Để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, vừa qua Trung Quốc đã phát triển các loại máy bay tuần tra hàng hải tầm xa như Y-8X, máy bay chống ngầm Y-8 và máy bay chống ngầm hạng nặng KQ-200; những loại máy bay này đều có thể tuần tra liên tục trên Biển Đông. Ảnh: Máy bay tuần tra hàng hải tầm xa Y-8X - Nguồn: SinaTuy nhiên so với những loại máy bay tuần tra của Mỹ, Nga hoặc Nhật Bản, các loại máy bay tuần tra trên của Trung Quốc đều kém hơn về tính năng kỹ chiến thuật, nhất là khả năng trinh sát phát hiện mục tiêu hoặc thời gian hoạt động liên tục. Một chiếc KQ-200 đang hoạt động trên biển - Nguồn: 6park.Cùng với việc bồi đắp các đảo đá trái phép và quân sự hóa các đảo này, Trung Quốc liên tục đưa máy bay tuần tra trên khu vực Biển Đông, xuất phát từ các sân bay trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Ảnh: Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 10/4/2020 cho thấy Trung Quốc triển khai máy bay tuần tra KQ-200 tại bãi Đá Chữ Thập - Nguồn: ISI.Những hành động ngang ngược này của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận khu vực và quốc tế; hành động của Trung Quốc làm tình hình Biển Đông vốn dĩ phức tạp lại càng thêm căng thẳng. Ảnh: Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam ngày 14/5/2020 đã chính thức lên tiếng phản đối việc phía Trung Quốc điều các máy bay KQ-200 và KJ-500 xuống Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Nguồn: TTXVN.Tuy nhiên truyền thông Trung Quốc lại rất “phấn khích” với những hành động trên, trang điện tử Sina của Trung Quốc viết: “Các chuyến bay tuần tra này nhằm giám sát, răn đe tàu chiến và máy bay đối phương? Đảm bảo an toàn an ninh hàng hải và hàng không”? Ảnh: Máy bay săn ngầm KQ-200 của Trung Quốc - Nguồn: SinaVào ngày 3/8 vừa qua, Trung Quốc tiếp tục sử dụng máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKK tuần tra trên khu vực Biển Đông, trong vòng liên tục 10 giờ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKK - Nguồn. SinaChiếc Su-30MKK của Lữ đoàn Không quân thuộc Quân khu Nam của Trung Quốc, mang mã hiệu là "Eagle of Thunder", do 2 phi công Lu Geng và Wang Ying điều khiển, đã thực hiện chuyến tuần tra đến tận khu vực giáp vùng biển Indonesia và Malaysia. Ảnh: Phi công Su-30MKK của Trung Quốc đang tuần tra trên Biển Đông ngày 3/8 - Nguồn: SinaBáo chí Trung Quốc tung hô đây là “kỷ lục” của không quân nước này và cho rằng, việc thực hiện nhiệm vụ tuần tra dài như vậy, dù là kỹ thuật hay tinh thần, đều là một thử thách lớn đối với các phi công; giá trị chiến lược của việc tuần tra trên các vùng biển của Trung Quốc là “ngoài sức tưởng tượng”? Ảnh: Phi công Su-30MKK của Trung Quốc đang tuần tra trên Biển Đông ngày 3/8 - Nguồn: SinaViệc máy bay tiêm kích Trung Quốc tuần tra các đảo và bãi đá ngầm ở các khu vực giáp lãnh hải của Indonesia và Malaysia phải mất 10 giờ, lãnh đạo không quân Trung Quốc cho rằng, nhiệm vụ tuần tra với thời gian dài như vậy phải trở thành một phần yêu cầu bắt buộc trong việc duy trì an toàn hàng hải của Trung Quốc, cũng như những đòi hỏi khắt khe về sức bền của phi công. Ảnh: Phi công Su-30MKK của Trung Quốc đang tuần tra trên Biển Đông ngày 3/8 - Nguồn: SinaTheo thông tin từ báo chí Trung Quốc, kỷ lục thời gian bay tuần tra của máy bay chiến đấu quân sự của Trung Quốc là 8,5 giờ; và chiếc Su-30MKK tuần tra một mình đã phá kỷ lục này. Trong quá trình tuần tra, chiếc Su-30MKK được 3 lần tiếp nhiên liệu trên không, các phi công cũng mang theo nước và thức ăn để bổ sung thể lực. Ảnh: Máy bay Su-30MKK của Trung Quốc - Nguồn: SinaNgoài việc nâng cao sức bền về tâm lý của phi công, không quân Trung Quốc cũng thông qua việc tuần tra này để nâng cao về khả năng thực chiến, khi xảy ra xung đột ở những nơi xa căn cứ địa của Trung Quốc, nhất là khả năng tiếp dầu trên không trong tình trạng sức khỏe phi công mệt mỏi. Ảnh: Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc - Nguồn: SinaTrước đó, những chiếc máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc thậm chí đã thực hiện tuần tra với số thời gian vượt xa chiếc Su-30MKK; tuy nhiên H-6K không phải là máy bay chiến đấu phản lực siêu âm. Ảnh: Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc - Nguồn: SinaTrước đó Trung Quốc đã điều động ít nhất 4 máy bay chiến đấu J-11B triển khai trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam; ngoài ra còn có tiêm kích bom JH-7 và các máy bay chiến đấu này vẫn được triển khai trên đảo Phú Lâm. Ảnh: 8 chiến đấu cơ Trung Quốc đưa trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị vệ tinh phát hiện ngày 17/7/2020 - Nguồn: Chụp màn hìnhMặc dù các máy bay chiến đấu trên đảo có lợi thể phản ứng nhanh hơn, nhưng do khí hậu trên đảo có độ mặn và độ ẩm cao cộng, cùng với việc bảo trì trên đảo không thuận tiện, cùng với diện tích sân bay trên đảo cũng nhỏ, nên số lượng máy bay chiến đấu triển khai ở đây không nhiều. Ảnh: 4 tiêm kích của Trung Quốc được triển khai trái phép tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 15/7 - Nguồn: Forbes/CNESVì vậy theo các nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc, việc tổ chức các cuộc tuần tra dài hạn trên biển vẫn rất quan trọng, để bổ sung hiệu quả cho những máy bay trên đảo và chia sẻ khả năng phòng thủ. Và việc làm này của Trung Quốc càng khiến Biển Đông ngày càng trở lên phức tạp. Ảnh: Máy bay Su-30MKK - Nguồn: Sina Video Su-30MK2 Không quân Việt Nam diễn tập bắn đạn thật dồn đập - Nguồn: QPVN
Để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, vừa qua Trung Quốc đã phát triển các loại máy bay tuần tra hàng hải tầm xa như Y-8X, máy bay chống ngầm Y-8 và máy bay chống ngầm hạng nặng KQ-200; những loại máy bay này đều có thể tuần tra liên tục trên Biển Đông. Ảnh: Máy bay tuần tra hàng hải tầm xa Y-8X - Nguồn: Sina
Tuy nhiên so với những loại máy bay tuần tra của Mỹ, Nga hoặc Nhật Bản, các loại máy bay tuần tra trên của Trung Quốc đều kém hơn về tính năng kỹ chiến thuật, nhất là khả năng trinh sát phát hiện mục tiêu hoặc thời gian hoạt động liên tục. Một chiếc KQ-200 đang hoạt động trên biển - Nguồn: 6park.
Cùng với việc bồi đắp các đảo đá trái phép và quân sự hóa các đảo này, Trung Quốc liên tục đưa máy bay tuần tra trên khu vực Biển Đông, xuất phát từ các sân bay trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Ảnh: Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 10/4/2020 cho thấy Trung Quốc triển khai máy bay tuần tra KQ-200 tại bãi Đá Chữ Thập - Nguồn: ISI.
Những hành động ngang ngược này của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận khu vực và quốc tế; hành động của Trung Quốc làm tình hình Biển Đông vốn dĩ phức tạp lại càng thêm căng thẳng. Ảnh: Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam ngày 14/5/2020 đã chính thức lên tiếng phản đối việc phía Trung Quốc điều các máy bay KQ-200 và KJ-500 xuống Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Nguồn: TTXVN.
Tuy nhiên truyền thông Trung Quốc lại rất “phấn khích” với những hành động trên, trang điện tử Sina của Trung Quốc viết: “Các chuyến bay tuần tra này nhằm giám sát, răn đe tàu chiến và máy bay đối phương? Đảm bảo an toàn an ninh hàng hải và hàng không”? Ảnh: Máy bay săn ngầm KQ-200 của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Vào ngày 3/8 vừa qua, Trung Quốc tiếp tục sử dụng máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKK tuần tra trên khu vực Biển Đông, trong vòng liên tục 10 giờ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKK - Nguồn. Sina
Chiếc Su-30MKK của Lữ đoàn Không quân thuộc Quân khu Nam của Trung Quốc, mang mã hiệu là "Eagle of Thunder", do 2 phi công Lu Geng và Wang Ying điều khiển, đã thực hiện chuyến tuần tra đến tận khu vực giáp vùng biển Indonesia và Malaysia. Ảnh: Phi công Su-30MKK của Trung Quốc đang tuần tra trên Biển Đông ngày 3/8 - Nguồn: Sina
Báo chí Trung Quốc tung hô đây là “kỷ lục” của không quân nước này và cho rằng, việc thực hiện nhiệm vụ tuần tra dài như vậy, dù là kỹ thuật hay tinh thần, đều là một thử thách lớn đối với các phi công; giá trị chiến lược của việc tuần tra trên các vùng biển của Trung Quốc là “ngoài sức tưởng tượng”? Ảnh: Phi công Su-30MKK của Trung Quốc đang tuần tra trên Biển Đông ngày 3/8 - Nguồn: Sina
Việc máy bay tiêm kích Trung Quốc tuần tra các đảo và bãi đá ngầm ở các khu vực giáp lãnh hải của Indonesia và Malaysia phải mất 10 giờ, lãnh đạo không quân Trung Quốc cho rằng, nhiệm vụ tuần tra với thời gian dài như vậy phải trở thành một phần yêu cầu bắt buộc trong việc duy trì an toàn hàng hải của Trung Quốc, cũng như những đòi hỏi khắt khe về sức bền của phi công. Ảnh: Phi công Su-30MKK của Trung Quốc đang tuần tra trên Biển Đông ngày 3/8 - Nguồn: Sina
Theo thông tin từ báo chí Trung Quốc, kỷ lục thời gian bay tuần tra của máy bay chiến đấu quân sự của Trung Quốc là 8,5 giờ; và chiếc Su-30MKK tuần tra một mình đã phá kỷ lục này. Trong quá trình tuần tra, chiếc Su-30MKK được 3 lần tiếp nhiên liệu trên không, các phi công cũng mang theo nước và thức ăn để bổ sung thể lực. Ảnh: Máy bay Su-30MKK của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Ngoài việc nâng cao sức bền về tâm lý của phi công, không quân Trung Quốc cũng thông qua việc tuần tra này để nâng cao về khả năng thực chiến, khi xảy ra xung đột ở những nơi xa căn cứ địa của Trung Quốc, nhất là khả năng tiếp dầu trên không trong tình trạng sức khỏe phi công mệt mỏi. Ảnh: Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Trước đó, những chiếc máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc thậm chí đã thực hiện tuần tra với số thời gian vượt xa chiếc Su-30MKK; tuy nhiên H-6K không phải là máy bay chiến đấu phản lực siêu âm. Ảnh: Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Trước đó Trung Quốc đã điều động ít nhất 4 máy bay chiến đấu J-11B triển khai trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam; ngoài ra còn có tiêm kích bom JH-7 và các máy bay chiến đấu này vẫn được triển khai trên đảo Phú Lâm. Ảnh: 8 chiến đấu cơ Trung Quốc đưa trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị vệ tinh phát hiện ngày 17/7/2020 - Nguồn: Chụp màn hình
Mặc dù các máy bay chiến đấu trên đảo có lợi thể phản ứng nhanh hơn, nhưng do khí hậu trên đảo có độ mặn và độ ẩm cao cộng, cùng với việc bảo trì trên đảo không thuận tiện, cùng với diện tích sân bay trên đảo cũng nhỏ, nên số lượng máy bay chiến đấu triển khai ở đây không nhiều. Ảnh: 4 tiêm kích của Trung Quốc được triển khai trái phép tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 15/7 - Nguồn: Forbes/CNES
Vì vậy theo các nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc, việc tổ chức các cuộc tuần tra dài hạn trên biển vẫn rất quan trọng, để bổ sung hiệu quả cho những máy bay trên đảo và chia sẻ khả năng phòng thủ. Và việc làm này của Trung Quốc càng khiến Biển Đông ngày càng trở lên phức tạp. Ảnh: Máy bay Su-30MKK - Nguồn: Sina
Video Su-30MK2 Không quân Việt Nam diễn tập bắn đạn thật dồn đập - Nguồn: QPVN