Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz ngày 16/3 cho biết tổ hợp phòng thủ Iron Dome (Vòm sắt) đã tham gia "loạt kịch bản thử nghiệm phức tạp, đánh chặn và tiêu diệt thành công mục tiêu mô phỏng các mối đe dọa đã có và mới xuất hiện".Ông Gantz cho hay lá chắn này đã "đánh chặn đồng thời nhiều máy bay không người lái (UAV), cũng như loạt rocket" trong các thử nghiệm.Đây là tính năng nâng cấp đáng kể của hệ thống Vòm sắt, do lá chắn này trước đây chỉ chuyên đối phó với rocket và các loại đạn cối không điều khiển có quỹ đạo bay ổn định."Biến thể mới của Vòm sắt sẽ được chuyển giao cho lực lượng không quân, hải quân giúp tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Israel", ông nói.Israel bắt đầu phát triển Vòm sắt sau cuộc chiến tại Lebanon năm 2006, nhằm đối phó với rocket từ nhóm vũ trang Hezbollah.Nhóm vũ trang tại Dải Gaza này sở hữu pháo phản lực cỡ nòng 122 mm với tầm bắn trên 20 km, đe dọa gần một triệu cư dân ở miền nam Israel.Bộ Quốc phòng Israel đặt mục tiêu phát triển hệ thống phòng không di động tầm ngắn chuyên đối phó với rocket vào tháng 2/2007.Tổ hợp này khai hỏa thành công lần đầu vào tháng 3/2009, nhưng chưa thực hành đánh chặn mục tiêu. Các đợt thử nghiệm diễn ra liên tục cho đến giữa năm 2010. Cuối cùng hệ thống Iron Dome đã chính thức thực chiến vào năm 2011.Đạn tên lửa của hệ thống Iron Dome có tầm tác chiến hiệu quả từ 4 km tới 79 km, với cơ chế dẫn đường đặc biệt nó có thể phá hủy ngay cả đạn pháo siêu tốc.Mỗi xe mang phóng có cơ số đạn gồm 20 quả tên lửa được đặt trong các ống phóng. Hình ảnh quả đạn đánh chặn của hệ thống tên lửa Iron Dome.Một khẩu đội thường là 3 xe mang phóng sẽ có tổng số đạn trực chiến là 60 quả tên lửa.Khi radar phát hiện ra vật thể bay thù địch, hệ thống xe chỉ huy sẽ tính toán quỹ đạo bay và đưa ra tọa độ rơi của quả đạn.Nếu quả đạn được xác định sẽ rơi đúng vào khu vực đông dân cư, tên lửa đánh chặn từ Iron Dome được kích hoạt và tiêu diệt mục tiêu ngay còn khi đang bay trên không.Điểm mạnh của hệ thống này chính là tốc độ phản ứng nhanh và có khả năng đánh chặn cực kỳ hiệu quả.Theo phía Israel công bố, kể từ khi được triển khai từ tháng 3-2011 cho tới tháng 11-2012, tên lửa Iron Dome đã đánh chặn được hơn 400 quả đạn được phóng ra từ pháo phản lực vào lãnh thổ nước này.Như vậy, Iron Dome đã vô hiệu hóa tới 90% số lượng tên lửa được phóng đi từ Gaza nhắm vào các khu dân cư của Israel.Israel đang vận hành 10 hệ thống Vòm sắt và có thể biên chế thêm 5 tổ hợp trong tương lai.Một tổ hợp Iron Dome hoàn chỉnh có giá khoảng 50 triệu USD, gồm ba thành phần chính là radar cảnh giới và bám bắt mục tiêu, hệ thống quản lý tác chiến và điều khiển hỏa lực (BMC) và 3-4 bệ phóng đạn (MFU).Với khả năng đánh chặn đạn pháo, đạn cối và đạn rocket, Iron Dome được coi là chiếc khiên thần của quân đội Israel. Nhận thấy ưu điểm của loại vũ khí này, Mỹ đã chính thức đặt mua và biên chế hệ thống Iron Dome.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz ngày 16/3 cho biết tổ hợp phòng thủ Iron Dome (Vòm sắt) đã tham gia "loạt kịch bản thử nghiệm phức tạp, đánh chặn và tiêu diệt thành công mục tiêu mô phỏng các mối đe dọa đã có và mới xuất hiện".
Ông Gantz cho hay lá chắn này đã "đánh chặn đồng thời nhiều máy bay không người lái (UAV), cũng như loạt rocket" trong các thử nghiệm.
Đây là tính năng nâng cấp đáng kể của hệ thống Vòm sắt, do lá chắn này trước đây chỉ chuyên đối phó với rocket và các loại đạn cối không điều khiển có quỹ đạo bay ổn định.
"Biến thể mới của Vòm sắt sẽ được chuyển giao cho lực lượng không quân, hải quân giúp tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Israel", ông nói.
Israel bắt đầu phát triển Vòm sắt sau cuộc chiến tại Lebanon năm 2006, nhằm đối phó với rocket từ nhóm vũ trang Hezbollah.
Nhóm vũ trang tại Dải Gaza này sở hữu pháo phản lực cỡ nòng 122 mm với tầm bắn trên 20 km, đe dọa gần một triệu cư dân ở miền nam Israel.
Bộ Quốc phòng Israel đặt mục tiêu phát triển hệ thống phòng không di động tầm ngắn chuyên đối phó với rocket vào tháng 2/2007.
Tổ hợp này khai hỏa thành công lần đầu vào tháng 3/2009, nhưng chưa thực hành đánh chặn mục tiêu. Các đợt thử nghiệm diễn ra liên tục cho đến giữa năm 2010. Cuối cùng hệ thống Iron Dome đã chính thức thực chiến vào năm 2011.
Đạn tên lửa của hệ thống Iron Dome có tầm tác chiến hiệu quả từ 4 km tới 79 km, với cơ chế dẫn đường đặc biệt nó có thể phá hủy ngay cả đạn pháo siêu tốc.
Mỗi xe mang phóng có cơ số đạn gồm 20 quả tên lửa được đặt trong các ống phóng. Hình ảnh quả đạn đánh chặn của hệ thống tên lửa Iron Dome.
Một khẩu đội thường là 3 xe mang phóng sẽ có tổng số đạn trực chiến là 60 quả tên lửa.
Khi radar phát hiện ra vật thể bay thù địch, hệ thống xe chỉ huy sẽ tính toán quỹ đạo bay và đưa ra tọa độ rơi của quả đạn.
Nếu quả đạn được xác định sẽ rơi đúng vào khu vực đông dân cư, tên lửa đánh chặn từ Iron Dome được kích hoạt và tiêu diệt mục tiêu ngay còn khi đang bay trên không.
Điểm mạnh của hệ thống này chính là tốc độ phản ứng nhanh và có khả năng đánh chặn cực kỳ hiệu quả.
Theo phía Israel công bố, kể từ khi được triển khai từ tháng 3-2011 cho tới tháng 11-2012, tên lửa Iron Dome đã đánh chặn được hơn 400 quả đạn được phóng ra từ pháo phản lực vào lãnh thổ nước này.
Như vậy, Iron Dome đã vô hiệu hóa tới 90% số lượng tên lửa được phóng đi từ Gaza nhắm vào các khu dân cư của Israel.
Israel đang vận hành 10 hệ thống Vòm sắt và có thể biên chế thêm 5 tổ hợp trong tương lai.
Một tổ hợp Iron Dome hoàn chỉnh có giá khoảng 50 triệu USD, gồm ba thành phần chính là radar cảnh giới và bám bắt mục tiêu, hệ thống quản lý tác chiến và điều khiển hỏa lực (BMC) và 3-4 bệ phóng đạn (MFU).
Với khả năng đánh chặn đạn pháo, đạn cối và đạn rocket, Iron Dome được coi là chiếc khiên thần của quân đội Israel. Nhận thấy ưu điểm của loại vũ khí này, Mỹ đã chính thức đặt mua và biên chế hệ thống Iron Dome.