Triều Tiên đã khởi xướng chương trình hiện đại hóa quân đội, theo tờ Korea Times, công việc được cho là liên quan đến việc hoán cải hàng trăm máy bay chiến đấu cũ từ thời Liên Xô thành UAV cảm tử.
Choe Su-Yong - cựu đặc vụ của Cơ quan Tình báo Quốc gia cho biết: “Những máy bay không người lái tự sát này nhằm hướng tới mục tiêu quan trọng như trung tâm quân sự và các cơ sở hạ tầng cũng như công nghiệp của đối phương”.
Trong lĩnh vực quân sự và chính trị, một động thái có ý nghĩa chiến lược như việc Triều Tiên nỗ lực tái sử dụng các máy bay chiến đấu thời Liên Xô rõ ràng thu hút sự quan tâm sâu sắc từ truyền thông quốc tế.
Mục đích đằng sau bước đi bất thường như vậy là biến những "di sản hàng không" thành máy bay không người lái cảm tử được dẫn đường chính xác, từ đó khuếch đại khả năng chiến tranh của chúng.
Trái ngược hoàn toàn với máy bay không người lái quân sự thông thường, được điều khiển từ xa và có khả năng quay trở lại căn cứ sau khi triển khai nhiệm vụ, UAV cảm tử được thiết kế với mục đích duy nhất: tấn công và sau đó phát nổ.
Tùy thuộc vào kiểu loại, những chiếc máy bay không người lái được gọi là cảm tử này có thể được trang bị nhiều loại trọng tải và vũ khí khác nhau nhằm tăng cao mức độ thiệt hại.
Cựu sĩ quan tình báo Choe Su-Yong giải thích: “Thật vậy, đã có một khoảng thời gian đáng kể mà Quân đội Hàn Quốc phải siêng năng chuẩn bị để chống lại loại mối đe dọa quân sự này”.
Theo đánh giá của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, ước tính kho dự trữ của Triều Tiên có hơn 900 máy bay chiến đấu. Tuy nhiên điều đáng chú ý là phần lớn những chiến đấu cơ này không có công nghệ hiện đại, khiến chúng rõ ràng đã lỗi thời.
Khi không còn sử dụng được trong vai trò thiết kế ban đầu đó là tham gia không chiến thì rõ ràng việc hoán cải những chiếc tiêm kích đã quá lạc hậu, để biến chúng thành một quả tên lửa hành trình là bước đi hợp lý của Triều Tiên.
Sau những gì được ghi nhận trên chiến trường Ukraine, việc sử dụng máy bay không người lái để nhắm mục tiêu vào các cơ sở quân sự, xác định vị trí của kẻ thù và thực hiện các nhiệm vụ tình báo và trinh sát đã được quan tâm đặc biệt.
Điều này đã dẫn đến sự gia tăng năng lực tác chiến thông qua máy bay không người lái của Triều Tiên, hiện được coi là vấn đề an ninh quan trọng đối với Hàn Quốc.
Mức độ lo ngại của Hàn Quốc ngày càng leo thang, đặc biệt là trước những phát triển gần đây trong công nghệ máy bay không người lái của Triều Tiên.
Tháng 7/2023, Triều Tiên đã nhân cơ hội diễn ra cuộc duyệt binh quan trọng ở Bình Nhưỡng để trình làng loại máy bay không người lái có những điểm tương đồng với mẫu MQ-9 Reaper cũng như RQ-4 Globalhawk của Mỹ.
Sự kiện trên nhấn mạnh những nỗ lực phối hợp và chỉ đạo của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un nhằm nâng cao tầm vóc và sự công nhận sáng kiến máy bay không người lái của quốc gia.
Nhận thấy nguy cơ cao, hiện tại Hàn Quốc đã phải thành lập một cơ quan đặc biệt, sẽ đảm nhận trách nhiệm quan trọng trong việc đối đầu với các máy bay không người lái của đối phương.