Iran công bố hình ảnh đầu tiên về máy bay không người lái (UAV) vũ trang Kaman 22 trong chuyến thăm một nhà máy quốc phòng của Tư lệnh không quân Aziz Nasirzadeh hôm 24/2.Truyền thông nước này cho biết UAV Kaman 22 có thể hoạt động liên tục trong hơn 24 giờ với tầm bay 3.000 km và mang tối đa 300 kg vũ khí, phù hợp với hàng loạt nhiệm vụ như tuần tra, trinh sát, thu thập dữ liệu tình báo, chụp không ảnh và tấn công chính xác.Hình ảnh các kỹ thuật viên quân sự đang lắp các loại vũ khí lên chiếc UAV chiến đấu hạng nặng của Iran."Đây là mẫu UAV vũ trang thân rộng đầu tiên được chế tạo trong nước. Nó mang nhiều hệ thống chiến đấu, cảm biến quang học và tác chiến điện tử, được thiết kế theo nhu cầu hoạt động của không quân và đang trong giai đoạn sản xuất cuối cùng", tướng Nasirzadeh cho hay.Tuy nhiên điều đáng chú ý là loại UAV của Iran có nhiều chi tiết về hình dáng gần như giống hệt với chiếc UAV chiến đấu nổi tiếng nhất hiện nay trên chiến trường là chiếc MQ-9 của Mỹ.Giới chuyên gia phương Tây cho rằng Kaman 22 được thiết kế dựa trên dòng MQ-9 Reaper của Mỹ.Tuy vậy chiếc UAV của Iran lại có kích thước nhỏ hơn, tương đồng với dòng MQ-1 Preadator từng được Washington sử dụng rộng rãi.Một số khác biệt nho nhỏ của UAV Kaman 22 so với MQ-9 Reaper ở phần càng đáp, đầu cánh và hình dáng mũi. Nó cũng mang một tổ hợp khí tài chưa rõ chức năng ở giá treo dưới thân.Nguyên mẫu Kaman 22 được trưng bày với 6 giá treo dưới cánh, mang được 4 quả tên lửa dẫn đường và 2 quả bom không điều khiển, cùng một số vũ khí như phiên bản nội địa của bom dẫn đường laser GBU-12 Paveway và tổ hợp gây nhiễu AN/ALQ-101.Iran tìm cách xây dựng lực lượng UAV từ thập niên 1980 với nòng cốt là các sản phẩm nội địa. Một số UAV hiện đại của Iran được sao chép từ phi cơ Mỹ, như dòng Saegheh và Shahed-171 được phát triển từ nền tảng UAV tàng hình RQ-170 Sentinel bị Iran ép hạ cánh năm 2011, trong khi dòng Shahed-129 rất giống với MQ-1 Predator.Dù một số tuyên bố về UAV của Iran vẫn còn gây ngờ vực, khả năng phát triển và biên chế phi cơ không người lái hiện đại của nước này là không thể xem thường.Iran cũng là bậc thầy trong việc dịch mã ngược (sao chép), họ đã sao chép máy bay F-5 để cho ra đời chiến đấu cơ Kowsar. tên lửa đối không Fakour-90 sao chép từ AIM-54, tên lửa chống tăng Ghaem-114 sao chép từ AGM-41 Hellfire cùng nhiều vũ khí khác.
Iran công bố hình ảnh đầu tiên về máy bay không người lái (UAV) vũ trang Kaman 22 trong chuyến thăm một nhà máy quốc phòng của Tư lệnh không quân Aziz Nasirzadeh hôm 24/2.
Truyền thông nước này cho biết UAV Kaman 22 có thể hoạt động liên tục trong hơn 24 giờ với tầm bay 3.000 km và mang tối đa 300 kg vũ khí, phù hợp với hàng loạt nhiệm vụ như tuần tra, trinh sát, thu thập dữ liệu tình báo, chụp không ảnh và tấn công chính xác.
Hình ảnh các kỹ thuật viên quân sự đang lắp các loại vũ khí lên chiếc UAV chiến đấu hạng nặng của Iran.
"Đây là mẫu UAV vũ trang thân rộng đầu tiên được chế tạo trong nước. Nó mang nhiều hệ thống chiến đấu, cảm biến quang học và tác chiến điện tử, được thiết kế theo nhu cầu hoạt động của không quân và đang trong giai đoạn sản xuất cuối cùng", tướng Nasirzadeh cho hay.
Tuy nhiên điều đáng chú ý là loại UAV của Iran có nhiều chi tiết về hình dáng gần như giống hệt với chiếc UAV chiến đấu nổi tiếng nhất hiện nay trên chiến trường là chiếc MQ-9 của Mỹ.
Giới chuyên gia phương Tây cho rằng Kaman 22 được thiết kế dựa trên dòng MQ-9 Reaper của Mỹ.
Tuy vậy chiếc UAV của Iran lại có kích thước nhỏ hơn, tương đồng với dòng MQ-1 Preadator từng được Washington sử dụng rộng rãi.
Một số khác biệt nho nhỏ của UAV Kaman 22 so với MQ-9 Reaper ở phần càng đáp, đầu cánh và hình dáng mũi. Nó cũng mang một tổ hợp khí tài chưa rõ chức năng ở giá treo dưới thân.
Nguyên mẫu Kaman 22 được trưng bày với 6 giá treo dưới cánh, mang được 4 quả tên lửa dẫn đường và 2 quả bom không điều khiển, cùng một số vũ khí như phiên bản nội địa của bom dẫn đường laser GBU-12 Paveway và tổ hợp gây nhiễu AN/ALQ-101.
Iran tìm cách xây dựng lực lượng UAV từ thập niên 1980 với nòng cốt là các sản phẩm nội địa. Một số UAV hiện đại của Iran được sao chép từ phi cơ Mỹ, như dòng Saegheh và Shahed-171 được phát triển từ nền tảng UAV tàng hình RQ-170 Sentinel bị Iran ép hạ cánh năm 2011, trong khi dòng Shahed-129 rất giống với MQ-1 Predator.
Dù một số tuyên bố về UAV của Iran vẫn còn gây ngờ vực, khả năng phát triển và biên chế phi cơ không người lái hiện đại của nước này là không thể xem thường.
Iran cũng là bậc thầy trong việc dịch mã ngược (sao chép), họ đã sao chép máy bay F-5 để cho ra đời chiến đấu cơ Kowsar. tên lửa đối không Fakour-90 sao chép từ AIM-54, tên lửa chống tăng Ghaem-114 sao chép từ AGM-41 Hellfire cùng nhiều vũ khí khác.