Tuyên bố triển khai các đơn vị tác chiến điện tử đến Biển Đông là động thái mới nhất của chính quyền Trump nhằm gây sức ép với Trung Quốc, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ gọi các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh là "hoàn toàn bất hợp pháp". Ảnh: Trực thăng hải quân Mỹ hạ cánh trên tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Ralph Johnson - Nguồn: Hải quân Mỹ.Hai đơn vị đặc biệt của quân đội Mỹ sẽ được triển khai đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương vào đầu năm 2021, để hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như tác chiến điện tử, chiến tranh mạng, thậm chí là chế áp các loại vũ khí như tên lửa; sẽ có một đơn vị đóng quân quanh khu vực Biển Đông. Ảnh: Hệ thống tác chiến điện tử chiến thuật (TEWS) của Quân đội Mỹ - Nguồn: Quân đội Mỹ.Một cựu sĩ quan Hải quân Mỹ cho biết: "Việc phá vỡ hoặc làm gián đoạn liên lạc quân sự của Trung Quốc, thông qua các biện pháp kỹ thuật sẽ là giải pháp tối ưu, đối với âm mưu quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc hiện nay". Ảnh: Quân đội đang xây dựng lại lực lượng tác chiến điện tử - Nguồn: Limon, Quân đội Mỹ.Việc Trung Quốc ngang ngược trên hầu hết toàn bộ Biển Đông dưới "đường chín đoạn" và đẩy nhanh việc quân sự hóa các điểm đảo chiếm đóng trái phép, ở vùng biển này trong thập kỷ qua, là nguyên nhân gây căng thẳng trong khu vực. Ảnh: Trung Quốc thời gian qua đã cải tạo và quân sự hóa trái phép một số thực thể trên Biển Đông, ngang ngược triển khai cả tên lửa phòng không - Nguồn: Reuters.Trung Quốc đã xây dựng một đường băng dài 3.000 mét và một cảng quân sự quy mô lớn trên đảo Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam; tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, là nơi có nhà chứa máy bay chiến đấu và được cho là được trang bị tên lửa đất đối không và đối hải; đồng thời liên tục tổ chức các cuộc tập trận quân sự để thị uy. Ảnh: Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - Nguồn: Philippine Daily Inquirer.Ngoài đảo Phú Lâm, Trung Quốc đã triển khai trên các tên lửa chống hạm có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên Biển Đông; và để ngăn cản các hành động phi pháp của Trung Quốc, Mỹ cũng điều tàu chiến đến Biển Đông; do vậy thường xuyên xảy ra đụng độ giữa tàu của Hải quân Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Các tàu của Mỹ và Australia trên Biển Đông hồi tháng 4 - Nguồn: Reuters.Chiến lược phòng thủ của Trung Quốc được xây dựng dựa trên khái niệm chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD); kết hợp tên lửa và các thiết bị trinh sát để ngăn chặn việc tiếp cận của đối phương, hoặc ngăn chặn tiếp cận lãnh thổ Trung Quốc. Ảnh: Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông - Nguồn: AFP.Vị cựu sĩ quan Hải quân Mỹ nhấn mạnh, “Một trong những cách đơn giản và hiệu quả chống lại (A2/AD) của Trung Quốc là thông qua các công nghệ có thể đánh lừa những phương tiện trinh sát, những cảm biến của tên lửa Trung Quốc, để những cảm biến tên lửa này điều khiển tên lửa đi lệnh mục tiêu”. Ảnh: Một thiết bị tác chiến điện tử của Quân đội Mỹ - Nguồn: Bill Roche.Nếu việc chế áp điện tử với những vũ khí của Trung Quốc trên Biển Đông trở nên bất khả thi, thì quân đội Mỹ có kế hoạch đáp trả bằng các cuộc tấn công bằng tên lửa từ xa. Ảnh: Binh sĩ Mỹ đang huấn luyện tác chiến điện tử - Nguồn: Quân đội Mỹ.Còn Tướng về hưu Jack Keane, cựu Phó Tổng tham mưu liên quân Mỹ nói rằng: chiến lược A2/AD của Trung Quốc mang lại cho Bắc Kinh một lợi thế cạnh tranh. Do đó, Washington phải chắc chắn rằng “tên lửa tầm xa là một phần trong chiến lược của Mỹ”. Ảnh: Quân đội Mỹ đang tích cực triển khai tác chiến điện tử trên Biển Đông - Nguồn: Kristen Kushiyama/Quân đội Mỹ.Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung với Nga năm ngoái và đã phát triển các tên lửa mới thuộc phân khúc này; hiện tại, Mỹ bắt đầu đàm phán với các nước châu Á về nơi triển khai những loại tên lửa mới này. Ảnh: Tàu sân bay Ronald Reagan, tàu tên lửa Chancellorsville của Hải quân Mỹ và tàu tên lửa lớp Akizuki Fuyuzuki của hải quân Nhật Bản trong một cuộc tập trận song phương trên biển Philippines vào ngày 27/10/2019 - Nguồn: Hải quân Mỹ.Nếu Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông, sẽ hạn chế hoạt động của Mỹ tại vùng biển chiến lược này; biến nơi đây trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc nhằm vào Mỹ. Ảnh: Tên lửa JL-3 được hải quân Trung Quốc phóng thử nghiệm từ tàu ngầm - Nguồn: Handout .Đáp lại những diễn biến phức tạp trên Biển Đông gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Hai nói rằng "Yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp". Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo - Nguồn: New York Times.Tuyên bố của ông Pompeo báo hiệu sự thay đổi từ tính trung lập trước đây của chính quyền Trump đối với Biển Đông. Hiện nay tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Ralph Johnson đã tiến hành tuần tra để thực hiện tự do hàng hải tại khu vực quần đảo Trường Sa. Ảnh: Mỹ đã triển khai 2 tàu sân bay tới tập trận ở Biển Đông. Nguồn: Hải quân Mỹ.Ngoại trưởng Mỹ đã trả lời các phóng viên hôm 15/7: “Đây là lần đầu tiên, Mỹ bày tỏ rõ quan điểm về Biển Đông, Biển Đông không phải là biển của riêng Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế và các quốc gia không phản ứng gì, thì lịch sử cho thấy, Trung Quốc sẽ biến Biển Đông thành lãnh thổ riêng của họ”. Ảnh: Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) đi qua eo biển San Bernardino để tiến vào Biển Đông hôm 3/7 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1
Tuyên bố triển khai các đơn vị tác chiến điện tử đến Biển Đông là động thái mới nhất của chính quyền Trump nhằm gây sức ép với Trung Quốc, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ gọi các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh là "hoàn toàn bất hợp pháp". Ảnh: Trực thăng hải quân Mỹ hạ cánh trên tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Ralph Johnson - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Hai đơn vị đặc biệt của quân đội Mỹ sẽ được triển khai đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương vào đầu năm 2021, để hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như tác chiến điện tử, chiến tranh mạng, thậm chí là chế áp các loại vũ khí như tên lửa; sẽ có một đơn vị đóng quân quanh khu vực Biển Đông. Ảnh: Hệ thống tác chiến điện tử chiến thuật (TEWS) của Quân đội Mỹ - Nguồn: Quân đội Mỹ.
Một cựu sĩ quan Hải quân Mỹ cho biết: "Việc phá vỡ hoặc làm gián đoạn liên lạc quân sự của Trung Quốc, thông qua các biện pháp kỹ thuật sẽ là giải pháp tối ưu, đối với âm mưu quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc hiện nay". Ảnh: Quân đội đang xây dựng lại lực lượng tác chiến điện tử - Nguồn: Limon, Quân đội Mỹ.
Việc Trung Quốc ngang ngược trên hầu hết toàn bộ Biển Đông dưới "đường chín đoạn" và đẩy nhanh việc quân sự hóa các điểm đảo chiếm đóng trái phép, ở vùng biển này trong thập kỷ qua, là nguyên nhân gây căng thẳng trong khu vực. Ảnh: Trung Quốc thời gian qua đã cải tạo và quân sự hóa trái phép một số thực thể trên Biển Đông, ngang ngược triển khai cả tên lửa phòng không - Nguồn: Reuters.
Trung Quốc đã xây dựng một đường băng dài 3.000 mét và một cảng quân sự quy mô lớn trên đảo Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam; tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, là nơi có nhà chứa máy bay chiến đấu và được cho là được trang bị tên lửa đất đối không và đối hải; đồng thời liên tục tổ chức các cuộc tập trận quân sự để thị uy. Ảnh: Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - Nguồn: Philippine Daily Inquirer.
Ngoài đảo Phú Lâm, Trung Quốc đã triển khai trên các tên lửa chống hạm có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên Biển Đông; và để ngăn cản các hành động phi pháp của Trung Quốc, Mỹ cũng điều tàu chiến đến Biển Đông; do vậy thường xuyên xảy ra đụng độ giữa tàu của Hải quân Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Các tàu của Mỹ và Australia trên Biển Đông hồi tháng 4 - Nguồn: Reuters.
Chiến lược phòng thủ của Trung Quốc được xây dựng dựa trên khái niệm chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD); kết hợp tên lửa và các thiết bị trinh sát để ngăn chặn việc tiếp cận của đối phương, hoặc ngăn chặn tiếp cận lãnh thổ Trung Quốc. Ảnh: Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông - Nguồn: AFP.
Vị cựu sĩ quan Hải quân Mỹ nhấn mạnh, “Một trong những cách đơn giản và hiệu quả chống lại (A2/AD) của Trung Quốc là thông qua các công nghệ có thể đánh lừa những phương tiện trinh sát, những cảm biến của tên lửa Trung Quốc, để những cảm biến tên lửa này điều khiển tên lửa đi lệnh mục tiêu”. Ảnh: Một thiết bị tác chiến điện tử của Quân đội Mỹ - Nguồn: Bill Roche.
Nếu việc chế áp điện tử với những vũ khí của Trung Quốc trên Biển Đông trở nên bất khả thi, thì quân đội Mỹ có kế hoạch đáp trả bằng các cuộc tấn công bằng tên lửa từ xa. Ảnh: Binh sĩ Mỹ đang huấn luyện tác chiến điện tử - Nguồn: Quân đội Mỹ.
Còn Tướng về hưu Jack Keane, cựu Phó Tổng tham mưu liên quân Mỹ nói rằng: chiến lược A2/AD của Trung Quốc mang lại cho Bắc Kinh một lợi thế cạnh tranh. Do đó, Washington phải chắc chắn rằng “tên lửa tầm xa là một phần trong chiến lược của Mỹ”. Ảnh: Quân đội Mỹ đang tích cực triển khai tác chiến điện tử trên Biển Đông - Nguồn: Kristen Kushiyama/Quân đội Mỹ.
Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung với Nga năm ngoái và đã phát triển các tên lửa mới thuộc phân khúc này; hiện tại, Mỹ bắt đầu đàm phán với các nước châu Á về nơi triển khai những loại tên lửa mới này. Ảnh: Tàu sân bay Ronald Reagan, tàu tên lửa Chancellorsville của Hải quân Mỹ và tàu tên lửa lớp Akizuki Fuyuzuki của hải quân Nhật Bản trong một cuộc tập trận song phương trên biển Philippines vào ngày 27/10/2019 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Nếu Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông, sẽ hạn chế hoạt động của Mỹ tại vùng biển chiến lược này; biến nơi đây trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc nhằm vào Mỹ. Ảnh: Tên lửa JL-3 được hải quân Trung Quốc phóng thử nghiệm từ tàu ngầm - Nguồn: Handout .
Đáp lại những diễn biến phức tạp trên Biển Đông gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Hai nói rằng "Yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp". Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo - Nguồn: New York Times.
Tuyên bố của ông Pompeo báo hiệu sự thay đổi từ tính trung lập trước đây của chính quyền Trump đối với Biển Đông. Hiện nay tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Ralph Johnson đã tiến hành tuần tra để thực hiện tự do hàng hải tại khu vực quần đảo Trường Sa. Ảnh: Mỹ đã triển khai 2 tàu sân bay tới tập trận ở Biển Đông. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ đã trả lời các phóng viên hôm 15/7: “Đây là lần đầu tiên, Mỹ bày tỏ rõ quan điểm về Biển Đông, Biển Đông không phải là biển của riêng Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế và các quốc gia không phản ứng gì, thì lịch sử cho thấy, Trung Quốc sẽ biến Biển Đông thành lãnh thổ riêng của họ”. Ảnh: Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) đi qua eo biển San Bernardino để tiến vào Biển Đông hôm 3/7 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1