Chiều hôm qua giờ địa phương, một chiếc tiêm kích J-15 của Không quân Hải quân Trung Quốc đã rơi ở đảo Hải Nam trong quá trình bay huấn luyện. Vụ tai nạn đã khiến cả hai phi công trên chiếc tiêm kích thiệt mạng. Nguồn ảnh: Pinterest.J-15 là loại tiêm kích hạm duy nhất đang được Không quân Hải quân Trung Quốc sử dụng để hoạt động trên các tàu sân bay của nước này. Nguồn ảnh: Weibo.Còn có tên Hán Việt là "Phi Sa" - nghĩa là "Cá Mập Bay", loại tiêm kích này được cho là phiên bản sao chép trái phép của chiếc Sukhoi Su-33 của Nga kèm theo việc Trung Quốc tiến hành cải biên đôi chút để nó tương thích với radar, động cơ và vũ khí do Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: Forces.Ngoài ra, hệ thống điện tử và điều khiển bay trên chiếc J-15 lại được cho là phát triển từ tiêm kích J-11B - phiên bản tiêm kích hiện đại bậc nhất hiện nay do Trung Quốc sản xuất hiện nay. Nguồn ảnh: Militarytoday.Hiện tại tiêm kích đa năng J-15 đang có ba phiên bản. Phiên bản đầu tiên là bản J-15 với chỉ một chỗ ngồi, phiên bản tiếp theo là J-15S - phiên bản hai ghế được sử dụng từ năm 2012 và phiên bản cuối cùng là bản J-15D - bản mới nhất vừa được đưa vào thử nghiệm hồi tháng 12/2018 vừa rồi. Nguồn ảnh: Chinanews.Rất có khả năng, vụ tai nạn hôm qua xảy ra với tiêm kích J-15D vì đây là loại tiêm kích mới, vừa được đưa vào bay thử nghiệm. So với các phiên bản trước, J-15D được tăng cường cao hơn khả năng tác chiến điện tử nhưng lại bị loại bỏ hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng hồng ngoại. Nguồn ảnh: QQ.Loại tiêm kích này được Trung Quốc trang bị hai động cơ nội địa WS-10, về mặt lý thuyết, hai động cơ này có thể cung cấp cho J-15 tốc độ tối đa lên tới Mach 2,4 tương đương với 2940 km/h. Nguồn ảnh: QQ.Cũng xét theo lý thuyết, tiêm kích J-15 sẽ có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 33 tấn trong đó vũ khí mà nó mang theo bao gồm một pháo 30mm GSh-30-1 với 150 viên đạn, 12 giá treo cứng với các loại, mang được tối đa khoảng 6300 kg vũ khí. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên thực tế do điều kiện hoạt động trên tàu sân bay có đường băng cất cánh quá ngắn và động cơ của J-15 không đủ công suất, chiếc tiêm kích này được xem là không thể tận dụng được hoàn toàn sức mạnh của mình khi nó thường được cất cánh trong điều kiện vũ khí không mang theo tối đa và xăng cũng không được "đầy bình" để giảm trọng lượng. Nguồn ảnh: News.Hiện tại, Không quân Hải quân Trung Quốc vẫn sử dụng loại tiêm kích này làm chủ lực nhưng trong thời gian sắp tới, rất có thể J-15 sẽ được thay thế bằng loại tiêm kích khác hiện đại hơn trong biên chế lực lượng này. Nguồn ảnh: Shnya. Mời độc giả xem Video: Tiêm kích J-15 của Không quân Hải quân Trung Quốc.
Chiều hôm qua giờ địa phương, một chiếc tiêm kích J-15 của Không quân Hải quân Trung Quốc đã rơi ở đảo Hải Nam trong quá trình bay huấn luyện. Vụ tai nạn đã khiến cả hai phi công trên chiếc tiêm kích thiệt mạng. Nguồn ảnh: Pinterest.
J-15 là loại tiêm kích hạm duy nhất đang được Không quân Hải quân Trung Quốc sử dụng để hoạt động trên các tàu sân bay của nước này. Nguồn ảnh: Weibo.
Còn có tên Hán Việt là "Phi Sa" - nghĩa là "Cá Mập Bay", loại tiêm kích này được cho là phiên bản sao chép trái phép của chiếc Sukhoi Su-33 của Nga kèm theo việc Trung Quốc tiến hành cải biên đôi chút để nó tương thích với radar, động cơ và vũ khí do Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: Forces.
Ngoài ra, hệ thống điện tử và điều khiển bay trên chiếc J-15 lại được cho là phát triển từ tiêm kích J-11B - phiên bản tiêm kích hiện đại bậc nhất hiện nay do Trung Quốc sản xuất hiện nay. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Hiện tại tiêm kích đa năng J-15 đang có ba phiên bản. Phiên bản đầu tiên là bản J-15 với chỉ một chỗ ngồi, phiên bản tiếp theo là J-15S - phiên bản hai ghế được sử dụng từ năm 2012 và phiên bản cuối cùng là bản J-15D - bản mới nhất vừa được đưa vào thử nghiệm hồi tháng 12/2018 vừa rồi. Nguồn ảnh: Chinanews.
Rất có khả năng, vụ tai nạn hôm qua xảy ra với tiêm kích J-15D vì đây là loại tiêm kích mới, vừa được đưa vào bay thử nghiệm. So với các phiên bản trước, J-15D được tăng cường cao hơn khả năng tác chiến điện tử nhưng lại bị loại bỏ hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng hồng ngoại. Nguồn ảnh: QQ.
Loại tiêm kích này được Trung Quốc trang bị hai động cơ nội địa WS-10, về mặt lý thuyết, hai động cơ này có thể cung cấp cho J-15 tốc độ tối đa lên tới Mach 2,4 tương đương với 2940 km/h. Nguồn ảnh: QQ.
Cũng xét theo lý thuyết, tiêm kích J-15 sẽ có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 33 tấn trong đó vũ khí mà nó mang theo bao gồm một pháo 30mm GSh-30-1 với 150 viên đạn, 12 giá treo cứng với các loại, mang được tối đa khoảng 6300 kg vũ khí. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên thực tế do điều kiện hoạt động trên tàu sân bay có đường băng cất cánh quá ngắn và động cơ của J-15 không đủ công suất, chiếc tiêm kích này được xem là không thể tận dụng được hoàn toàn sức mạnh của mình khi nó thường được cất cánh trong điều kiện vũ khí không mang theo tối đa và xăng cũng không được "đầy bình" để giảm trọng lượng. Nguồn ảnh: News.
Hiện tại, Không quân Hải quân Trung Quốc vẫn sử dụng loại tiêm kích này làm chủ lực nhưng trong thời gian sắp tới, rất có thể J-15 sẽ được thay thế bằng loại tiêm kích khác hiện đại hơn trong biên chế lực lượng này. Nguồn ảnh: Shnya.
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích J-15 của Không quân Hải quân Trung Quốc.