Súng máy hạng nặng từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong tác chiến hiện đại. Những vũ khí này có hỏa lực mạnh hơn, tầm bắn lớn hơn nhiều và do đó có khả năng lớn hơn so với các loại vũ khí bộ binh nhỏ thông thường.Những khẩu súng máy hạng nặng như vậy, không chỉ có thể chống lại sinh lực của đối phương, tiêu diệt các mục tiêu sau khối chắn và phá hủy các phương tiện bọc thép hạng nhẹ; mà thậm chí còn có thể chống lại các tay súng bắn tỉa.Bên cạnh những tất cả những ưu điểm, súng máy hạng nặng cũng có những nhược điểm của chúng, có là có trọng lượng nặng, độ giật mạnh, yêu cầu bảo dưỡng cẩn thận hơn và chỉ có thể bắn khi được thiết bị trên giá súng; nên súng máy hạng nặng còn gọi là vũ khí tập thể.Ví dụ, Quân đội Mỹ vẫn được trang bị súng máy hạng nặng Browning M2. Loại súng máy hạng nặng này được thiết kế và đưa vào sử dụng vào năm 1933; thiết kế thành công đến mức, hiện nó vẫn phù hợp cho đến ngày nay và các vấn đề nảy sinh đã được loại bỏ, với việc nâng cấp.Lịch sử phát minh ra súng máy hạng nặng của Nga bắt đầu từ những năm 30 dưới thời Liên Xô. Súng máy hạng nặng được sản xuất hàng loạt đầu tiên của thời Liên Xô là khẩu DK. Về thực chất, khẩu DK là một bản sao phóng to của khẩu súng máy hạng nhẹ Degtyarev DP-27 với cỡ nòng 7,62.Khẩu DK tiếp đạn bằng hộp, giống như khẩu DP-27 và còn rất nhiều lỗi thiết kế. Sau đó kỹ sư trẻ Georgy Shpagin đã hỗ trợ Vasily Dyagterev, và ngay sau đó một khẩu súng máy DShK đã xuất hiện trong Hồng quân, đi cùng với những người lính trong suốt cuộc chiến.Tiếp theo sự thành công của súng máy DShK, năm 1971 Liên Xô phát triển mẫu súng máy hạng nặng NSV và NSVT vào năm 1971, được sản xuất ở Nhà máy Metallist đặt ở Kazakhstan và vẫn còn được sử dụng và sản xuất cho đến ngày nay.Sau khi Liên Xô tan rã, Kazakhstan tuyên bố độc lập, và theo thỏa thuận, họ được giữ tất cả các bản vẽ tổng thể và các tài liệu sản xuất khác cho vũ khí quan trọng này và do đó, quyền sản xuất những vũ khí này vẫn nằm ở Kazakhstan.Tất cả những điều này đã tạo tiền đề cho việc chế tạo một loại súng máy hạng nặng mới ở Nga. Loại súng máy hạng nặng mới phải đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại và được sản xuất hoàn toàn tại Nga. Các thợ súng Kovrov được giao nhiệm vụ tiếp tục phát triển mẫu súng máy hạng nặng mới.Để thiết kế mẫu súng máy hạng nặng mới này, một điều thuận lợi với các thợ súng Kovrov là họ không phải bắt đầu từ con số 0, mà được kế thừa một bản thiết kế súng máy hạng nặng 12,7 mm có từ năm 1987; nhưng do sự tan rã của Liên Xô nên chương trình đã bị trì hoãn.Vào năm 1997, khẩu súng máy hạng nặng Kord đã được công khai lần đầu tiên. Tên của nó là chữ viết tắt của “Kovrovskie degtyarevtsy gunmiths (Súng máy của nhà máy Degtyarov vùng Kovrov)”. Thiết kế này thành công đến nỗi, một năm sau, Kord đã được đưa vào trang bị.Trong quá trình phát triển, nhiều cải tiến và phát minh về thiết kế đã được sử dụng trên Kord, nhưng bí mật chính cho phép chúng ta gọi khẩu súng máy hạng nặng này là súng bắn tỉa, chính là nòng của súng, hay đúng hơn là phương pháp chế tạo nó.Điểm mấu chốt của các loại súng máy hạng nặng là khi bắn, nòng súng nóng lên và xảy ra biến dạng. Do thực tế là nòng súng nóng lên không đều, vì vậy dẫn đến hiện tượng cong nòng, hay như các thợ chế tạo súng gọi là “chảy xệ”.Nhóm các nhà thiết kế súng máy Kord đã đưa ra một sơ đồ khắc phục hiện tượng “chảy xệ” như vậy, trong đó nhiệt độ dọc theo nòng súng được phân bổ đồng đều, do đó không có hiện tượng chảy xệ trên khẩu Kord.Một trong những thương hiệu nổi bật của vũ khí Nga là độ tin cậy, với súng máy Kord, điều này đã đạt đến sự “hoàn hảo”. Khi Kord được giới thiệu tại triển lãm vũ khí ở UAE, đồng thời nhiều loại súng máy hạng nặng của nước ngoài cũng được trưng bày ở đó, nhưng Kord đánh bại tất cả các đối thủ.Qua thử nghiệm thực tiễn tại Triễn lãm, Kord không chỉ là vũ khí chính xác nhất, mà còn là vũ khí chịu đựng sự bền bỉ nhất. Trong màn thử nghiệm bắn tính năng, Kord bắn liền một mạch 300 viên đạn, trong khi đối thủ đứng thứ nhì là chỉ 150 viên.Ngoài ra các khẩu súng máy hạng nặng tiếp tục thử thách bắn trong điều kiện bão cát sa mạc, nhưng Kord vẫn xuất sắc vượt qua; trong khi khẩu Browning M2 của Mỹ đã “chịu hàng” với điều kiện tự nhiên như vậy.Thiết kế của súng máy Kord rất linh hoạt, khi có thể nạp đạn từ cả bên phải và bên trái. Súng được đặt trên tháp pháo xe tăng như một khẩu súng máy phòng không, hoặc gắn trên xe cơ giới hay trực thăng.Kord được sử dụng làm hỏa lực của bộ binh, được thiết bị trên giá súng, nhưng có thể bắn trực tiếp Kord từ giá hai chân như súng trung liên. Độ giật của Kord được giảm bớt đến mức, một số binh sĩ đã có thể bắn băng tay như súng trường tiến công.Nhưng tính linh hoạt này của súng máy Kord, không chỉ liên quan đến các tính năng thiết kế mà còn cả tầm bắn; nếu sử dụng đạn xuyên giáp, Kord có thể sử dụng để tiêu diệt sinh lực trong công sự, xe bọc thép hạng nhẹ và thậm chí cả máy bay bay thấp ở cự ly lên đến 1,5-2 km; vượt trội tiền bối của nó là khẩu 12,7mm DShK. Video giới thiệu súng máy 12,7mm KORD. Nguồn: Devis2000.
Súng máy hạng nặng từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong tác chiến hiện đại. Những vũ khí này có hỏa lực mạnh hơn, tầm bắn lớn hơn nhiều và do đó có khả năng lớn hơn so với các loại vũ khí bộ binh nhỏ thông thường.
Những khẩu súng máy hạng nặng như vậy, không chỉ có thể chống lại sinh lực của đối phương, tiêu diệt các mục tiêu sau khối chắn và phá hủy các phương tiện bọc thép hạng nhẹ; mà thậm chí còn có thể chống lại các tay súng bắn tỉa.
Bên cạnh những tất cả những ưu điểm, súng máy hạng nặng cũng có những nhược điểm của chúng, có là có trọng lượng nặng, độ giật mạnh, yêu cầu bảo dưỡng cẩn thận hơn và chỉ có thể bắn khi được thiết bị trên giá súng; nên súng máy hạng nặng còn gọi là vũ khí tập thể.
Ví dụ, Quân đội Mỹ vẫn được trang bị súng máy hạng nặng Browning M2. Loại súng máy hạng nặng này được thiết kế và đưa vào sử dụng vào năm 1933; thiết kế thành công đến mức, hiện nó vẫn phù hợp cho đến ngày nay và các vấn đề nảy sinh đã được loại bỏ, với việc nâng cấp.
Lịch sử phát minh ra súng máy hạng nặng của Nga bắt đầu từ những năm 30 dưới thời Liên Xô. Súng máy hạng nặng được sản xuất hàng loạt đầu tiên của thời Liên Xô là khẩu DK. Về thực chất, khẩu DK là một bản sao phóng to của khẩu súng máy hạng nhẹ Degtyarev DP-27 với cỡ nòng 7,62.
Khẩu DK tiếp đạn bằng hộp, giống như khẩu DP-27 và còn rất nhiều lỗi thiết kế. Sau đó kỹ sư trẻ Georgy Shpagin đã hỗ trợ Vasily Dyagterev, và ngay sau đó một khẩu súng máy DShK đã xuất hiện trong Hồng quân, đi cùng với những người lính trong suốt cuộc chiến.
Tiếp theo sự thành công của súng máy DShK, năm 1971 Liên Xô phát triển mẫu súng máy hạng nặng NSV và NSVT vào năm 1971, được sản xuất ở Nhà máy Metallist đặt ở Kazakhstan và vẫn còn được sử dụng và sản xuất cho đến ngày nay.
Sau khi Liên Xô tan rã, Kazakhstan tuyên bố độc lập, và theo thỏa thuận, họ được giữ tất cả các bản vẽ tổng thể và các tài liệu sản xuất khác cho vũ khí quan trọng này và do đó, quyền sản xuất những vũ khí này vẫn nằm ở Kazakhstan.
Tất cả những điều này đã tạo tiền đề cho việc chế tạo một loại súng máy hạng nặng mới ở Nga. Loại súng máy hạng nặng mới phải đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại và được sản xuất hoàn toàn tại Nga. Các thợ súng Kovrov được giao nhiệm vụ tiếp tục phát triển mẫu súng máy hạng nặng mới.
Để thiết kế mẫu súng máy hạng nặng mới này, một điều thuận lợi với các thợ súng Kovrov là họ không phải bắt đầu từ con số 0, mà được kế thừa một bản thiết kế súng máy hạng nặng 12,7 mm có từ năm 1987; nhưng do sự tan rã của Liên Xô nên chương trình đã bị trì hoãn.
Vào năm 1997, khẩu súng máy hạng nặng Kord đã được công khai lần đầu tiên. Tên của nó là chữ viết tắt của “Kovrovskie degtyarevtsy gunmiths (Súng máy của nhà máy Degtyarov vùng Kovrov)”. Thiết kế này thành công đến nỗi, một năm sau, Kord đã được đưa vào trang bị.
Trong quá trình phát triển, nhiều cải tiến và phát minh về thiết kế đã được sử dụng trên Kord, nhưng bí mật chính cho phép chúng ta gọi khẩu súng máy hạng nặng này là súng bắn tỉa, chính là nòng của súng, hay đúng hơn là phương pháp chế tạo nó.
Điểm mấu chốt của các loại súng máy hạng nặng là khi bắn, nòng súng nóng lên và xảy ra biến dạng. Do thực tế là nòng súng nóng lên không đều, vì vậy dẫn đến hiện tượng cong nòng, hay như các thợ chế tạo súng gọi là “chảy xệ”.
Nhóm các nhà thiết kế súng máy Kord đã đưa ra một sơ đồ khắc phục hiện tượng “chảy xệ” như vậy, trong đó nhiệt độ dọc theo nòng súng được phân bổ đồng đều, do đó không có hiện tượng chảy xệ trên khẩu Kord.
Một trong những thương hiệu nổi bật của vũ khí Nga là độ tin cậy, với súng máy Kord, điều này đã đạt đến sự “hoàn hảo”. Khi Kord được giới thiệu tại triển lãm vũ khí ở UAE, đồng thời nhiều loại súng máy hạng nặng của nước ngoài cũng được trưng bày ở đó, nhưng Kord đánh bại tất cả các đối thủ.
Qua thử nghiệm thực tiễn tại Triễn lãm, Kord không chỉ là vũ khí chính xác nhất, mà còn là vũ khí chịu đựng sự bền bỉ nhất. Trong màn thử nghiệm bắn tính năng, Kord bắn liền một mạch 300 viên đạn, trong khi đối thủ đứng thứ nhì là chỉ 150 viên.
Ngoài ra các khẩu súng máy hạng nặng tiếp tục thử thách bắn trong điều kiện bão cát sa mạc, nhưng Kord vẫn xuất sắc vượt qua; trong khi khẩu Browning M2 của Mỹ đã “chịu hàng” với điều kiện tự nhiên như vậy.
Thiết kế của súng máy Kord rất linh hoạt, khi có thể nạp đạn từ cả bên phải và bên trái. Súng được đặt trên tháp pháo xe tăng như một khẩu súng máy phòng không, hoặc gắn trên xe cơ giới hay trực thăng.
Kord được sử dụng làm hỏa lực của bộ binh, được thiết bị trên giá súng, nhưng có thể bắn trực tiếp Kord từ giá hai chân như súng trung liên. Độ giật của Kord được giảm bớt đến mức, một số binh sĩ đã có thể bắn băng tay như súng trường tiến công.
Nhưng tính linh hoạt này của súng máy Kord, không chỉ liên quan đến các tính năng thiết kế mà còn cả tầm bắn; nếu sử dụng đạn xuyên giáp, Kord có thể sử dụng để tiêu diệt sinh lực trong công sự, xe bọc thép hạng nhẹ và thậm chí cả máy bay bay thấp ở cự ly lên đến 1,5-2 km; vượt trội tiền bối của nó là khẩu 12,7mm DShK.
Video giới thiệu súng máy 12,7mm KORD. Nguồn: Devis2000.