Hồi tháng 4, một chiếc tiêm kích hạm J-15 của Không quân Hải quân Trung Quốc đã bị lỗi kỹ thuật khiến máy bay gặp nạn khi hạ cánh, một phi công thiệt mạng. Suốt một thời gian dài, có vẻ như Trung Quốc đã phải ngừng bay J-15 để kiểm tra tổng thể các máy bay. Mãi tới gần đây, các cuộc huấn luyện bay J-15, đặc biệt là việc huấn luyện cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh mới được tiếp tục trở lại.Truyền thông Trung Quốc ngày hôm qua đã đăng tải loạt ảnh huấn luyện cất hạ cánh tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16).Các máy bay tiêm kích hạm J-15 cùng các phi công đã thực hiện nhiều bài bay, gồm cả bài bay Touch - and – Go (máy bay chạm bánh xuống mặt boong nhưng vẫn giữ nguyên tốc độ và tăng tốc vọt lên).Trước đó, vụ tai nạn J-15 vào tháng 4 đã bị Quân đội Trung Quốc giấu nhẹm tới tận cuối tháng 7 mới hé lộ. Nguyên nhân vụ tai nạn được cho là máy bay J-15 bị lỗi hệ thống lái fly-by-wire, một lỗi đặc biệt nghiêm trọng khiến máy bay mất khả năng kiểm soát trên không.Tiêm kích hạm J-15 cất cánh từ boong phóng nhảy cầu tàu sân bay Liêu Ninh.Khoảnh khắc chiếc J-15 tiếp cận mặt boong tàu Liêu Ninh.Móc cáp hãm đà thành công.Ước tính, Hải quân Trung Quốc hiện đã có trong biên chế khoảng 24 chiếc tiêm kích hạm J-15 dùng trên tàu sân bay Liêu Ninh và cả trung tâm huấn luyện trên đất liền.J-15 là thiết kế sao chép công nghệ mẫu tiêm kích hạm Sukhoi Su-33 của Liên Xô (cũ). Trung Quốc có được công nghệ máy bay này khi Ukraine cung cấp một nguyên mẫu của Su-33 cho nước này với giá rẻ. Ngay cả tàu sân bay Liêu Ninh cũng là do Ukraine cung cấp, nó vốn là tàu sân bay cũ của Liên Xô không có kinh phí hoàn thiện.Kể từ khi đưa vào hoạt động tới nay, đã có hai vụ tai nạn liên quan tới J-15 được công bố. Vụ đầu tiên xảy ra vào ngày 27/8/2014 khiến phi công thử nghiệm thiệt mạng và vụ thứ hai là vào ngày 27/4/2016 khiến phi công Zhang Chao bị thương nặng dẫn tới tử vọng sau khi thoát ly bằng ghế phóng khẩn cấp.
Hồi tháng 4, một chiếc tiêm kích hạm J-15 của Không quân Hải quân Trung Quốc đã bị lỗi kỹ thuật khiến máy bay gặp nạn khi hạ cánh, một phi công thiệt mạng. Suốt một thời gian dài, có vẻ như Trung Quốc đã phải ngừng bay J-15 để kiểm tra tổng thể các máy bay. Mãi tới gần đây, các cuộc huấn luyện bay J-15, đặc biệt là việc huấn luyện cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh mới được tiếp tục trở lại.
Truyền thông Trung Quốc ngày hôm qua đã đăng tải loạt ảnh huấn luyện cất hạ cánh tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16).
Các máy bay tiêm kích hạm J-15 cùng các phi công đã thực hiện nhiều bài bay, gồm cả bài bay Touch - and – Go (máy bay chạm bánh xuống mặt boong nhưng vẫn giữ nguyên tốc độ và tăng tốc vọt lên).
Trước đó, vụ tai nạn J-15 vào tháng 4 đã bị Quân đội Trung Quốc giấu nhẹm tới tận cuối tháng 7 mới hé lộ. Nguyên nhân vụ tai nạn được cho là máy bay J-15 bị lỗi hệ thống lái fly-by-wire, một lỗi đặc biệt nghiêm trọng khiến máy bay mất khả năng kiểm soát trên không.
Tiêm kích hạm J-15 cất cánh từ boong phóng nhảy cầu tàu sân bay Liêu Ninh.
Khoảnh khắc chiếc J-15 tiếp cận mặt boong tàu Liêu Ninh.
Móc cáp hãm đà thành công.
Ước tính, Hải quân Trung Quốc hiện đã có trong biên chế khoảng 24 chiếc tiêm kích hạm J-15 dùng trên tàu sân bay Liêu Ninh và cả trung tâm huấn luyện trên đất liền.
J-15 là thiết kế sao chép công nghệ mẫu tiêm kích hạm Sukhoi Su-33 của Liên Xô (cũ). Trung Quốc có được công nghệ máy bay này khi Ukraine cung cấp một nguyên mẫu của Su-33 cho nước này với giá rẻ. Ngay cả tàu sân bay Liêu Ninh cũng là do Ukraine cung cấp, nó vốn là tàu sân bay cũ của Liên Xô không có kinh phí hoàn thiện.
Kể từ khi đưa vào hoạt động tới nay, đã có hai vụ tai nạn liên quan tới J-15 được công bố. Vụ đầu tiên xảy ra vào ngày 27/8/2014 khiến phi công thử nghiệm thiệt mạng và vụ thứ hai là vào ngày 27/4/2016 khiến phi công Zhang Chao bị thương nặng dẫn tới tử vọng sau khi thoát ly bằng ghế phóng khẩn cấp.