguy hiểm trong tương lai, trực tiếp đe dọa đến các hệ thống phòng không của Nga, nếu không có cách chế áp chiến thuật UAV bầy đàn này hoặc không phát triển vũ khí tương tự kịp theo Mỹ, thì vũ khí Nga sẽ gặp bất lợi lớn trong các cuộc xung đột tiếp theo. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh máy bay không người lái hiện đại nhất Nga đang có trong tay. Nguồn: LamAgfa.