Khi xung đột giữa Hamas và Israel nổ ra, mạng xã hội tràn ngập các video trông giống như phim khoa học viễn tưởng. Tên lửa tiến công của Hamas phát sáng bầu trời đêm và bị bắn hạ bởi tên lửa đánh chặn của Vòm Sắt. Khi mô tả hệ thống phòng thủ Vòm Sắt (Iron Dome) của Israel, rất nhiều bình luận coi đó như "Chiến tranh giữa các vì sao".Tuy nhiên, cuộc xung đột Palestine-Israel đang diễn ra thực chất chỉ là cuộc đối đầu giữa lực lượng công nghệ cao và công nghệ thấp. Israel sử dụng hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất, để đối đầu với những tên lửa tự chế đơn giản nhất; và hiệu suất của vũ khí công nghệ cao của Israel vẫn có thiếu sót.Hệ thống Vòm Sắt là hệ thống phòng thủ do Rafael của Israel sản xuất, và cuộc thử nghiệm đánh chặn đầu tiên đã được tiến hành cách đây 10 năm. Raphael tuyên bố rằng, Vòm Sắt đã đánh chặn hơn 2.500 mục tiêu, với tỷ lệ thành công hơn 90%.Hệ thống Vòm Sắt bao gồm một loạt radar phát hiện và theo dõi, trung tâm điều khiển vũ khí và bệ phóng tên lửa. Các hệ thống con này được triển khai riêng lẻ, khiến vùng phủ sóng của Vòm Sắt rất lớn.Sau khi radar của hệ thống Vòm Sắt phát hiện và theo dõi nhiều tên lửa bay tới, hệ thống quản lý chiến đấu sẽ xác định xem các mục tiêu này có gây ra mối đe dọa hay không và chỉ định một hoặc nhiều đơn vị phóng, để đánh chặn chúng.Mỗi hệ thống phóng Vòm Sắt được trang bị 20 tên lửa Tamil, tên lửa nặng khoảng 90 kg và có tầm bắn hơn 40 km. Người ta ước tính rằng giá của mỗi tên lửa là từ 20.000 đến 100.000 USD.Mặc dù hệ thống Vòm Sắt rất hiệu quả, hầu hết các tên lửa do Hamas phóng gần đây đều bị đánh chặn thành công. Tuy nhiên, một số tên lửa của Hamas đã xuyên thủng hệ thống phòng thủ và bắn trúng mục tiêu, khiến nhiều người Israel thương vong.Mặt khác, tên lửa của Hamas không quá phức tạp, loại tên lửa Kazan tự chế của họ, về kích thước đã lớn hơn, nhưng thiết kế cơ bản không thay đổi. Những tên lửa này được sản xuất trong Dải Gaza, vỏ đạn là một ống thép hoặc nhôm với các cánh nâng được hàn phía đuôi. Tên lửa được trang bị một đầu đạn nổ tự chế.Tên lửa Kazan không có bất kỳ hệ thống dẫn đường nào và được phóng từ một giá đỡ đơn giản bằng kim loại (cũng được sản xuất tại Dải Gaza). Tên lửa ban đầu dài khoảng 1,8 m, nặng 36 kg, được trang bị đầu đạn nặng 8 kg và tầm bắn chỉ khoảng 3 km.Hiện nay, tên lửa lớn nhất mà Hamas sử dụng có trọng lượng hơn 50 kg, nhưng chưa phải là lớn lắm và có thể được lắp đặt và phóng bởi hai người, nhưng tầm bắn đã vượt quá 30 km. Những tên lửa này có giá rẻ hơn nhiều, so với tên lửa Tamir đánh chặn chúng, và chỉ có giá vài trăm USD.Hệ thống ngắm bắn của tên lửa Kasan cũng rất đơn giản, cùng với đó là công nghệ chế tạo tên lửa rất thô sơ, do vậy tên lửa có độ chính xác rất kém và chỉ có thể rơi vào vùng lãnh thổ Israel; còn việc chúng có thể bắn trúng mục tiêu hay không về cơ bản là dựa vào…may mắn.So với các loại vũ khí hiện đại, những đầu đạn thô sơ này ít gây sát thương, nhưng tác động của tên lửa chủ yếu là tinh thần, có thể buộc người Israel phải gián đoạn cuộc sống bình thường của họ, khi còi báo động vang lên và buộc phải ẩn náu trong hầm trú ẩn. Nhiều người già đã phải nhập viện về loại tên lửa này.Hamas cũng được trang bị một số lượng hạn chế đạn pháo phản lực Grad 122mm và một số vũ khí nhập khẩu khác. Những tên lửa này được phóng từ các bệ phóng ứng dụng, chứ không phải từ xe phóng như của pháo Grad 122mm; nguy hiểm nhất là những bệ tên lửa chống tăng có điều khiển của phía Hamas.Cho đến nay, Vòm Sắt đã đạt được nhiều thành công trong việc đánh chặn tên lửa của Hamas, nhưng nó cũng có những điểm yếu. Mặc dù Vòm Sắt có thể đánh chặn một số lượng lớn tên lửa của đối phương cùng một lúc, nhưng khả năng của nó cũng có giới hạn.Nếu tên lửa tiến công vượt quá giới hạn của Vòm Sắt, thì lúc này hệ thống sẽ "quá tải". Trong những cuộc tiến công vừa qua, Hamas có vẻ như đang cố gắng sử dụng chiến thuật "bão hòa", tức là cùng một lúc phóng nhiều rốc-két, để làm quá tải hệ thống Vòm Sắt. Theo ghi nhận của Israel, có lúc Hamas phóng liền hàng trăm quả rốc-két.Ngoài ra, nguồn cung cấp tên lửa Tamil mà Iron Dome sử dụng rất hạn chế và đắt đỏ. Theo thông tin, Hamas đang có trong tay hàng nghìn tên lửa Kazan và các loại vũ khí khác. Để đảm bảo chắc chắn khi tiêu diệt một mục tiêu, hệ thống Iron Dome sẽ phóng liền hai tên lửa để đánh chặn một tên lửa.Nếu hết tên lửa, Vòm Sắt trở thành "cục sắt", lúc này con số thương vong có thể tăng lên nhanh chóng. Vì vậy có thể khiến Israel thực hiện các hành động quân sự khác như dùng không quân, để phá hủy các bệ phóng tên lửa của Hamas.Một nghiên cứu của quỹ RAND Corporation cho thấy, hiệu quả của Vòm Sắt thậm chí có thể là một điểm yếu chiến lược. Ngược lại, thiệt hại do cuộc tấn công bằng tên lửa của Hamas là rất nhỏ, nên bất kỳ hành động quân sự nào của Israel đều bị coi là không cân xứng và vô ích. Các cuộc không kích gần đây của Israel, đã gây ra một số lượng lớn thương vong lớn ở khu vực Gaza, gấp vài lần số thương vong của Israel.Chỉ các biện pháp phòng thủ thôi là không đủ để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa, và việc phụ thuộc vào hệ thống "Vòm Sắt" có nghĩa là nếu nó không đánh chặn được, mọi người sẽ nghĩ rằng chính phủ đã không bảo vệ được người dân của họ, điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.Mặt khác, nếu Israel tiến hành một cuộc tấn công mặt đất vào các trận địa phóng tên lửa của Hamas, có thể gây ra thương vong lớn và hậu quả chính trị toàn cầu. Do đó hệ thống phòng thủ Vòm Sắt chỉ khiến con người ta quá phụ thuộc vào nó mà thôi. Nguồn ảnh: Pinterest. Hệ thống Iron Dome tốn hàng trăm nghìn USD cho mỗi lần khai hỏa, nhưng chỉ để đánh mục tiêu có giá vài trăm tứi vài nghìn USD.
Khi xung đột giữa Hamas và Israel nổ ra, mạng xã hội tràn ngập các video trông giống như phim khoa học viễn tưởng. Tên lửa tiến công của Hamas phát sáng bầu trời đêm và bị bắn hạ bởi tên lửa đánh chặn của Vòm Sắt. Khi mô tả hệ thống phòng thủ Vòm Sắt (Iron Dome) của Israel, rất nhiều bình luận coi đó như "Chiến tranh giữa các vì sao".
Tuy nhiên, cuộc xung đột Palestine-Israel đang diễn ra thực chất chỉ là cuộc đối đầu giữa lực lượng công nghệ cao và công nghệ thấp. Israel sử dụng hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất, để đối đầu với những tên lửa tự chế đơn giản nhất; và hiệu suất của vũ khí công nghệ cao của Israel vẫn có thiếu sót.
Hệ thống Vòm Sắt là hệ thống phòng thủ do Rafael của Israel sản xuất, và cuộc thử nghiệm đánh chặn đầu tiên đã được tiến hành cách đây 10 năm. Raphael tuyên bố rằng, Vòm Sắt đã đánh chặn hơn 2.500 mục tiêu, với tỷ lệ thành công hơn 90%.
Hệ thống Vòm Sắt bao gồm một loạt radar phát hiện và theo dõi, trung tâm điều khiển vũ khí và bệ phóng tên lửa. Các hệ thống con này được triển khai riêng lẻ, khiến vùng phủ sóng của Vòm Sắt rất lớn.
Sau khi radar của hệ thống Vòm Sắt phát hiện và theo dõi nhiều tên lửa bay tới, hệ thống quản lý chiến đấu sẽ xác định xem các mục tiêu này có gây ra mối đe dọa hay không và chỉ định một hoặc nhiều đơn vị phóng, để đánh chặn chúng.
Mỗi hệ thống phóng Vòm Sắt được trang bị 20 tên lửa Tamil, tên lửa nặng khoảng 90 kg và có tầm bắn hơn 40 km. Người ta ước tính rằng giá của mỗi tên lửa là từ 20.000 đến 100.000 USD.
Mặc dù hệ thống Vòm Sắt rất hiệu quả, hầu hết các tên lửa do Hamas phóng gần đây đều bị đánh chặn thành công. Tuy nhiên, một số tên lửa của Hamas đã xuyên thủng hệ thống phòng thủ và bắn trúng mục tiêu, khiến nhiều người Israel thương vong.
Mặt khác, tên lửa của Hamas không quá phức tạp, loại tên lửa Kazan tự chế của họ, về kích thước đã lớn hơn, nhưng thiết kế cơ bản không thay đổi. Những tên lửa này được sản xuất trong Dải Gaza, vỏ đạn là một ống thép hoặc nhôm với các cánh nâng được hàn phía đuôi. Tên lửa được trang bị một đầu đạn nổ tự chế.
Tên lửa Kazan không có bất kỳ hệ thống dẫn đường nào và được phóng từ một giá đỡ đơn giản bằng kim loại (cũng được sản xuất tại Dải Gaza). Tên lửa ban đầu dài khoảng 1,8 m, nặng 36 kg, được trang bị đầu đạn nặng 8 kg và tầm bắn chỉ khoảng 3 km.
Hiện nay, tên lửa lớn nhất mà Hamas sử dụng có trọng lượng hơn 50 kg, nhưng chưa phải là lớn lắm và có thể được lắp đặt và phóng bởi hai người, nhưng tầm bắn đã vượt quá 30 km. Những tên lửa này có giá rẻ hơn nhiều, so với tên lửa Tamir đánh chặn chúng, và chỉ có giá vài trăm USD.
Hệ thống ngắm bắn của tên lửa Kasan cũng rất đơn giản, cùng với đó là công nghệ chế tạo tên lửa rất thô sơ, do vậy tên lửa có độ chính xác rất kém và chỉ có thể rơi vào vùng lãnh thổ Israel; còn việc chúng có thể bắn trúng mục tiêu hay không về cơ bản là dựa vào…may mắn.
So với các loại vũ khí hiện đại, những đầu đạn thô sơ này ít gây sát thương, nhưng tác động của tên lửa chủ yếu là tinh thần, có thể buộc người Israel phải gián đoạn cuộc sống bình thường của họ, khi còi báo động vang lên và buộc phải ẩn náu trong hầm trú ẩn. Nhiều người già đã phải nhập viện về loại tên lửa này.
Hamas cũng được trang bị một số lượng hạn chế đạn pháo phản lực Grad 122mm và một số vũ khí nhập khẩu khác. Những tên lửa này được phóng từ các bệ phóng ứng dụng, chứ không phải từ xe phóng như của pháo Grad 122mm; nguy hiểm nhất là những bệ tên lửa chống tăng có điều khiển của phía Hamas.
Cho đến nay, Vòm Sắt đã đạt được nhiều thành công trong việc đánh chặn tên lửa của Hamas, nhưng nó cũng có những điểm yếu. Mặc dù Vòm Sắt có thể đánh chặn một số lượng lớn tên lửa của đối phương cùng một lúc, nhưng khả năng của nó cũng có giới hạn.
Nếu tên lửa tiến công vượt quá giới hạn của Vòm Sắt, thì lúc này hệ thống sẽ "quá tải". Trong những cuộc tiến công vừa qua, Hamas có vẻ như đang cố gắng sử dụng chiến thuật "bão hòa", tức là cùng một lúc phóng nhiều rốc-két, để làm quá tải hệ thống Vòm Sắt. Theo ghi nhận của Israel, có lúc Hamas phóng liền hàng trăm quả rốc-két.
Ngoài ra, nguồn cung cấp tên lửa Tamil mà Iron Dome sử dụng rất hạn chế và đắt đỏ. Theo thông tin, Hamas đang có trong tay hàng nghìn tên lửa Kazan và các loại vũ khí khác. Để đảm bảo chắc chắn khi tiêu diệt một mục tiêu, hệ thống Iron Dome sẽ phóng liền hai tên lửa để đánh chặn một tên lửa.
Nếu hết tên lửa, Vòm Sắt trở thành "cục sắt", lúc này con số thương vong có thể tăng lên nhanh chóng. Vì vậy có thể khiến Israel thực hiện các hành động quân sự khác như dùng không quân, để phá hủy các bệ phóng tên lửa của Hamas.
Một nghiên cứu của quỹ RAND Corporation cho thấy, hiệu quả của Vòm Sắt thậm chí có thể là một điểm yếu chiến lược. Ngược lại, thiệt hại do cuộc tấn công bằng tên lửa của Hamas là rất nhỏ, nên bất kỳ hành động quân sự nào của Israel đều bị coi là không cân xứng và vô ích. Các cuộc không kích gần đây của Israel, đã gây ra một số lượng lớn thương vong lớn ở khu vực Gaza, gấp vài lần số thương vong của Israel.
Chỉ các biện pháp phòng thủ thôi là không đủ để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa, và việc phụ thuộc vào hệ thống "Vòm Sắt" có nghĩa là nếu nó không đánh chặn được, mọi người sẽ nghĩ rằng chính phủ đã không bảo vệ được người dân của họ, điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Mặt khác, nếu Israel tiến hành một cuộc tấn công mặt đất vào các trận địa phóng tên lửa của Hamas, có thể gây ra thương vong lớn và hậu quả chính trị toàn cầu. Do đó hệ thống phòng thủ Vòm Sắt chỉ khiến con người ta quá phụ thuộc vào nó mà thôi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hệ thống Iron Dome tốn hàng trăm nghìn USD cho mỗi lần khai hỏa, nhưng chỉ để đánh mục tiêu có giá vài trăm tứi vài nghìn USD.