Theo tạp chí quân sự Jane’s, Trung Quốc vừa để lộ hình ảnh biến thể nâng cấp mới của dòng tiêm kích hạm J-15 của nước này. Vấn đề là, biến thể mới có vẻ như đã được sửa đổi cho phép nó có thể cất cánh từ tàu sân bay với hệ thống máy phóng chuyên dụng (CATOBAR).Những hình ảnh đầu tiên về biến thể này được các trang mạng quân sự Trung Quốc đăng tải vào hôm 15/9 tại một cơ sở thuộc Tổng công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương. Theo đó hệ thống bánh đáp phía trước của J-15 được thiết kế lại cho phép nó có thể cất cánh ngắn với hệ thống máy phóng CATOBAR thay vì boong phóng kiểu nhảy cầu. Trong ảnh là sự khác nhau của biến thể J-15 ban đầu và sau này là CATOBAR.Điều này cũng chứng minh rằng Trung Quốc đang phát triển một mẫu tàu sân bay sử dụng công nghệ máy phóng (như tàu sân bay Mỹ) thay vì thiết kế kiểu nhảy cầu như của Liên Xô trước. Đây vốn được sử dụng trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh.Hiện tại trên thế giới chỉ có hải quân ba nước sử dụng công nghệ máy phóng thủy lực (CATOBAR) trên các tàu sân bay của mình gồm Mỹ, Pháp và Brazil. Trong đó Mỹ là quốc gia sở hữu công nghệ CATOBAR tiên tiến nhất, ví dụ điển hình là biên đội tàu sân bay lớp Nimitz của nước này. Trong ảnh là một chiếc F/A-18E/F của Hải quân Mỹ cất cánh với hệ thống phóng thủy lực.Và khả năng Trung Quốc sở hữu một tàu sân bay sử dụng công nghệ CATOBAR hiện tại là khá lớn. Khi gần đây một số hình ảnh quan sát bằng vệ tinh tại khu vực nhà máy đóng tàu Vũ Hán nơi Trung Quốc đóng tàu sân bay thứ hai cho thấy, phần cầu nhảy ở phía trước mũi tàu đã được gỡ bỏ khiến các chuyên gia quân sự đặt câu hỏi liệu có phải Trung Quốc đã sở hữu được công nghệ CATOBAR.Cùng với đó, việc Hải quân Trung Quốc cho xây dựng một boong tàu sân bay mô phỏng sử dụng máy phóng tại căn cứ không quân Huangdicun càng khiến nhận định này hoàn toàn có cơ sở. Cả hai yếu tố gồm quan trọng nhất trên một tàu sân bay sử dụng công nghệ CATOBAR Trung Quốc đều đã có sẵn trong tay.Chưa dừng lại đó, Trung Quốc còn dự kiến đóng tiếp tàu sân bay thứ ba tại nhà máy đóng tàu Giang Nam Changxingdao gần Thượng Hải mặc dù bằng chứng về kế hoạch này vẫn chưa mấy rõ ràng. Nhưng sự thay đổi lớn trong thiết kế tàu sân bay thứ hai của Bắc Kinh sẽ tác động lớn đến việc đóng chiếc thứ ba.Tuy nhiên đó là chuyện của tương lai gần khi mà vấn đề quan trọng nhất đối với Hải quân Trung Quốc hiện nay là hoàn thiện những chiếc J-15 vốn liên tiếp gây ra những tai nạn chết người trong thời gian gần đây. Thậm chí khi sở hữu cả công nghệ CATOBAR Trung Quốc vẫn chưa có một chiếc tiêm kích hạm hoàn chỉnh thì nó cũng trở nên vô dụng.Shenyang J-15 là tiêm kích hạm do Trung Quốc tự phát triển thực hiện chuyến bay thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2009, nhiều đánh giá cho rằng nó thực chất chỉ là biến thể sao chép của mẫu tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga. Hiện tại vẫn chưa rõ việc thay đổi từ cất cánh nhảy cầu sang CATOBAR trên J-15 có hiệu quả hay không.
Theo tạp chí quân sự Jane’s, Trung Quốc vừa để lộ hình ảnh biến thể nâng cấp mới của dòng tiêm kích hạm J-15 của nước này. Vấn đề là, biến thể mới có vẻ như đã được sửa đổi cho phép nó có thể cất cánh từ tàu sân bay với hệ thống máy phóng chuyên dụng (CATOBAR).
Những hình ảnh đầu tiên về biến thể này được các trang mạng quân sự Trung Quốc đăng tải vào hôm 15/9 tại một cơ sở thuộc Tổng công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương. Theo đó hệ thống bánh đáp phía trước của J-15 được thiết kế lại cho phép nó có thể cất cánh ngắn với hệ thống máy phóng CATOBAR thay vì boong phóng kiểu nhảy cầu. Trong ảnh là sự khác nhau của biến thể J-15 ban đầu và sau này là CATOBAR.
Điều này cũng chứng minh rằng Trung Quốc đang phát triển một mẫu tàu sân bay sử dụng công nghệ máy phóng (như tàu sân bay Mỹ) thay vì thiết kế kiểu nhảy cầu như của Liên Xô trước. Đây vốn được sử dụng trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh.
Hiện tại trên thế giới chỉ có hải quân ba nước sử dụng công nghệ máy phóng thủy lực (CATOBAR) trên các tàu sân bay của mình gồm Mỹ, Pháp và Brazil. Trong đó Mỹ là quốc gia sở hữu công nghệ CATOBAR tiên tiến nhất, ví dụ điển hình là biên đội tàu sân bay lớp Nimitz của nước này. Trong ảnh là một chiếc F/A-18E/F của Hải quân Mỹ cất cánh với hệ thống phóng thủy lực.
Và khả năng Trung Quốc sở hữu một tàu sân bay sử dụng công nghệ CATOBAR hiện tại là khá lớn. Khi gần đây một số hình ảnh quan sát bằng vệ tinh tại khu vực nhà máy đóng tàu Vũ Hán nơi Trung Quốc đóng tàu sân bay thứ hai cho thấy, phần cầu nhảy ở phía trước mũi tàu đã được gỡ bỏ khiến các chuyên gia quân sự đặt câu hỏi liệu có phải Trung Quốc đã sở hữu được công nghệ CATOBAR.
Cùng với đó, việc Hải quân Trung Quốc cho xây dựng một boong tàu sân bay mô phỏng sử dụng máy phóng tại căn cứ không quân Huangdicun càng khiến nhận định này hoàn toàn có cơ sở. Cả hai yếu tố gồm quan trọng nhất trên một tàu sân bay sử dụng công nghệ CATOBAR Trung Quốc đều đã có sẵn trong tay.
Chưa dừng lại đó, Trung Quốc còn dự kiến đóng tiếp tàu sân bay thứ ba tại nhà máy đóng tàu Giang Nam Changxingdao gần Thượng Hải mặc dù bằng chứng về kế hoạch này vẫn chưa mấy rõ ràng. Nhưng sự thay đổi lớn trong thiết kế tàu sân bay thứ hai của Bắc Kinh sẽ tác động lớn đến việc đóng chiếc thứ ba.
Tuy nhiên đó là chuyện của tương lai gần khi mà vấn đề quan trọng nhất đối với Hải quân Trung Quốc hiện nay là hoàn thiện những chiếc J-15 vốn liên tiếp gây ra những tai nạn chết người trong thời gian gần đây. Thậm chí khi sở hữu cả công nghệ CATOBAR Trung Quốc vẫn chưa có một chiếc tiêm kích hạm hoàn chỉnh thì nó cũng trở nên vô dụng.
Shenyang J-15 là tiêm kích hạm do Trung Quốc tự phát triển thực hiện chuyến bay thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2009, nhiều đánh giá cho rằng nó thực chất chỉ là biến thể sao chép của mẫu tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga. Hiện tại vẫn chưa rõ việc thay đổi từ cất cánh nhảy cầu sang CATOBAR trên J-15 có hiệu quả hay không.