Đầu năm 2021, Hải quân Hoàng gia Anh đã chính thức tuyên bố rằng họ đã hình thành hoàn chỉnh năng lực tác chiến của nhóm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đầu tiên của mình. Không lâu sau, vừa qua, quân đội nước này tiếp tục thông báo cụm tác chiến này sẽ tiến vào khu vực Trung Đông, vùng Vịnh và Đông Á để triển khai năng lực hiện diện toàn cầu.Sau một thời gian dài không có tàu sân bay trong biên chế, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa vào vận hành tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vào năm 2017 với mục tiêu lấy lại vị thế đại dương của mình. Năm 2019. tiếp tục đưa vào trang bị chiếc thứ hai cùng lớp mang tên HMS Price of Wales.Tàu sân bay Anh có lượng giãn nước đầy tải 65.000 tấn và là con tàu sân bay lớn thứ hai trên thế giới hiện nay đang phục vụ, chỉ sau các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ và nó cũng là tàu sân bay chạy bằng năng lượng phi hạt nhân lớn nhất thế giới.Dẫu vậy, dù cho sở hữu 2 chiếc tàu sân bay vô cùng chất lượng nhưng hải quân Anh lại thiếu đi đội tàu hộ tống mạnh mẽ để thi theo bảo vệ. Điều này dẫn đến việc, đội tàu hộ tống tàu sân bay của Anh có thêm thành phần tham gia là tàu chiến của Hải quân Mỹ và Hải quân Hà Lan.
Trong đó, hải quân Mỹ đã tăng cường cho nhóm 1 khu trục hạm lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống tác chiến Aegis hiện đại mang tên USS The Sullivans (DDG-68). Con tàu có tới 96 ống phóng tên lửa thẳng đứng của hệ thống Mk-41 với khả năng chống hạm, chống ngầm, phòng không và công kích mặt đất mạnh mẽ. Không có bất cứ tàu chiến Anh nào có khả năng tương tự chiếc tàu này của MỹCó thể nói một điều thú vị đó là trong lịch sử tác chiến hải quân thế giới xưa nay hiếm có một nhóm tác chiến tàu sân bay được hợp thành bởi lực lượng của 3 nước tham gia phối hợp. Điều này cũng xuất phát từ việc quá thiếu thốn tàu chiến mặt nước có sức tác chiến cao của Hải quân Anh.Chưa dừng lại ở đó, trên hàng không mẫu hạm của Anh hiện nay đang vận hành phi đội 14 chiếc tiêm kích F-35B. Dẫu vậy, để có được số lượng máy bay này không chỉ bởi những chiếc F-35B của Anh mà còn có số lượng F-35B bổ sung từ phi đội VMFA-211 của Thủy quân lục chiến Mỹ. Như vậy là cùng trên tàu sân bay Anh có 2 lực lượng không quân cùng chiến đấu.Tuy vậy, tiêm kích F-35B của Mỹ vẫn còn một mớ rắc rối chưa đâu vào đâu. Theo truyền thông Mỹ, F-35B đang còn tồn tại 871 lỗi phần cứng và phần mềm chưa thể khắc phục, có khả năng ảnh hưởng xấu đến năng lực tác chiến của máy bay.Có thể nói, dẫu cho là một tàu sân bay rất tốt nhưng với năng lực khá chắp vá của mình, người Anh vẫn chưa có thể đạt đến mức độ tác chiến cần thiết để tự mình hình thành cụm tác chiến tàu sân bay. Dù vậy, với tham vọng khôi phục năng lực đại dương của mình, Anh vẫn sẽ liên tục có những bước phát triển mới trong tương lai.Ảnh: Quy mô cụm tác chiến tàu sân bay Anh với sự kết hợp của hải quân Mỹ và Hà Lan nhìn từ trên cao. Nguồn ảnh: GBN. Soi cận cảnh tàu sân bay lớn nhất lịch sử Hải quân Hoàng gia Anh.
Đầu năm 2021, Hải quân Hoàng gia Anh đã chính thức tuyên bố rằng họ đã hình thành hoàn chỉnh năng lực tác chiến của nhóm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đầu tiên của mình. Không lâu sau, vừa qua, quân đội nước này tiếp tục thông báo cụm tác chiến này sẽ tiến vào khu vực Trung Đông, vùng Vịnh và Đông Á để triển khai năng lực hiện diện toàn cầu.
Sau một thời gian dài không có tàu sân bay trong biên chế, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa vào vận hành tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vào năm 2017 với mục tiêu lấy lại vị thế đại dương của mình. Năm 2019. tiếp tục đưa vào trang bị chiếc thứ hai cùng lớp mang tên HMS Price of Wales.
Tàu sân bay Anh có lượng giãn nước đầy tải 65.000 tấn và là con tàu sân bay lớn thứ hai trên thế giới hiện nay đang phục vụ, chỉ sau các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ và nó cũng là tàu sân bay chạy bằng năng lượng phi hạt nhân lớn nhất thế giới.
Dẫu vậy, dù cho sở hữu 2 chiếc tàu sân bay vô cùng chất lượng nhưng hải quân Anh lại thiếu đi đội tàu hộ tống mạnh mẽ để thi theo bảo vệ. Điều này dẫn đến việc, đội tàu hộ tống tàu sân bay của Anh có thêm thành phần tham gia là tàu chiến của Hải quân Mỹ và Hải quân Hà Lan.
Trong đó, hải quân Mỹ đã tăng cường cho nhóm 1 khu trục hạm lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống tác chiến Aegis hiện đại mang tên USS The Sullivans (DDG-68). Con tàu có tới 96 ống phóng tên lửa thẳng đứng của hệ thống Mk-41 với khả năng chống hạm, chống ngầm, phòng không và công kích mặt đất mạnh mẽ. Không có bất cứ tàu chiến Anh nào có khả năng tương tự chiếc tàu này của Mỹ
Có thể nói một điều thú vị đó là trong lịch sử tác chiến hải quân thế giới xưa nay hiếm có một nhóm tác chiến tàu sân bay được hợp thành bởi lực lượng của 3 nước tham gia phối hợp. Điều này cũng xuất phát từ việc quá thiếu thốn tàu chiến mặt nước có sức tác chiến cao của Hải quân Anh.
Chưa dừng lại ở đó, trên hàng không mẫu hạm của Anh hiện nay đang vận hành phi đội 14 chiếc tiêm kích F-35B. Dẫu vậy, để có được số lượng máy bay này không chỉ bởi những chiếc F-35B của Anh mà còn có số lượng F-35B bổ sung từ phi đội VMFA-211 của Thủy quân lục chiến Mỹ. Như vậy là cùng trên tàu sân bay Anh có 2 lực lượng không quân cùng chiến đấu.
Tuy vậy, tiêm kích F-35B của Mỹ vẫn còn một mớ rắc rối chưa đâu vào đâu. Theo truyền thông Mỹ, F-35B đang còn tồn tại 871 lỗi phần cứng và phần mềm chưa thể khắc phục, có khả năng ảnh hưởng xấu đến năng lực tác chiến của máy bay.
Có thể nói, dẫu cho là một tàu sân bay rất tốt nhưng với năng lực khá chắp vá của mình, người Anh vẫn chưa có thể đạt đến mức độ tác chiến cần thiết để tự mình hình thành cụm tác chiến tàu sân bay. Dù vậy, với tham vọng khôi phục năng lực đại dương của mình, Anh vẫn sẽ liên tục có những bước phát triển mới trong tương lai.
Ảnh: Quy mô cụm tác chiến tàu sân bay Anh với sự kết hợp của hải quân Mỹ và Hà Lan nhìn từ trên cao. Nguồn ảnh: GBN.
Soi cận cảnh tàu sân bay lớn nhất lịch sử Hải quân Hoàng gia Anh.