Theo truyền thông Nhật Bản, nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth sẽ tập trận chung với quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại vùng biển gần Okinawa. Nhật Bản cho rằng, việc Anh điều hàng không mẫu hạm đến châu Á, có liên quan đến tình hình Biển Đông và Hong Kong. Hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth được thiết kế để chở 36 máy bay chiến đấu F-35B, nhưng chỉ có 16 chiếc F-35B được triển khai, trong hành trình lần này. Trong số 16 chiếc F-35B này, một nửa trong đó là của Mỹ. Đối với hải quân Anh, đây là một kỷ lục, bởi trước đó hàng không mẫu hạm này chỉ chở tối đa 4 chiếc F-35. Queen Elizabeth sẽ mang theo 8 chiếc F-35B của Anh từ Phi đội máy bay chiến đấu 617 của Không quân Hoàng gia Anh và 8 chiếc F-35B từ Phi đội VMFA-211 của Thủy quân lục chiến Mỹ. Hiện tại, Anh có quá ít F-35B, chỉ có 21 tiêm kích F-35B, tất cả đều thuộc sở hữu của không quân Anh. Phi đội 617 sẽ đến châu Á cùng với Queen Elizabeth, là phi đội chiến đấu đầu tiên được trang bị F-35B, có trụ sở tại Malham. Đây là phi đội F-35B duy nhất của Anh đã hoàn thành tất cả các chứng chỉ, về trình độ tác chiến tàu sân bay và có thể hoạt động trên tàu sân bay.Hải quân Hoàng gia Anh sẽ bắt đầu thành lập phi đội F-35B đầu tiên vào năm 2023, có phiên hiệu là Phi đội không quân hải quân 809. Khi đó, các Phi đội 207 và 617 của không quân Anh và Phi đội 809 của kải quân sẽ có 12 máy bay chiến đấu F-35B, có thể tạo thành phi đội máy bay chiến đấu hoàn chỉnh, của tàu sân bay Queen Elizabeth. F-35B là một trong những máy bay “thiệt thòi” nhất trong dòng F-35. Để có không gian lắp đặt quạt nâng, dung tích thùng nhiên liệu của F-35B nhỏ hơn nhiều so với F-35A và F-35C, bán kính hoạt động tối đa chỉ là 505 hải lý, ít hơn 25% so với phiên bản A và C. Chiều dài khoang chứa chỉ 3,7m, chỉ có thể chứa tên lửa không đối không AIM-120. Khả năng tác chiến trên biển của F-35B còn nhiều điều đáng ngại, do khả năng hạn chế mang theo vũ khí; khoang chứa bom của F-35B với chiều dài chỉ hơn 3,7m, không thể chứa được tên lửa NSM có chiều dài 3,95m. Do đó, F-35B phải từ bỏ khả năng tàng hình và sử dụng giá treo bên ngoài để lắp tên lửa LRASM. Về tấn công mặt đất, tiêm kích F-35B sử dụng bom dẫn đường bằng laser GBU-32 nặng 450kg. Giả sử F-35 ở độ cao 15.000 mét với tốc độ Mach 1. Tầm bắn hiệu quả của bom chỉ là 10 km. Ở khoảng cách này, radar tìm kiếm và điều khiển hỏa lực của các loại vũ khí phòng không trên mặt đất và trên biển có thể phát hiện được F-35. F-35B có thể trang bị tên lửa không đối đất SPEAR 3, đây là loại tên lửa hạng nhẹ được phát triển từ tên lửa chống tăng trực thăng. Có tầm bắn cực xa 130 km, tuy nhiên tên lửa SPEAR 3 hiện chỉ mới tồn tại trên giấy và các cuộc thử nghiệm liên quan vẫn chưa được hoàn thành. F-35B của Anh hiện tại, được trang bị 4 tên lửa Meteor/ASRAAM trong khoang chứa bom và 2 tên lửa chiến đấu ASRAAM có thể được gắn trên các giá treo bên ngoài ở hai đầu cánh. Nếu xét riêng về cấu hình vũ khí, thì F-35B được đánh giá mang hỏa lực tương đối mạnh. Tuy nhiên, ngoài cấu hình vũ khí và khả năng tàng hình, F-35B không có bất kỳ ưu điểm nào đáng nói, kể cả trong lĩnh vực không chiến. Theo tuyên bố chính thức của Anh, giới hạn quá tải tối đa của F-35B chỉ là 7G, điều này không chỉ khiến nó không thể đánh trả trong phạm vi gần, mà còn ảnh hưởng đến khả năng thoát khỏi không chiến. Ngoài ra, cấu hình điều khiển đường không tiêu chuẩn, của 6 tên lửa không đối không cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất tàng hình của F-35. Do đó, F-35 của Anh chỉ có thể sử dụng cấu hình tên lửa không đối không an toàn hơn, nhưng dù là cấu hình tên lửa nào, thì đều có những khuyết điểm đáng kể. Các vấn đề với nhóm tác chiến tàu sân bay Anh không chỉ giới hạn ở máy bay. Khả năng phòng không hạm đội của nó cũng là một thiếu sót lớn. Hiện tại, Anh chỉ có 6 tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 45 có khả năng phòng không trong khu vực, nhưng tên lửa phòng không thì quá kém. Đồng thời, 3 trong số 6 tàu này đang được nâng cấp và sửa chữa. Trong hành trình lần này, chỉ có hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 45 hộ tống, không thể tạo thành mạng lưới phòng không hoàn chỉnh và không có cơ hội sống sót dưới sức tấn công quy mô của đối phương. Vì vậy, chuyến đi này thực sự là một cơ hội huấn luyện vượt biển hiếm có đối với Hải quân Anh, nhưng nếu Anh không thể tìm ra điểm yếu của chính mình để khắc phục , Anh nhất định phải trả giá cho những hành động tương tự.
Theo truyền thông Nhật Bản, nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth sẽ tập trận chung với quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại vùng biển gần Okinawa. Nhật Bản cho rằng, việc Anh điều hàng không mẫu hạm đến châu Á, có liên quan đến tình hình Biển Đông và Hong Kong.
Hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth được thiết kế để chở 36 máy bay chiến đấu F-35B, nhưng chỉ có 16 chiếc F-35B được triển khai, trong hành trình lần này. Trong số 16 chiếc F-35B này, một nửa trong đó là của Mỹ. Đối với hải quân Anh, đây là một kỷ lục, bởi trước đó hàng không mẫu hạm này chỉ chở tối đa 4 chiếc F-35.
Queen Elizabeth sẽ mang theo 8 chiếc F-35B của Anh từ Phi đội máy bay chiến đấu 617 của Không quân Hoàng gia Anh và 8 chiếc F-35B từ Phi đội VMFA-211 của Thủy quân lục chiến Mỹ. Hiện tại, Anh có quá ít F-35B, chỉ có 21 tiêm kích F-35B, tất cả đều thuộc sở hữu của không quân Anh.
Phi đội 617 sẽ đến châu Á cùng với Queen Elizabeth, là phi đội chiến đấu đầu tiên được trang bị F-35B, có trụ sở tại Malham. Đây là phi đội F-35B duy nhất của Anh đã hoàn thành tất cả các chứng chỉ, về trình độ tác chiến tàu sân bay và có thể hoạt động trên tàu sân bay.
Hải quân Hoàng gia Anh sẽ bắt đầu thành lập phi đội F-35B đầu tiên vào năm 2023, có phiên hiệu là Phi đội không quân hải quân 809. Khi đó, các Phi đội 207 và 617 của không quân Anh và Phi đội 809 của kải quân sẽ có 12 máy bay chiến đấu F-35B, có thể tạo thành phi đội máy bay chiến đấu hoàn chỉnh, của tàu sân bay Queen Elizabeth.
F-35B là một trong những máy bay “thiệt thòi” nhất trong dòng F-35. Để có không gian lắp đặt quạt nâng, dung tích thùng nhiên liệu của F-35B nhỏ hơn nhiều so với F-35A và F-35C, bán kính hoạt động tối đa chỉ là 505 hải lý, ít hơn 25% so với phiên bản A và C. Chiều dài khoang chứa chỉ 3,7m, chỉ có thể chứa tên lửa không đối không AIM-120.
Khả năng tác chiến trên biển của F-35B còn nhiều điều đáng ngại, do khả năng hạn chế mang theo vũ khí; khoang chứa bom của F-35B với chiều dài chỉ hơn 3,7m, không thể chứa được tên lửa NSM có chiều dài 3,95m. Do đó, F-35B phải từ bỏ khả năng tàng hình và sử dụng giá treo bên ngoài để lắp tên lửa LRASM.
Về tấn công mặt đất, tiêm kích F-35B sử dụng bom dẫn đường bằng laser GBU-32 nặng 450kg. Giả sử F-35 ở độ cao 15.000 mét với tốc độ Mach 1. Tầm bắn hiệu quả của bom chỉ là 10 km. Ở khoảng cách này, radar tìm kiếm và điều khiển hỏa lực của các loại vũ khí phòng không trên mặt đất và trên biển có thể phát hiện được F-35.
F-35B có thể trang bị tên lửa không đối đất SPEAR 3, đây là loại tên lửa hạng nhẹ được phát triển từ tên lửa chống tăng trực thăng. Có tầm bắn cực xa 130 km, tuy nhiên tên lửa SPEAR 3 hiện chỉ mới tồn tại trên giấy và các cuộc thử nghiệm liên quan vẫn chưa được hoàn thành.
F-35B của Anh hiện tại, được trang bị 4 tên lửa Meteor/ASRAAM trong khoang chứa bom và 2 tên lửa chiến đấu ASRAAM có thể được gắn trên các giá treo bên ngoài ở hai đầu cánh. Nếu xét riêng về cấu hình vũ khí, thì F-35B được đánh giá mang hỏa lực tương đối mạnh.
Tuy nhiên, ngoài cấu hình vũ khí và khả năng tàng hình, F-35B không có bất kỳ ưu điểm nào đáng nói, kể cả trong lĩnh vực không chiến. Theo tuyên bố chính thức của Anh, giới hạn quá tải tối đa của F-35B chỉ là 7G, điều này không chỉ khiến nó không thể đánh trả trong phạm vi gần, mà còn ảnh hưởng đến khả năng thoát khỏi không chiến.
Ngoài ra, cấu hình điều khiển đường không tiêu chuẩn, của 6 tên lửa không đối không cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất tàng hình của F-35. Do đó, F-35 của Anh chỉ có thể sử dụng cấu hình tên lửa không đối không an toàn hơn, nhưng dù là cấu hình tên lửa nào, thì đều có những khuyết điểm đáng kể.
Các vấn đề với nhóm tác chiến tàu sân bay Anh không chỉ giới hạn ở máy bay. Khả năng phòng không hạm đội của nó cũng là một thiếu sót lớn. Hiện tại, Anh chỉ có 6 tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 45 có khả năng phòng không trong khu vực, nhưng tên lửa phòng không thì quá kém.
Đồng thời, 3 trong số 6 tàu này đang được nâng cấp và sửa chữa. Trong hành trình lần này, chỉ có hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 45 hộ tống, không thể tạo thành mạng lưới phòng không hoàn chỉnh và không có cơ hội sống sót dưới sức tấn công quy mô của đối phương.
Vì vậy, chuyến đi này thực sự là một cơ hội huấn luyện vượt biển hiếm có đối với Hải quân Anh, nhưng nếu Anh không thể tìm ra điểm yếu của chính mình để khắc phục , Anh nhất định phải trả giá cho những hành động tương tự.