Theo Haike News, một ứng dụng tin tức thuộc Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ngày 4/8 vừa qua đã đăng video cho thấy Bộ tư lệnh Chiến khu Nam của nước này đã triển khai nhiều chiến đấu cơ Su-30MKK và máy bay tiếp nhiên liệu trên không IL-78 tham gia cuộc diễn tập kéo dài hơn 10 giờ trên Biển Đông.
Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKK của Trung Quốc thực hiện tiếp liệu trên không trong cuộc diễn tập.Trong đó, lộ trình bay của các chiến đấu cơ này sẽ đến đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Đá này đã được Trung Quốc bồi lấp thành một đảo nhân tạo quy mô lớn với một sân bay kéo dài hơn 3.000m, đủ sức để hạ cánh cả oanh tạc cơ H-6K.
Ảnh: Không ảnh chụp đá Subi tại Trường Sa do Trung Quốc chiếm đóng trái phép - Nguồn: Haike NewsDù chưa xác định được thời gian diễn ra cuộc diễn tập tuy nhiên trong video đã nêu rõ ràng mục đích của hoạt động quân sự này với nội dung mục tiêu của họ không phải để xô đổ giới hạn hay phá kỷ lục gì, mà đây đều là những bài tập hướng tới chuẩn bị cho thực chiến.
Ảnh: Máy bay Su-30MKK của Trung Quốc thực hiện tiếp liệu trong cuộc diễn tập.Trong khi đó, Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc hôm 4/8 cũng đưa tin rằng Bộ tư lệnh Chiến khu Nam của nước này cũng đã điều hai oanh tạc cơ tới một khu vực bí mật để huấn luyện chiến đấu suốt ngày đêm.
Ảnh: Oanh tạc cơ H-6K của Không quân Trung Quốc.Cũng theo một video khác của Nhân dân nhật báo, các bộ tư lệnh Chiến khu miền Đông và miền Bắc của Trung Quốc gần đây cũng đã triển khai nhiều máy bay bao gồm tiêm kích, oanh tạc cơ, máy bay trinh sát do thám và một máy bay cảnh báo sớm thực hiện nhiệm vụ. Ít nhất một tiêm kích hạng nhẹ J-10 đang tiến hành diễn tập bay đêm.
Ảnh: Các máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh (CVN-16) của Trung Quốc huấn luyện cất cánh.Các cuộc diễn tập của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang vô cùng căng thẳng sau khi Ngoại trưởng Mỹ - Mike Pompei hôm 13/7 ra tuyên bố bác bỏ hầu hết các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ảnh: Biên đội các tiêm kích hạng nặng J-16 của Trung Quốc tại căn cứ.Ngoài ra, trong tháng 7, Hải quân Mỹ đã tiến hành hàng loạt hoạt động quân sự quy mô trên Biển Đông với cuộc tập trận tàu sân bay kép tham gia bởi hai hàng không mẫu hạm USS Nimzit và USS Ronald Reagan cùng các đồng minh. Đồng thời là các hoạt động tuần tra “tự do hàng hải” của tàu chiến Mỹ thường áp sát các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Trường Sa của Việt Nam.
Ảnh: Tiêm kích Su-30MKK của Không quân Trung Quốc lăn bánh trên đường băng.Riêng trong tháng 7, theo báo cáo của Tổ chức Sáng kiến tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) trong một báo cáo ngày 1/8 cho biết, Mỹ đã điều 67 lượt máy bay trinh sát tới Biển Đông để do thám các hoạt động của Trung Quốc. Đây là con số rất lớn so với tháng 5 chỉ 35 lượt và tháng 6 là 49 lượt.
Ảnh: Tiêm kích Su-30MKK của Không quân Trung Quốc.Việt Nam đã nhiều lần lên án các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam - Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên ở Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều là vô giá trị.
Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.Có thể thấy rằng, Trung Quốc đang thực hiện các hành động quân sự đáp trả lại Mỹ trên biển Đông sau khi họ triển khai các tàu chiến tới đây. Đây là đòn ăn miếng, trả miếng cực kỳ nguy hiểm, làm quân sự hóa Biển Đông và gia tăng căng thăng trong khu vực. Hy vọng trong tương lai sắp tới, các bên sẽ kiềm chế và tìm cách giảm sức nóng xung đột, cùng nhau vì một Biển Đông phát triển và ổn định, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia.
Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh (CVN-16) của Hải quân Trung Quốc.
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1
Theo Haike News, một ứng dụng tin tức thuộc Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ngày 4/8 vừa qua đã đăng video cho thấy Bộ tư lệnh Chiến khu Nam của nước này đã triển khai nhiều chiến đấu cơ Su-30MKK và máy bay tiếp nhiên liệu trên không IL-78 tham gia cuộc diễn tập kéo dài hơn 10 giờ trên Biển Đông.
Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKK của Trung Quốc thực hiện tiếp liệu trên không trong cuộc diễn tập.
Trong đó, lộ trình bay của các chiến đấu cơ này sẽ đến đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Đá này đã được Trung Quốc bồi lấp thành một đảo nhân tạo quy mô lớn với một sân bay kéo dài hơn 3.000m, đủ sức để hạ cánh cả oanh tạc cơ H-6K.
Ảnh: Không ảnh chụp đá Subi tại Trường Sa do Trung Quốc chiếm đóng trái phép - Nguồn: Haike News
Dù chưa xác định được thời gian diễn ra cuộc diễn tập tuy nhiên trong video đã nêu rõ ràng mục đích của hoạt động quân sự này với nội dung mục tiêu của họ không phải để xô đổ giới hạn hay phá kỷ lục gì, mà đây đều là những bài tập hướng tới chuẩn bị cho thực chiến.
Ảnh: Máy bay Su-30MKK của Trung Quốc thực hiện tiếp liệu trong cuộc diễn tập.
Trong khi đó, Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc hôm 4/8 cũng đưa tin rằng Bộ tư lệnh Chiến khu Nam của nước này cũng đã điều hai oanh tạc cơ tới một khu vực bí mật để huấn luyện chiến đấu suốt ngày đêm.
Ảnh: Oanh tạc cơ H-6K của Không quân Trung Quốc.
Cũng theo một video khác của Nhân dân nhật báo, các bộ tư lệnh Chiến khu miền Đông và miền Bắc của Trung Quốc gần đây cũng đã triển khai nhiều máy bay bao gồm tiêm kích, oanh tạc cơ, máy bay trinh sát do thám và một máy bay cảnh báo sớm thực hiện nhiệm vụ. Ít nhất một tiêm kích hạng nhẹ J-10 đang tiến hành diễn tập bay đêm.
Ảnh: Các máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh (CVN-16) của Trung Quốc huấn luyện cất cánh.
Các cuộc diễn tập của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang vô cùng căng thẳng sau khi Ngoại trưởng Mỹ - Mike Pompei hôm 13/7 ra tuyên bố bác bỏ hầu hết các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ảnh: Biên đội các tiêm kích hạng nặng J-16 của Trung Quốc tại căn cứ.
Ngoài ra, trong tháng 7, Hải quân Mỹ đã tiến hành hàng loạt hoạt động quân sự quy mô trên Biển Đông với cuộc tập trận tàu sân bay kép tham gia bởi hai hàng không mẫu hạm USS Nimzit và USS Ronald Reagan cùng các đồng minh. Đồng thời là các hoạt động tuần tra “tự do hàng hải” của tàu chiến Mỹ thường áp sát các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Trường Sa của Việt Nam.
Ảnh: Tiêm kích Su-30MKK của Không quân Trung Quốc lăn bánh trên đường băng.
Riêng trong tháng 7, theo báo cáo của Tổ chức Sáng kiến tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) trong một báo cáo ngày 1/8 cho biết, Mỹ đã điều 67 lượt máy bay trinh sát tới Biển Đông để do thám các hoạt động của Trung Quốc. Đây là con số rất lớn so với tháng 5 chỉ 35 lượt và tháng 6 là 49 lượt.
Ảnh: Tiêm kích Su-30MKK của Không quân Trung Quốc.
Việt Nam đã nhiều lần lên án các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam - Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên ở Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều là vô giá trị.
Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Có thể thấy rằng, Trung Quốc đang thực hiện các hành động quân sự đáp trả lại Mỹ trên biển Đông sau khi họ triển khai các tàu chiến tới đây. Đây là đòn ăn miếng, trả miếng cực kỳ nguy hiểm, làm quân sự hóa Biển Đông và gia tăng căng thăng trong khu vực. Hy vọng trong tương lai sắp tới, các bên sẽ kiềm chế và tìm cách giảm sức nóng xung đột, cùng nhau vì một Biển Đông phát triển và ổn định, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia.
Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh (CVN-16) của Hải quân Trung Quốc.
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1