Tại triển lãm IndoDefense 2018, tuy các mẫu súng trường tấn công nội địa kiểu mới của Việt Nam thu hút phần lớn sự quan tâm từ giới quan sát lẫn khách tham quan triển lãm, thì một mẫu súng có vẻ đã lỗi thời của bộ binh Việt Nam vẫn giành được sự quan tâm từ một số khách hàng nước ngoài khi được giới thiệu tại Jakarta. Nguồn ảnh: Miles V.Theo đó Việt Nam mang đến IndoDefense ba mẫu súng phóng lựu cỡ nòng 40mm mới nhất của mình trong đó gồm: súng phóng lựu OPL40M kết hợp với súng trường tấn công GK3, súng phóng lựu bán tự động SPL40L và súng phóng lựu SPL40. Tuy nhiên, trong ba mẫu súng phóng lựu trên chỉ có duy nhất SPL40 là đang được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng. Nguồn ảnh: Miles V.Súng phóng lựu SPL40 hay còn được biết với cái tên khác là súng M79 hay M79-VN, là súng bộ binh tiêu chuẩn trong các đơn vị Lục quân Việt Nam hiện nay bên cạnh các loại súng bộ binh khác như AK-47 hay B-41 (RPG-7)... Về vai trò của SPL40, nó được coi là cầu nối tạo ra tầm hỏa lực ở giữa lựu đạn cầm tay và súng cối tầm gần từ 50 đến 300 mét và do đó trở thành vũ khí không thể thiếu trong một tiểu đội bộ binh. Nguồn ảnh: Miles V.Tuy nhiên, SPL40 hay M79 không phải do Việt Nam tự phát triển mà chúng được chế tạo cho Quân đội Mỹ trong giai đoạn đầu những năm 1960 phục vụ cho yêu cầu tác chiến trên chiến trường Việt Nam. Và sau năm 1975, M79 tiếp tục được Quân đội ta sử dụng cho đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: Miles V.Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia vẫn còn sử dụng M79 và tiếp tục hiện đại hóa mẫu súng bộ binh này để chúng trở nên phù hợp hơn với điều kiện sử dụng trong nước, cũng như yêu cầu tác chiến trong tình hình mới. Theo đó M79, đã được Việt Nam nội địa hóa 100% với nhiều biến thể khác nhau trong đó có SPL40. Nguồn ảnh: Miles V.Về những khẩu M79 “Made in Việt Nam” chúng không quá khác biệt so với nguyên mẫu gốc, khi có thông số kỹ thuật tương đồng vẫn sử dụng cỡ đạn 40x46mm và có chế độ bắn từng viên với tầm bắn hiệu quả vào khoảng 350m và có tốc độ bắn trung bình 6 phát/phút. Nguồn ảnh: Miles V.Tuy nhiên để cải tiến năng lực chiến đấu của M79, Việt Nam còn trang bị cho mẫu súng phóng lựu này kính ngắm quang học và một số loại đạn mới giúp súng có độ chính xác khi bắn cao hơn và cải thiện tầm bắn hạn chế của vũ khí. Dù vậy những cải tiến này vẫn không thể làm thay đổi những hạn chế bên trong thiết kế của M79. Nguồn ảnh: Miles V.Có lẽ cũng chính vì điều này mà Viện Vũ khí thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cho ra đời súng phóng lựu bán tự động MGL-VN1 và được giới thiệu tại IndoDefense với cái tên SPL40L. Bản thân MGL-VN1 được kỳ vọng sẽ là sản phẩm khắc phục hết những nhược điểm trên M79, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại chúng vẫn chưa được đưa vào trang bị trong biên chế Quân đội ta. Nguồn ảnh: Miles V.Về các tính năng kỹ chiến thuật, SPL40L có tốc độ bắn nhanh vượt trội hơn hẳn so với M79 khi nó được trang bị hộp tiếp đạn 6 viên sử dụng cỡ đạn 40x46mm. Khẩu súng này có tốc độ bắn tối đa 6 phát/3 giây. Sơ tốc của lựu đạn khi bắn từ SPL40L đạt 76 m/s, tầm bắn hiệu quả 375 m và xa nhất đạt 400 m. SPL40L có trọng lượng 5,3 kg, chiều dài 778/565 mm khi mở/gấp báng, với nòng dài 300 mm. Nguồn ảnh: Miles V.Súng phóng lựu SPL40L của Việt Nam có vẻ bề ngoài rất giống với khẩu Milkor MGL do Nam Phi chế tạo. Súng sử dụng ổ đạn xoay được gắn với một lò xo có tác dụng kéo ổ đạn theo chiều kim đồng hồ sau mỗi lần bóp cò. Khi hết đạn và tái nạp xong thì phải xoay ổ đạn ngược lại để lên dây cót. Nguồn ảnh: Miles V.Một xi lanh được gắn vào có tác dụng như một thanh khóa, giúp ổ đạn không bị xoay bởi lực kéo của lò xo lúc không cần thiết. Khi bóp cò, áp lực khí thuốc sẽ mở khóa xi lanh và làm quay ổ đạn để nạp viên mới, thao tác này lặp lại cho đến khi bắn hết 6 viên. Nguồn ảnh: Miles V.Khác với M79, SPL40L không được trang bị thước ngắm cơ khí tiêu chuẩn thay vào đó nó được tích hợp sẵn thanh rail cho phép gắn các loại kính ngắm quang học cho phép súng bắn chính xác hơn ở tốc độ nhanh và xạ thủ có điều kiện quan sát chiến trường tốt hơn do không phải nheo một mắt như lúc sử dụng thước ngắm cơ khí. Nguồn ảnh: Miles V.Từ ba mẫu súng phóng lựu kể trên có thể thấy quyết tâm của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong việc hiện đại hóa các loại súng bộ binh cho yêu cầu tác chiến trong tình hình mới, từng bước nâng cao năng lực chiến đấu của từng người lính một cách toàn diện nhất. Nguồn ảnh: Miles V.Mời độc giả xem video: Việt Nam sản xuất thành công súng phóng lựu M79-VN tại Nhà máy Z125. (nguồn QPVN)
Tại triển lãm IndoDefense 2018, tuy các mẫu súng trường tấn công nội địa kiểu mới của Việt Nam thu hút phần lớn sự quan tâm từ giới quan sát lẫn khách tham quan triển lãm, thì một mẫu súng có vẻ đã lỗi thời của bộ binh Việt Nam vẫn giành được sự quan tâm từ một số khách hàng nước ngoài khi được giới thiệu tại Jakarta. Nguồn ảnh: Miles V.
Theo đó Việt Nam mang đến IndoDefense ba mẫu súng phóng lựu cỡ nòng 40mm mới nhất của mình trong đó gồm: súng phóng lựu OPL40M kết hợp với súng trường tấn công GK3, súng phóng lựu bán tự động SPL40L và súng phóng lựu SPL40. Tuy nhiên, trong ba mẫu súng phóng lựu trên chỉ có duy nhất SPL40 là đang được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng. Nguồn ảnh: Miles V.
Súng phóng lựu SPL40 hay còn được biết với cái tên khác là súng M79 hay M79-VN, là súng bộ binh tiêu chuẩn trong các đơn vị Lục quân Việt Nam hiện nay bên cạnh các loại súng bộ binh khác như AK-47 hay B-41 (RPG-7)... Về vai trò của SPL40, nó được coi là cầu nối tạo ra tầm hỏa lực ở giữa lựu đạn cầm tay và súng cối tầm gần từ 50 đến 300 mét và do đó trở thành vũ khí không thể thiếu trong một tiểu đội bộ binh. Nguồn ảnh: Miles V.
Tuy nhiên, SPL40 hay M79 không phải do Việt Nam tự phát triển mà chúng được chế tạo cho Quân đội Mỹ trong giai đoạn đầu những năm 1960 phục vụ cho yêu cầu tác chiến trên chiến trường Việt Nam. Và sau năm 1975, M79 tiếp tục được Quân đội ta sử dụng cho đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: Miles V.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia vẫn còn sử dụng M79 và tiếp tục hiện đại hóa mẫu súng bộ binh này để chúng trở nên phù hợp hơn với điều kiện sử dụng trong nước, cũng như yêu cầu tác chiến trong tình hình mới. Theo đó M79, đã được Việt Nam nội địa hóa 100% với nhiều biến thể khác nhau trong đó có SPL40. Nguồn ảnh: Miles V.
Về những khẩu M79 “Made in Việt Nam” chúng không quá khác biệt so với nguyên mẫu gốc, khi có thông số kỹ thuật tương đồng vẫn sử dụng cỡ đạn 40x46mm và có chế độ bắn từng viên với tầm bắn hiệu quả vào khoảng 350m và có tốc độ bắn trung bình 6 phát/phút. Nguồn ảnh: Miles V.
Tuy nhiên để cải tiến năng lực chiến đấu của M79, Việt Nam còn trang bị cho mẫu súng phóng lựu này kính ngắm quang học và một số loại đạn mới giúp súng có độ chính xác khi bắn cao hơn và cải thiện tầm bắn hạn chế của vũ khí. Dù vậy những cải tiến này vẫn không thể làm thay đổi những hạn chế bên trong thiết kế của M79. Nguồn ảnh: Miles V.
Có lẽ cũng chính vì điều này mà Viện Vũ khí thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cho ra đời súng phóng lựu bán tự động MGL-VN1 và được giới thiệu tại IndoDefense với cái tên SPL40L. Bản thân MGL-VN1 được kỳ vọng sẽ là sản phẩm khắc phục hết những nhược điểm trên M79, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại chúng vẫn chưa được đưa vào trang bị trong biên chế Quân đội ta. Nguồn ảnh: Miles V.
Về các tính năng kỹ chiến thuật, SPL40L có tốc độ bắn nhanh vượt trội hơn hẳn so với M79 khi nó được trang bị hộp tiếp đạn 6 viên sử dụng cỡ đạn 40x46mm. Khẩu súng này có tốc độ bắn tối đa 6 phát/3 giây. Sơ tốc của lựu đạn khi bắn từ SPL40L đạt 76 m/s, tầm bắn hiệu quả 375 m và xa nhất đạt 400 m. SPL40L có trọng lượng 5,3 kg, chiều dài 778/565 mm khi mở/gấp báng, với nòng dài 300 mm. Nguồn ảnh: Miles V.
Súng phóng lựu SPL40L của Việt Nam có vẻ bề ngoài rất giống với khẩu Milkor MGL do Nam Phi chế tạo. Súng sử dụng ổ đạn xoay được gắn với một lò xo có tác dụng kéo ổ đạn theo chiều kim đồng hồ sau mỗi lần bóp cò. Khi hết đạn và tái nạp xong thì phải xoay ổ đạn ngược lại để lên dây cót. Nguồn ảnh: Miles V.
Một xi lanh được gắn vào có tác dụng như một thanh khóa, giúp ổ đạn không bị xoay bởi lực kéo của lò xo lúc không cần thiết. Khi bóp cò, áp lực khí thuốc sẽ mở khóa xi lanh và làm quay ổ đạn để nạp viên mới, thao tác này lặp lại cho đến khi bắn hết 6 viên. Nguồn ảnh: Miles V.
Khác với M79, SPL40L không được trang bị thước ngắm cơ khí tiêu chuẩn thay vào đó nó được tích hợp sẵn thanh rail cho phép gắn các loại kính ngắm quang học cho phép súng bắn chính xác hơn ở tốc độ nhanh và xạ thủ có điều kiện quan sát chiến trường tốt hơn do không phải nheo một mắt như lúc sử dụng thước ngắm cơ khí. Nguồn ảnh: Miles V.
Từ ba mẫu súng phóng lựu kể trên có thể thấy quyết tâm của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong việc hiện đại hóa các loại súng bộ binh cho yêu cầu tác chiến trong tình hình mới, từng bước nâng cao năng lực chiến đấu của từng người lính một cách toàn diện nhất. Nguồn ảnh: Miles V.
Mời độc giả xem video: Việt Nam sản xuất thành công súng phóng lựu M79-VN tại Nhà máy Z125. (nguồn QPVN)