Theo đó bên cạnh các hoạt động diễn tập thử nghiệm một số loại vũ khí, trang bị và chống bạo loạn tại Lữ đoàn Đặc công bộ 113, Binh chủng Đặc công còn giới thiệu nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật, thiết bị đo lượng phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: TTXVN.Ngoài các khí tài đặc chủng chất lượng cao nhập khẩu từ nhiều nước tiên tiến trên thế giới, Cục Kỹ thuật thuộc Binh chủng Đặc công cũng đã nghiên cứu sáng tạo cho ra đời nhiều vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chiến đấu hiện đại như áo giáp, áo phao cơ cấu bám trên nhiều bề mặt nhà cao tầng cho công tác huấn luyện, diễn tập và trong các nhiệm vụ chống khủng bố. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Hiện tại các trang bị mới đã phát huy tốt hiệu quả phù hợp với nhiệm vụ A2 và chống khủng bố, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của bộ đội Đặc công. Trong ảnh là một số trang bị tiêu chuẩn cho các đơn vị Đặc công bộ cho từng loại nhiệm vụ khác nhau, từ trên bộ, dưới nước cho đến cả đổ bộ đường không. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Trong ảnh là một số loại súng tiêu chuẩn của bộ đội Đặc công Việt Nam gồm thiết bị bắn khép góc CornerShot đi kèm súng ngắn đặc nhiệm, tiểu liên Mirco UZI, súng tiểu liên Tavor CTAR21 và súng bắn tỉa Galil. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Cận cảnh thiết bị bắn khép góc CornerShot của Đặc công Việt Nam, thiết bị này có thể giúp xạ thủ bắn chính xác qua chỗ ngoặt của góc tường nếu quay ngang thân. Do vậy, người lính cũng an toàn hơn do không lộ cơ thể trước đối phương. Tuy nhiên, hạn chế của loại vũ khí này là tầm bắn ngắn. CornerShot còn có phiên bản súng phóng lựu 40mm. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Xạ thủ CornerShot có thể theo dõi và tấn công mục tiêu thông qua một màn hình hiển thị nối với camera được gắn ở đầu súng. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Đối với các mẫu súng tiêu chuẩn của Đặc công Việt Nam thì súng Mirco UZI và Galil được đưa vào trang bị đã khá lâu, trong khi đó Tavor CTAR21 chỉ mới được biên chế trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Trong ảnh là bộ khí tài dưới nước cho phép chiến đấu viên có thể di chuyển, tiếp cận và theo dõi mục tiêu từ bên dưới mặt nước thay vì các cách thức chiến đấu thủ công như trước đây. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Một số trang thiết bị liên lạc vô tuyến trên bờ và dưới nước của Binh chủng Đặc công, hầu hết trong số này đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Bộ đàm và thiết bị liên lạc sóng ngắn đang được Đặc công Việt Nam sử dụng. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu, Đặc công Việt Nam còn được trang bị các khí tài rà phá và tháo dỡ bom mìn trong nhiệm vụ A2 và chống khủng bố. Nguồn ảnh: TTXVN.Mời độc giả xem video: Diễn tập thử nghiệm một số loại vũ khí, trang bị và chống bạo loạn năm 2018. (nguồn Quân đội Nhân dân)
Theo đó bên cạnh các hoạt động diễn tập thử nghiệm một số loại vũ khí, trang bị và chống bạo loạn tại Lữ đoàn Đặc công bộ 113, Binh chủng Đặc công còn giới thiệu nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật, thiết bị đo lượng phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: TTXVN.
Ngoài các khí tài đặc chủng chất lượng cao nhập khẩu từ nhiều nước tiên tiến trên thế giới, Cục Kỹ thuật thuộc Binh chủng Đặc công cũng đã nghiên cứu sáng tạo cho ra đời nhiều vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chiến đấu hiện đại như áo giáp, áo phao cơ cấu bám trên nhiều bề mặt nhà cao tầng cho công tác huấn luyện, diễn tập và trong các nhiệm vụ chống khủng bố. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Hiện tại các trang bị mới đã phát huy tốt hiệu quả phù hợp với nhiệm vụ A2 và chống khủng bố, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của bộ đội Đặc công. Trong ảnh là một số trang bị tiêu chuẩn cho các đơn vị Đặc công bộ cho từng loại nhiệm vụ khác nhau, từ trên bộ, dưới nước cho đến cả đổ bộ đường không. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Trong ảnh là một số loại súng tiêu chuẩn của bộ đội Đặc công Việt Nam gồm thiết bị bắn khép góc CornerShot đi kèm súng ngắn đặc nhiệm, tiểu liên Mirco UZI, súng tiểu liên Tavor CTAR21 và súng bắn tỉa Galil. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Cận cảnh thiết bị bắn khép góc CornerShot của Đặc công Việt Nam, thiết bị này có thể giúp xạ thủ bắn chính xác qua chỗ ngoặt của góc tường nếu quay ngang thân. Do vậy, người lính cũng an toàn hơn do không lộ cơ thể trước đối phương. Tuy nhiên, hạn chế của loại vũ khí này là tầm bắn ngắn. CornerShot còn có phiên bản súng phóng lựu 40mm. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Xạ thủ CornerShot có thể theo dõi và tấn công mục tiêu thông qua một màn hình hiển thị nối với camera được gắn ở đầu súng. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Đối với các mẫu súng tiêu chuẩn của Đặc công Việt Nam thì súng Mirco UZI và Galil được đưa vào trang bị đã khá lâu, trong khi đó Tavor CTAR21 chỉ mới được biên chế trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Trong ảnh là bộ khí tài dưới nước cho phép chiến đấu viên có thể di chuyển, tiếp cận và theo dõi mục tiêu từ bên dưới mặt nước thay vì các cách thức chiến đấu thủ công như trước đây. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Một số trang thiết bị liên lạc vô tuyến trên bờ và dưới nước của Binh chủng Đặc công, hầu hết trong số này đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Bộ đàm và thiết bị liên lạc sóng ngắn đang được Đặc công Việt Nam sử dụng. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu, Đặc công Việt Nam còn được trang bị các khí tài rà phá và tháo dỡ bom mìn trong nhiệm vụ A2 và chống khủng bố. Nguồn ảnh: TTXVN.
Mời độc giả xem video: Diễn tập thử nghiệm một số loại vũ khí, trang bị và chống bạo loạn năm 2018. (nguồn Quân đội Nhân dân)