Đối với nhiều người yêu thích quân sự, súng máy hạng nặng chắc chắn là một trong những loại vũ khí không còn xa lạ, cho dù đó là những khẩu súng máy hạng nặng thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim chiến tranh, hay những khẩu súng máy thông thường, đều xuất hiện với hỏa lực mạnh.Trên thực tế, súng máy đã bước vào thời kỳ đỉnh cao; tức là khó có cải tiến đột phá nào, có thể nâng cao tính năng vật lý của súng hơn nữa. Lấy ví dụ, súng máy hạng nặng Browning M1, được phát triển từ năm 1917, nhưng hơn 100 năm qua, nó chỉ cải tiến nhỏ về cách thay nòng súng hay vật liệu chế tạo; còn nguyên lý hoạt động, vẫn giữ nguyên như thiết kế ban đầu.Trên thực tế, súng máy có sự khác biệt giữa tốc độ bắn lý thuyết và tốc độ bắn chiến đấu. Cái gọi là tốc độ bắn lý thuyết có nghĩa là tốc độ bắn được tính toán trong điều kiện lý tưởng, mục đích của nó là bắn được nhiều đạn trong một khoảng thời gian rất ngắn, chủ yếu để kiểm tra tính năng. Có những khẩu súng máy có tốc độ bắn lý thuyết cao tới 1.200 phát/phút, nếu với tốc độ bắn như vậy, sẽ tạo ra “cơn mưa đạn”. Nhưng tất cả các khẩu súng máy đều không có thể bắn với tốc độ như vậy và không có một quân đội nào, có thể cung cấp đủ đạn trong chiến đấu. Còn trong thực tế chiến đấu, súng máy chỉ có thể bắn 80 viên/phút. Trên thực tế, cách sử dụng súng máy trong điều kiện chiến đấu, khác hoàn toàn cách tính toán thử nghiệm. Điều này dẫn đến việc, tốc độ bắn trong thực chiến, chậm hơn nhiều so với con số lý thuyết - vốn được đưa ra chỉ để quảng cáo là chính.Ngoài ra, chiến trường cho dù một bên hoàn toàn chiếm ưu thế, nhưng cũng không thể đáp ứng hoàn toàn yêu cầu vật chất chiến đấu. Ví dụ bạn muốn 10.000 viên đạn, hậu cần sẵn sàng cung cấp cho bạn 10.000 viên đạn, việc này không hề có; trên thực tế, với yêu cầu như vậy, hậu cần đáp ứng được 1/10 trong thời gian yêu cầu là đã khá tốt rồi. Do vậy, việc “vô tư xả đạn” vào đối phương mà không cần phải suy nghĩ là điều không thể. Về lý thuyết, tốc độ bắn 600 viên/phút, không có nghĩa là người lính sẽ phải bắn 600 viên/phút trên chiến trường; xét về góc độ kỹ thuật, với tốc độ bắn cực đại của một khẩu súng máy, nòng súng cũng không thể chịu nổi trong thời gian dài.Vì vậy, trong quá trình huấn luyện, xạ thủ cần học cách bắn tiết kiệm đạn, làm sao vừa chế ngự hỏa lực địch, vừa duy trì bắn từ 3-5 điểm xạ ngắn, tức là tốc độ bắn của xạ thủ trên chiến trường tương đương với tốc độ 80-100 viên/phút.Với lợi thế có hộp tiếp đạn lớn hoặc dây đạn dài, xạ thủ súng máy có thể tạo màn hoả lực dày đặc liên tục, giúp chế áp đối phương, tạo điều kiện cho đồng đội cơ động.Tốc độ bắn của xạ thủ có thể thay đổi tuỳ theo tình hình thực tế, tuy nhiên khi khai hoả súng máy với tốc độ quá cao, độ chính xác chắc chắn sẽ giảm đi. Khi này, màn hoả lực dày đặc sẽ không còn độ chính xác, nhưng tiếng khai hoả liên tục sẽ tác động đến tâm lý của đối phương.Ví dụ, nhiều xạ thủ súng máy khi chống lại chiến thuật tiến công kiểu “biển người” của đối phương, đã phải bắn “đỏ nòng” để chi viện hỏa lực cho đồng đội chiến đấu. Trong điều kiện chiến đấu như vậy, để bảo đảm khẩu súng máy có thể hoạt động được, phải liên tục dùng nước để làm mát nòng súng hoặc thường xuyên phải thay nòng. Mặc dù trong một số trường hợp như trên, tốc độ bắn chiến đấu cũng rất lớn, điều đó cũng cho thấy súng máy có thể đạt tốc độ bắn lý thuyết trong các trường hợp đặc biệt; nhưng điều này không có nghĩa là xạ thủ phải liên tục duy trì bắn ở tốc độ này.Điều đáng chú ý là để duy trì tốc độ bắn tốc độ bắn lý thuyết, là khẩu súng đó sẽ phải bắn liên tục mà không tính đến thời gian nạp đạn, thời gian ngắm bắn và các yếu tố bên ngoài khác; nghĩa là khẩu súng đó đã được khóa chặt, rất an toàn và không bị rung lắc - một điều kiện chỉ có trong thí nghiệm.Nhưng trên thực tế, chiến trường luôn thay đổi và do vậy, sau khi chi viện hỏa lực, xạ thủ sẽ phải di chuyển vị trí bắn để đảm bảo không bị lộ vị trí trước đối phương; vì thế khó có thể đạt được tốc độ bắn lý thuyết. Không chỉ tốc độ bắn của súng máy có thể đạt 600 phát/phút, ngay tốc độ bắn lý thuyết của tiểu liên AK-47 nổi tiếng, cũng có thể lên tới khoảng 600 phát/phút, một vài tài liệu còn cho rằng tốc độ lý thuyết của AK-47 lên tới 800 viên/phút.Nên nhớ hộp tiếp đạn của súng AK-47 chỉ có 30 viên và cơ số đạn chiến đấu của một người lính trong một trận chiến đấu chỉ là 120 viên (số đạn này được lắp vào 4 hộp tiếp đạn, 1 hộp lắp theo súng và 3 hộp mang theo người); nếu bắn với tốc độ lý thuyết, người lính sẽ hết đạn chỉ sau 12 giây.Thực tế chiến trường chỉ ra, những người lính có kinh nghiệm chiến đấu, họ cũng không bao giờ bắn nhiều theo kiểu “xả đạn”, mà thường là “điểm xạ ngắn”. Do vậy, tốc độ lý thuyết của súng máy hay súng trường tấn công, chỉ là thông số mang tính tham khảo.
Đối với nhiều người yêu thích quân sự, súng máy hạng nặng chắc chắn là một trong những loại vũ khí không còn xa lạ, cho dù đó là những khẩu súng máy hạng nặng thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim chiến tranh, hay những khẩu súng máy thông thường, đều xuất hiện với hỏa lực mạnh.
Trên thực tế, súng máy đã bước vào thời kỳ đỉnh cao; tức là khó có cải tiến đột phá nào, có thể nâng cao tính năng vật lý của súng hơn nữa. Lấy ví dụ, súng máy hạng nặng Browning M1, được phát triển từ năm 1917, nhưng hơn 100 năm qua, nó chỉ cải tiến nhỏ về cách thay nòng súng hay vật liệu chế tạo; còn nguyên lý hoạt động, vẫn giữ nguyên như thiết kế ban đầu.
Trên thực tế, súng máy có sự khác biệt giữa tốc độ bắn lý thuyết và tốc độ bắn chiến đấu. Cái gọi là tốc độ bắn lý thuyết có nghĩa là tốc độ bắn được tính toán trong điều kiện lý tưởng, mục đích của nó là bắn được nhiều đạn trong một khoảng thời gian rất ngắn, chủ yếu để kiểm tra tính năng.
Có những khẩu súng máy có tốc độ bắn lý thuyết cao tới 1.200 phát/phút, nếu với tốc độ bắn như vậy, sẽ tạo ra “cơn mưa đạn”. Nhưng tất cả các khẩu súng máy đều không có thể bắn với tốc độ như vậy và không có một quân đội nào, có thể cung cấp đủ đạn trong chiến đấu. Còn trong thực tế chiến đấu, súng máy chỉ có thể bắn 80 viên/phút.
Trên thực tế, cách sử dụng súng máy trong điều kiện chiến đấu, khác hoàn toàn cách tính toán thử nghiệm. Điều này dẫn đến việc, tốc độ bắn trong thực chiến, chậm hơn nhiều so với con số lý thuyết - vốn được đưa ra chỉ để quảng cáo là chính.
Ngoài ra, chiến trường cho dù một bên hoàn toàn chiếm ưu thế, nhưng cũng không thể đáp ứng hoàn toàn yêu cầu vật chất chiến đấu. Ví dụ bạn muốn 10.000 viên đạn, hậu cần sẵn sàng cung cấp cho bạn 10.000 viên đạn, việc này không hề có; trên thực tế, với yêu cầu như vậy, hậu cần đáp ứng được 1/10 trong thời gian yêu cầu là đã khá tốt rồi.
Do vậy, việc “vô tư xả đạn” vào đối phương mà không cần phải suy nghĩ là điều không thể. Về lý thuyết, tốc độ bắn 600 viên/phút, không có nghĩa là người lính sẽ phải bắn 600 viên/phút trên chiến trường; xét về góc độ kỹ thuật, với tốc độ bắn cực đại của một khẩu súng máy, nòng súng cũng không thể chịu nổi trong thời gian dài.
Vì vậy, trong quá trình huấn luyện, xạ thủ cần học cách bắn tiết kiệm đạn, làm sao vừa chế ngự hỏa lực địch, vừa duy trì bắn từ 3-5 điểm xạ ngắn, tức là tốc độ bắn của xạ thủ trên chiến trường tương đương với tốc độ 80-100 viên/phút.
Với lợi thế có hộp tiếp đạn lớn hoặc dây đạn dài, xạ thủ súng máy có thể tạo màn hoả lực dày đặc liên tục, giúp chế áp đối phương, tạo điều kiện cho đồng đội cơ động.
Tốc độ bắn của xạ thủ có thể thay đổi tuỳ theo tình hình thực tế, tuy nhiên khi khai hoả súng máy với tốc độ quá cao, độ chính xác chắc chắn sẽ giảm đi. Khi này, màn hoả lực dày đặc sẽ không còn độ chính xác, nhưng tiếng khai hoả liên tục sẽ tác động đến tâm lý của đối phương.
Ví dụ, nhiều xạ thủ súng máy khi chống lại chiến thuật tiến công kiểu “biển người” của đối phương, đã phải bắn “đỏ nòng” để chi viện hỏa lực cho đồng đội chiến đấu. Trong điều kiện chiến đấu như vậy, để bảo đảm khẩu súng máy có thể hoạt động được, phải liên tục dùng nước để làm mát nòng súng hoặc thường xuyên phải thay nòng.
Mặc dù trong một số trường hợp như trên, tốc độ bắn chiến đấu cũng rất lớn, điều đó cũng cho thấy súng máy có thể đạt tốc độ bắn lý thuyết trong các trường hợp đặc biệt; nhưng điều này không có nghĩa là xạ thủ phải liên tục duy trì bắn ở tốc độ này.
Điều đáng chú ý là để duy trì tốc độ bắn tốc độ bắn lý thuyết, là khẩu súng đó sẽ phải bắn liên tục mà không tính đến thời gian nạp đạn, thời gian ngắm bắn và các yếu tố bên ngoài khác; nghĩa là khẩu súng đó đã được khóa chặt, rất an toàn và không bị rung lắc - một điều kiện chỉ có trong thí nghiệm.
Nhưng trên thực tế, chiến trường luôn thay đổi và do vậy, sau khi chi viện hỏa lực, xạ thủ sẽ phải di chuyển vị trí bắn để đảm bảo không bị lộ vị trí trước đối phương; vì thế khó có thể đạt được tốc độ bắn lý thuyết.
Không chỉ tốc độ bắn của súng máy có thể đạt 600 phát/phút, ngay tốc độ bắn lý thuyết của tiểu liên AK-47 nổi tiếng, cũng có thể lên tới khoảng 600 phát/phút, một vài tài liệu còn cho rằng tốc độ lý thuyết của AK-47 lên tới 800 viên/phút.
Nên nhớ hộp tiếp đạn của súng AK-47 chỉ có 30 viên và cơ số đạn chiến đấu của một người lính trong một trận chiến đấu chỉ là 120 viên (số đạn này được lắp vào 4 hộp tiếp đạn, 1 hộp lắp theo súng và 3 hộp mang theo người); nếu bắn với tốc độ lý thuyết, người lính sẽ hết đạn chỉ sau 12 giây.
Thực tế chiến trường chỉ ra, những người lính có kinh nghiệm chiến đấu, họ cũng không bao giờ bắn nhiều theo kiểu “xả đạn”, mà thường là “điểm xạ ngắn”. Do vậy, tốc độ lý thuyết của súng máy hay súng trường tấn công, chỉ là thông số mang tính tham khảo.