Theo đó dòng súng trường nổi tiếng của Mỹ trong Thế chiến thứ 2 do hãng Springfield Armory phát triển sau hơn 70 năm vẫn được Việt Nam sử dụng trong biên chế Lực lượng Dân quân Tự vệ chính là khẩu M1 Garand, bên cạnh một cái tên nổi tiếng khác cũng của Mỹ là AR-15 của hãng Colt. Nguồn ảnh: báo Bình Định.Cả hai mẫu súng trên đều xuất hiện trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam và được cả hai bên sử dụng. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại dù AR-15 được trang bị khá phổ biến thì M1 Garand lại khá hiếm hoi và chỉ xuất hiện ở một vài đơn vị phía Nam. Nguồn ảnh: báo Bình Định.Trên thực tế việc duy trì hoạt động của M1 Garand trong biên chế Dân quân Tự vệ hiện tại khá khó khăn vì đây đã là một dòng vũ khí có tuổi đời đã khá lớn và hầu như không còn được sử dụng trong quân đội các nước trên thế giới, mặt khác chúng ta vẫn có những sự lựa chọn khác tốt hơn M1 như AR-15 hay CKC vốn phổ biến và đã được nội địa hóa trong nước. Nguồn ảnh: báo Bình Định.Trong ảnh là một đơn vị Dân quân Tự vệ Bình Định diễn tập bắn đạn thật với súng trường M1 Garand. Nguồn ảnh: báo Bình Định.Theo một số thống kê trong thời kỳ đầu Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ đã viện trợ khoảng 230.000 khẩu súng trường M1 Grand cho quân đội ngụy Sài Gòn, trong khi nguồn gốc của khẩu súng này trong Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất phát từ thời kháng Nhật, chống Pháp. Nguồn ảnh: WW2.Được coi là súng trường tốt nhất trong Thế chiến thứ 2, súng trường M1 Garand hơn hẳn các đối thủ cùng thời bởi tốc độ bắn nhanh, hỏa lực mạnh và độ chính xác cao. Đây cũng là lý do khiến binh sĩ Mỹ luôn sở hữu hỏa lực áp đảo quân Nhật trên Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: imgurỞ thời điểm mà những người lính vẫn phải lên đạn mỗi phát bắn thì M1 Garand lại hơn hẳn bởi khả năng lên đạn tự động. Với hộp tiếp đạn 8 viên được gắn kết với nhau qua một hộp thép, nên việc nạp đạn hay bắn cũng nhanh hơn hẳn so với súng trường của Đức, hay Nga. Nguồn ảnh: imgurM1 Garand là loại súng trường bán tự động do Hoa Kỳ thiết kế năm 1932 bởi nhà thiết kế người Mỹ John C. Garand, súng bắt đầu được sản xuất vào năm 1936, thường được trang bị cho bộ binh Hoa Kỳ và đây cũng là súng trường bán tự động đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: imgurM1 Garand ngừng hoạt động tại Mỹ năm 1957 nhưng vẫn tiếp tục hoạt động tại nhiều quốc gia khác trong nhiều cuộc chiến. Đây là một trong những loại súng trường chiến đấu thành công trong Thế chiến II tương tự như Mosin-Nagant của Liên Xô, Lee-Enfield của Anh hay Karabiner 98k của Đức. Tuy nhiên so với các loại súng này thì M1 Garand có vẻ thành công hơn bởi tốc độ nạp đạn và lên đạn tự động. Nguồn ảnh: WW2.M1 Garand sau này có rất nhiều phiên bản mà nổi tiếng là M1C Garand và M1D Garand, ngoài ra còn có phiên bản dùng kính ngắm M84 hay T26 dành cho lính bắn tỉa và lính dù. Tuy vậy phiên bản bắn tỉa ít phổ biến do khi lắp ống nhắm lên khẩu Garand thì nó làm chắn mất vị trí nạp đạn của khẩu súng do khẩu M1 Garand nạp đạn trên thân súng.Vẫn còn nhiều phiên bản của Hải quân Mỹ và Lục quân Mỹ thiết kế. Nguồn ảnh: PinterestSúng được sản xuất trong giai đoạn từ 1936 - 1957, ước tính có khoảng 6,2 triệu khẩu được sản xuất với nhiều phiên bản. Hiện nay loại súng này vẫn được sử dụng tại Mỹ với vai trò súng dùng trong duyệt binh hay trong các nghi lễ. Nguồn ảnh: The Truth About GunsSúng có trọng lượng 4,31 kg, chiều dài 1.100mm, nòng súng dài 610mm. Súng sử dụng trích khí ngang, kết hợp khóa nòng lùi tự động. Tốc độ bắn 120 viên/phút, sơ tốc đầu nòng 853m/s, tầm bắn hiệu quả khoảng 600m. Nguồn ảnh: WikipediaSúng có nhiều ưu điểm như gọn, dễ mang vác, sử dụng 2 loại đạn là 30-06 Springfield (7.62x63mm) và 7.62x51mm NATO (.308 Winchester). Súng hoạt động bán tự động nên có tốc độ bắn cao hơn súng trường bắn phát một, độ chuẩn xác cao, dễ tháo lắp và tầm bắn hiệu quả tốt. Nguồn ảnh: criterionbarrels.comTuy vậy, súng vẫn còn một số nhược điểm như là súng trường bán tự động nên tốc độ bắn không cao (so với súng liên thanh), hộp đạn còn quá ít (8 viên một hộp). Nguồn ảnh: criterionbarrels.comMời độc giả xem video: Quá trình phát triển súng trường M1 Garand. (nguồn History)
Theo đó dòng súng trường nổi tiếng của Mỹ trong Thế chiến thứ 2 do hãng Springfield Armory phát triển sau hơn 70 năm vẫn được Việt Nam sử dụng trong biên chế Lực lượng Dân quân Tự vệ chính là khẩu M1 Garand, bên cạnh một cái tên nổi tiếng khác cũng của Mỹ là AR-15 của hãng Colt. Nguồn ảnh: báo Bình Định.
Cả hai mẫu súng trên đều xuất hiện trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam và được cả hai bên sử dụng. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại dù AR-15 được trang bị khá phổ biến thì M1 Garand lại khá hiếm hoi và chỉ xuất hiện ở một vài đơn vị phía Nam. Nguồn ảnh: báo Bình Định.
Trên thực tế việc duy trì hoạt động của M1 Garand trong biên chế Dân quân Tự vệ hiện tại khá khó khăn vì đây đã là một dòng vũ khí có tuổi đời đã khá lớn và hầu như không còn được sử dụng trong quân đội các nước trên thế giới, mặt khác chúng ta vẫn có những sự lựa chọn khác tốt hơn M1 như AR-15 hay CKC vốn phổ biến và đã được nội địa hóa trong nước. Nguồn ảnh: báo Bình Định.
Trong ảnh là một đơn vị Dân quân Tự vệ Bình Định diễn tập bắn đạn thật với súng trường M1 Garand. Nguồn ảnh: báo Bình Định.
Theo một số thống kê trong thời kỳ đầu Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ đã viện trợ khoảng 230.000 khẩu súng trường M1 Grand cho quân đội ngụy Sài Gòn, trong khi nguồn gốc của khẩu súng này trong Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất phát từ thời kháng Nhật, chống Pháp. Nguồn ảnh: WW2.
Được coi là súng trường tốt nhất trong Thế chiến thứ 2, súng trường M1 Garand hơn hẳn các đối thủ cùng thời bởi tốc độ bắn nhanh, hỏa lực mạnh và độ chính xác cao. Đây cũng là lý do khiến binh sĩ Mỹ luôn sở hữu hỏa lực áp đảo quân Nhật trên Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: imgur
Ở thời điểm mà những người lính vẫn phải lên đạn mỗi phát bắn thì M1 Garand lại hơn hẳn bởi khả năng lên đạn tự động. Với hộp tiếp đạn 8 viên được gắn kết với nhau qua một hộp thép, nên việc nạp đạn hay bắn cũng nhanh hơn hẳn so với súng trường của Đức, hay Nga. Nguồn ảnh: imgur
M1 Garand là loại súng trường bán tự động do Hoa Kỳ thiết kế năm 1932 bởi nhà thiết kế người Mỹ John C. Garand, súng bắt đầu được sản xuất vào năm 1936, thường được trang bị cho bộ binh Hoa Kỳ và đây cũng là súng trường bán tự động đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: imgur
M1 Garand ngừng hoạt động tại Mỹ năm 1957 nhưng vẫn tiếp tục hoạt động tại nhiều quốc gia khác trong nhiều cuộc chiến. Đây là một trong những loại súng trường chiến đấu thành công trong Thế chiến II tương tự như Mosin-Nagant của Liên Xô, Lee-Enfield của Anh hay Karabiner 98k của Đức. Tuy nhiên so với các loại súng này thì M1 Garand có vẻ thành công hơn bởi tốc độ nạp đạn và lên đạn tự động. Nguồn ảnh: WW2.
M1 Garand sau này có rất nhiều phiên bản mà nổi tiếng là M1C Garand và M1D Garand, ngoài ra còn có phiên bản dùng kính ngắm M84 hay T26 dành cho lính bắn tỉa và lính dù. Tuy vậy phiên bản bắn tỉa ít phổ biến do khi lắp ống nhắm lên khẩu Garand thì nó làm chắn mất vị trí nạp đạn của khẩu súng do khẩu M1 Garand nạp đạn trên thân súng.Vẫn còn nhiều phiên bản của Hải quân Mỹ và Lục quân Mỹ thiết kế. Nguồn ảnh: Pinterest
Súng được sản xuất trong giai đoạn từ 1936 - 1957, ước tính có khoảng 6,2 triệu khẩu được sản xuất với nhiều phiên bản. Hiện nay loại súng này vẫn được sử dụng tại Mỹ với vai trò súng dùng trong duyệt binh hay trong các nghi lễ. Nguồn ảnh: The Truth About Guns
Súng có trọng lượng 4,31 kg, chiều dài 1.100mm, nòng súng dài 610mm. Súng sử dụng trích khí ngang, kết hợp khóa nòng lùi tự động. Tốc độ bắn 120 viên/phút, sơ tốc đầu nòng 853m/s, tầm bắn hiệu quả khoảng 600m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Súng có nhiều ưu điểm như gọn, dễ mang vác, sử dụng 2 loại đạn là 30-06 Springfield (7.62x63mm) và 7.62x51mm NATO (.308 Winchester). Súng hoạt động bán tự động nên có tốc độ bắn cao hơn súng trường bắn phát một, độ chuẩn xác cao, dễ tháo lắp và tầm bắn hiệu quả tốt. Nguồn ảnh: criterionbarrels.com
Tuy vậy, súng vẫn còn một số nhược điểm như là súng trường bán tự động nên tốc độ bắn không cao (so với súng liên thanh), hộp đạn còn quá ít (8 viên một hộp). Nguồn ảnh: criterionbarrels.com
Mời độc giả xem video: Quá trình phát triển súng trường M1 Garand. (nguồn History)