Súng trường tấn công Kalashnikov được coi là một trong những thương hiệu Nga dễ nhận biết nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không phải mọi khẩu súng giống Kalash đều được sản xuất tại Nga.Các "thợ súng" Trung Quốc bắt đầu sản xuất các bản sao của khẩu súng trường tấn công huyền thoại vào giữa thế kỷ 20 và tiếp tục làm như vậy cho đến ngày nay; đó là chính là phiên bản Type-56 từ giữa thập niên 1950.Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một trong những quốc gia đầu tiên nhận được giấy phép từ Liên Xô để sản xuất súng tiểu liên AK, cũng như các máy công cụ cần thiết (miễn phí) trên quan điểm 2 nước là đồng minh. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và giới lãnh đạo Liên Xô sau cái chết của lãnh tụ Stalin bắt đầu xấu đi, điều này có lẽ đã định trước "con đường" sản xuất vũ khí của Trung Quốc.Loại đầu tiên trong dòng Kalash của Trung Quốc là súng trường tấn công Type-56, một bản sao của khẩu AK-47 của Liên Xô; nó gần như không thể phân biệt được với bản gốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không giống như người Nga, đã sử dụng một lưỡi lê ba cạnh và không thể tháo rời, nhưng có thể gấp lại trong quá trình di chuyển và huấn luyện; đồng thời đầu ngắm (đầu ruồi) được bọc kín. Ngoài ra, một số bộ phận như nòng súng, khóa nòng, thoi đẩy về, bộ phận phát hỏa trong các mẫu Type-56 đầu tiên rất hay hỏng hóc, do những người thợ súng của Trung Quốc vẫn chưa làm chủ được công nghệ mạ crom cũng như công nghệ rèn nguội.Phiên bản Type-56 không có ren ở đầu nòng súng như phiên bản AK-47 để lắp loa giảm giật hoặc bịt đầu nòng để bắn đạn hơi. Một chút khác biệt so với AK-47 nữa là phần báng súng, do tầm vóc của người Trung Quốc thấp hơn người Nga, nên các nhà sản xuất hơi chếch phần báng súng xuống.Kể từ năm 1973, tập đoàn công nghiệp quốc phòng Norinco của Trung Quốc đã đảm nhiệm sản xuất hoàn toàn súng trường tiến công Type-56, và công ty quốc phòng lớn nhất của Trung Quốc đã tạo ra một số phiên bản cải tiến của loại vũ khí này, không trùng với các loại Kalashnikov của Liên Xô ra đời sau này.Ví dụ, phiên bản Type-56C, dành cho lực lượng hải quân và lực lượng đặc biệt của Trung Quốc, có chiều dài nòng 280 mm; nên nhớ không một khẩu Kalashnikov nào của Liên Xô và trên thế giới có kích thước ngắn như vậy.Trên cơ sở của Type-56, súng trường bán tự động NHM-90 cũng được tạo ra. Tổng cộng, người Trung Quốc đã tung ra 10-15 triệu khẩu AK "nhái". Mức giá tương đối thấp dẫn đến thực tế là nhiều quốc gia đã mua sản phẩm của Trung Quốc như Bangladesh, Pakistan, Libya, Indonesia, Myanmar, Iran và những nước khác.Trong cuộc xung đột giữa Liên Xô và Afghanistan vào cuối thập niên 1970 và 1980, những khẩu tiểu liên Type-56 được vũ khí bộ binh chủ yếu của các tay súng thánh chiến (Mujahideen) người Afghanistan, chiến đấu chống lại quân đội Liên Xô; tuy nhiên họ nhận được chúng qua tay người Pakistan.Tuy nhiên, có nhiều mẫu AK-47 của lực lượng Mujahideen Afghanistan có chất lượng kém, được cho là sản xuất lậu bởi các xưởng chế súng thủ công, nằm ở biên giới Afghanistan-Pakistan; chất lượng còn kém xa cả mẫu Type-56 của Trung Quốc.Trên cơ sở thiết kế của khẩu AK-47, Trung Quốc đã phát triển thêm các mẫu Type-81, Type-87, Type-03. Từ năm 1981, để sử dụng trong nội bộ, Trung Quốc chuyển sang sản xuất súng trường tấn công Type-81. Loại vũ khí này có nòng dài hơn so với mẫu AK tiêu chuẩn (450 mm).Mẫu Type-81 được đánh giá là mẫu súng sao chép thành công nhất từ AK-47 của Liên Xô. Phiên bản Type-81 cũng dần thay thế các bản sao trước đó của Kalashnikovs trong Quân đội Trung Quốc (chủ yếu là Type-56) và thể hiện tốt tính năng trong thưc chiến.Trung Quốc cũng phát triển phiên bản thử nghiệm phiên bản Type-87 trên cơ sở Type-81. Type-87 kết hợp những ưu điểm của súng máy hạng nhẹ và súng trường tấn công; sử dụng loại đạn 5,8×42 mm mới phát triển của riêng quân đội Trung Quốc.Một đặc điểm khác của Type-87 là Trung Quốc đã sử dụng nhiều bộ phận bằng composite như ốp lót tay trên, tay cầm, báng súng, tương tự như những phụ kiện được tìm thấy trong các mẫu AK-74 của Liên Xô sau này. Mẫu Type-87 không được sử dụng rộng rãi, chỉ được biên chế cho một số lực lượng đặc biệt.Tuy nhiên, trên cơ sở của Type-87, vào đầu thiên niên kỷ 2000, súng trường tấn công Type-03 (QBZ-03) đã được Trung Quốc sản xuất, có rất khác biệt so với Kalashnikov về cả ngoại hình và thiết kế.Hiện tại, Trung Quốc vẫn tiếp tục sản xuất súng trường tấn công "nhái" của Liên Xô, bao gồm cả Type-56 và chúng được bán cho quân đội các nước đang phát triển, kể cả thông qua trung gian của phương Tây.Ví dụ, vào năm 2004, công ty Rosoboronexport của Nga đã kết tội Mỹ cung cấp vũ khí như vậy cho quân đội Iraq và Afghanistan. Đã phát hiện nhiều súng tiểu liên Type-56 bị thu giữ được từ những kẻ khủng bố ở Syria. Hiện vẫn chưa rõ liệu Nga có đang thực hiện bất kỳ bước nào, để thương mại hóa việc sử dụng giấy phép chế tạo AK-47 của Trung Quốc hay không.
Súng trường tấn công Kalashnikov được coi là một trong những thương hiệu Nga dễ nhận biết nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không phải mọi khẩu súng giống Kalash đều được sản xuất tại Nga.
Các "thợ súng" Trung Quốc bắt đầu sản xuất các bản sao của khẩu súng trường tấn công huyền thoại vào giữa thế kỷ 20 và tiếp tục làm như vậy cho đến ngày nay; đó là chính là phiên bản Type-56 từ giữa thập niên 1950.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một trong những quốc gia đầu tiên nhận được giấy phép từ Liên Xô để sản xuất súng tiểu liên AK, cũng như các máy công cụ cần thiết (miễn phí) trên quan điểm 2 nước là đồng minh.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và giới lãnh đạo Liên Xô sau cái chết của lãnh tụ Stalin bắt đầu xấu đi, điều này có lẽ đã định trước "con đường" sản xuất vũ khí của Trung Quốc.
Loại đầu tiên trong dòng Kalash của Trung Quốc là súng trường tấn công Type-56, một bản sao của khẩu AK-47 của Liên Xô; nó gần như không thể phân biệt được với bản gốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc không giống như người Nga, đã sử dụng một lưỡi lê ba cạnh và không thể tháo rời, nhưng có thể gấp lại trong quá trình di chuyển và huấn luyện; đồng thời đầu ngắm (đầu ruồi) được bọc kín.
Ngoài ra, một số bộ phận như nòng súng, khóa nòng, thoi đẩy về, bộ phận phát hỏa trong các mẫu Type-56 đầu tiên rất hay hỏng hóc, do những người thợ súng của Trung Quốc vẫn chưa làm chủ được công nghệ mạ crom cũng như công nghệ rèn nguội.
Phiên bản Type-56 không có ren ở đầu nòng súng như phiên bản AK-47 để lắp loa giảm giật hoặc bịt đầu nòng để bắn đạn hơi. Một chút khác biệt so với AK-47 nữa là phần báng súng, do tầm vóc của người Trung Quốc thấp hơn người Nga, nên các nhà sản xuất hơi chếch phần báng súng xuống.
Kể từ năm 1973, tập đoàn công nghiệp quốc phòng Norinco của Trung Quốc đã đảm nhiệm sản xuất hoàn toàn súng trường tiến công Type-56, và công ty quốc phòng lớn nhất của Trung Quốc đã tạo ra một số phiên bản cải tiến của loại vũ khí này, không trùng với các loại Kalashnikov của Liên Xô ra đời sau này.
Ví dụ, phiên bản Type-56C, dành cho lực lượng hải quân và lực lượng đặc biệt của Trung Quốc, có chiều dài nòng 280 mm; nên nhớ không một khẩu Kalashnikov nào của Liên Xô và trên thế giới có kích thước ngắn như vậy.
Trên cơ sở của Type-56, súng trường bán tự động NHM-90 cũng được tạo ra. Tổng cộng, người Trung Quốc đã tung ra 10-15 triệu khẩu AK "nhái". Mức giá tương đối thấp dẫn đến thực tế là nhiều quốc gia đã mua sản phẩm của Trung Quốc như Bangladesh, Pakistan, Libya, Indonesia, Myanmar, Iran và những nước khác.
Trong cuộc xung đột giữa Liên Xô và Afghanistan vào cuối thập niên 1970 và 1980, những khẩu tiểu liên Type-56 được vũ khí bộ binh chủ yếu của các tay súng thánh chiến (Mujahideen) người Afghanistan, chiến đấu chống lại quân đội Liên Xô; tuy nhiên họ nhận được chúng qua tay người Pakistan.
Tuy nhiên, có nhiều mẫu AK-47 của lực lượng Mujahideen Afghanistan có chất lượng kém, được cho là sản xuất lậu bởi các xưởng chế súng thủ công, nằm ở biên giới Afghanistan-Pakistan; chất lượng còn kém xa cả mẫu Type-56 của Trung Quốc.
Trên cơ sở thiết kế của khẩu AK-47, Trung Quốc đã phát triển thêm các mẫu Type-81, Type-87, Type-03. Từ năm 1981, để sử dụng trong nội bộ, Trung Quốc chuyển sang sản xuất súng trường tấn công Type-81. Loại vũ khí này có nòng dài hơn so với mẫu AK tiêu chuẩn (450 mm).
Mẫu Type-81 được đánh giá là mẫu súng sao chép thành công nhất từ AK-47 của Liên Xô. Phiên bản Type-81 cũng dần thay thế các bản sao trước đó của Kalashnikovs trong Quân đội Trung Quốc (chủ yếu là Type-56) và thể hiện tốt tính năng trong thưc chiến.
Trung Quốc cũng phát triển phiên bản thử nghiệm phiên bản Type-87 trên cơ sở Type-81. Type-87 kết hợp những ưu điểm của súng máy hạng nhẹ và súng trường tấn công; sử dụng loại đạn 5,8×42 mm mới phát triển của riêng quân đội Trung Quốc.
Một đặc điểm khác của Type-87 là Trung Quốc đã sử dụng nhiều bộ phận bằng composite như ốp lót tay trên, tay cầm, báng súng, tương tự như những phụ kiện được tìm thấy trong các mẫu AK-74 của Liên Xô sau này. Mẫu Type-87 không được sử dụng rộng rãi, chỉ được biên chế cho một số lực lượng đặc biệt.
Tuy nhiên, trên cơ sở của Type-87, vào đầu thiên niên kỷ 2000, súng trường tấn công Type-03 (QBZ-03) đã được Trung Quốc sản xuất, có rất khác biệt so với Kalashnikov về cả ngoại hình và thiết kế.
Hiện tại, Trung Quốc vẫn tiếp tục sản xuất súng trường tấn công "nhái" của Liên Xô, bao gồm cả Type-56 và chúng được bán cho quân đội các nước đang phát triển, kể cả thông qua trung gian của phương Tây.
Ví dụ, vào năm 2004, công ty Rosoboronexport của Nga đã kết tội Mỹ cung cấp vũ khí như vậy cho quân đội Iraq và Afghanistan. Đã phát hiện nhiều súng tiểu liên Type-56 bị thu giữ được từ những kẻ khủng bố ở Syria. Hiện vẫn chưa rõ liệu Nga có đang thực hiện bất kỳ bước nào, để thương mại hóa việc sử dụng giấy phép chế tạo AK-47 của Trung Quốc hay không.