Cuộc đối đầu giữa người Palestine và Israel đúng như dự đoán đã leo thang thành hành động quân sự toàn diện với những vụ phóng tên lửa qua lại đáp trả lẫn nhau.Theo phía Israel, vào đêm 11/5, khoảng 200 quả rocket đã được bắn từ lãnh thổ của Dải Gaza, 1/3 số đó không tới biên giới Israel. Tỷ lệ đánh chặn thành công của hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt được thông báo vượt quá 90%.Trước tình hình trên, Đại tá Sergei Khatylev - chuyên gia quân sự, người đứng đầu lực lượng tên lửa phòng không (2007 - 2009) thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm (Phòng không Mosckva) đã giải thích tại sao hệ thống Iron Dome lại có hiệu quả cao đến vậy.Theo ông Khatylev: “Iron Dome rất có ý nghĩa đối với Israel. Đây là tổ hợp phòng thủ tên lửa được đưa vào phục vụ từ năm 2010. Cung cấp khả năng đánh chặn nhanh chóng các tên lửa tầm ngắn và đạn pháo, bao gồm rocket tự chế Qassam của người Palestine".Theo chuyên gia này, trước hết Iron Dome là hệ thống phát hiện vũ khí tấn công ngay tại thời điểm phóng, các trạm xử lý thông tin tên lửa đạn đạo tốc độ cao sẽ tính toán quỹ đạo bay, dẫn đường đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu.Đại tá Sergei Khatylev cho biết: “Từ khoảng cách khoảng 70 km, Iron Dome có thể bám bắt mục tiêu, khóa chặt và tiêu diệt với xác suất 100%. Thời gian từ khi phát hiện vụ phóng đến lúc tiêu diệt chỉ là 2 giây"."Hơn nữa thiết kế của người Israel là việc kích nổ tên lửa không được thực hiện ở độ cao thấp. Họ cố gắng chặn đạn tấn công ở điểm cao nhất của quỹ đạo. Điều này được thực hiện để ngăn các mảnh vỡ rơi vào khu dân cư".Điều này có nghĩa là nhiệm vụ chính của Iron Dome là tiêu diệt tên lửa hoặc đạn pháo ở điểm cao nhất của quỹ đạo, trong khi các hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường, kể cả của Mỹ, thường đánh chặn mục tiêu ở độ cao 1 - 2 km.Một bệ phóng của tổ hợp Iron Dome có khả năng bám bắt, theo dõi và tiêu diệt đồng thời 12 mục tiêu. Mỗi khẩu đội Vòm sắt có 3 - 4 bệ phóng, mỗi bệ mang 20 tên lửa đánh chặn Tamir có giá thành 40.000 USD/quả.Theo vị chuyên gia, hiệu quả của Vòm sắt được quyết định bởi thực tế nó là một tổ hợp hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Một khu phức hợp có diện tích bao quát 150 km2. Đối với một khu vực như vậy, đây là phương tiện phòng thủ hiệu quả nhất.“Và điều quan trọng nhất là trạm radar cũng như thiết bị tích hợp, tức là máy tính thuộc hệ thống điều khiển hỏa lực, có thể xác định một cách rất chính xác đường bay của tên lửa”, chuyên gia Khatylev giải thích."Các thuật toán sau đó sẽ cho biết tên lửa này bay từ đâu tới, họ biết nó sẽ bay đến đâu và dự kiến rơi ở đâu. Có nghĩa là Iron Dome gần như ngay lập tức biết được quỹ đạo của tên lửa này", Đại tá Khatylev khẳng định.Trước sự thành công của Iron Dome, Mỹ cũng đã phải mua 2 tổ hợp vũ khí phòng thủ tên lửa do Israel chế tạo để bảo vệ các căn cứ của mình tại Iraq trước những cuộc tấn công của phiến quân thân Iran.Tuy nhiên ở chiều ngược lại, phía Hamas tuyên bố rằng hiệu suất đánh chặn thực tế của Iron Dome chỉ dưới 30%, tức là nó bỏ lọt phần lớn tên lửa hay rocket được lực lượng này bắn vào đất Israel.
Cuộc đối đầu giữa người Palestine và Israel đúng như dự đoán đã leo thang thành hành động quân sự toàn diện với những vụ phóng tên lửa qua lại đáp trả lẫn nhau.
Theo phía Israel, vào đêm 11/5, khoảng 200 quả rocket đã được bắn từ lãnh thổ của Dải Gaza, 1/3 số đó không tới biên giới Israel. Tỷ lệ đánh chặn thành công của hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt được thông báo vượt quá 90%.
Trước tình hình trên, Đại tá Sergei Khatylev - chuyên gia quân sự, người đứng đầu lực lượng tên lửa phòng không (2007 - 2009) thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm (Phòng không Mosckva) đã giải thích tại sao hệ thống Iron Dome lại có hiệu quả cao đến vậy.
Theo ông Khatylev: “Iron Dome rất có ý nghĩa đối với Israel. Đây là tổ hợp phòng thủ tên lửa được đưa vào phục vụ từ năm 2010. Cung cấp khả năng đánh chặn nhanh chóng các tên lửa tầm ngắn và đạn pháo, bao gồm rocket tự chế Qassam của người Palestine".
Theo chuyên gia này, trước hết Iron Dome là hệ thống phát hiện vũ khí tấn công ngay tại thời điểm phóng, các trạm xử lý thông tin tên lửa đạn đạo tốc độ cao sẽ tính toán quỹ đạo bay, dẫn đường đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu.
Đại tá Sergei Khatylev cho biết: “Từ khoảng cách khoảng 70 km, Iron Dome có thể bám bắt mục tiêu, khóa chặt và tiêu diệt với xác suất 100%. Thời gian từ khi phát hiện vụ phóng đến lúc tiêu diệt chỉ là 2 giây".
"Hơn nữa thiết kế của người Israel là việc kích nổ tên lửa không được thực hiện ở độ cao thấp. Họ cố gắng chặn đạn tấn công ở điểm cao nhất của quỹ đạo. Điều này được thực hiện để ngăn các mảnh vỡ rơi vào khu dân cư".
Điều này có nghĩa là nhiệm vụ chính của Iron Dome là tiêu diệt tên lửa hoặc đạn pháo ở điểm cao nhất của quỹ đạo, trong khi các hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường, kể cả của Mỹ, thường đánh chặn mục tiêu ở độ cao 1 - 2 km.
Một bệ phóng của tổ hợp Iron Dome có khả năng bám bắt, theo dõi và tiêu diệt đồng thời 12 mục tiêu. Mỗi khẩu đội Vòm sắt có 3 - 4 bệ phóng, mỗi bệ mang 20 tên lửa đánh chặn Tamir có giá thành 40.000 USD/quả.
Theo vị chuyên gia, hiệu quả của Vòm sắt được quyết định bởi thực tế nó là một tổ hợp hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Một khu phức hợp có diện tích bao quát 150 km2. Đối với một khu vực như vậy, đây là phương tiện phòng thủ hiệu quả nhất.
“Và điều quan trọng nhất là trạm radar cũng như thiết bị tích hợp, tức là máy tính thuộc hệ thống điều khiển hỏa lực, có thể xác định một cách rất chính xác đường bay của tên lửa”, chuyên gia Khatylev giải thích.
"Các thuật toán sau đó sẽ cho biết tên lửa này bay từ đâu tới, họ biết nó sẽ bay đến đâu và dự kiến rơi ở đâu. Có nghĩa là Iron Dome gần như ngay lập tức biết được quỹ đạo của tên lửa này", Đại tá Khatylev khẳng định.
Trước sự thành công của Iron Dome, Mỹ cũng đã phải mua 2 tổ hợp vũ khí phòng thủ tên lửa do Israel chế tạo để bảo vệ các căn cứ của mình tại Iraq trước những cuộc tấn công của phiến quân thân Iran.
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, phía Hamas tuyên bố rằng hiệu suất đánh chặn thực tế của Iron Dome chỉ dưới 30%, tức là nó bỏ lọt phần lớn tên lửa hay rocket được lực lượng này bắn vào đất Israel.