Tại thời điểm xảy ra vụ việc, còi báo động tại đại sứ quán Mỹ ở Vùng Xanh - khu vực gồm các tòa nhà chính phủ và các cơ quan ngoại giao nước ngoài. Có ít nhất 4 quả tên lửa đã được bắn đi, tất cả đều rơi gần đại sứ quán Mỹ.Trong khi đó, nguồn tin quân đội Iraq nói rằng 7 quả tên lửa Katyusha đã được bắn đi, 4 quả rơi trong Vùng Xanh và 3 quả rơi ngoài khu vực này, khiến 1 trẻ em thiệt mạng và 5 người khác bị thương.Trong cuộc tấn công, hệ thống phòng thủ C-RAM của Mỹ đã kịp thời phản ứng và khai hỏa để đánh chặn. Đã có ít nhất 2 đợt mưa đạn được phóng đi nhưng điều bất ngờ là C-RAM đã không đánh trúng bất kỳ một mục tiêu nào.Khả năng đánh chặn tệ hại của vũ khí này càng rõ ràng hơn bởi sau vụ tấn công diễn ra, người ta đã phát hiện ra tổng cộng 7 mục tiêu bị tấn công do tên lửa từ bên ngoài phóng vào Vùng Xanh. Tất cả số tên lửa này đều được xác định phóng từ khu Al-Amin Al-Thaniyah, Quận Alf Dar, phía đông thủ đô Baghdad.Được biết, C-RAM là phiên bản mặt đất của tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx do Mỹ sản xuất trang bị trên chiến hạm. Vũ khí này được thiết kế để bảo vệ mục tiêu khỏi những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình đối đất, tên lửa diệt radar và máy bay không người lái cỡ nhỏ.Mỗi tổ hợp C-RAM có khả năng vận hành độc lập, không cần tới radar dẫn bắn bên ngoài. Hệ thống này gồm một pháo nòng xoay M61 Vulcan cỡ 20 mm, đạt tốc độ bắn tối đa 4.500 phát/phút, cùng hệ thống điều khiển hỏa lực với radar và tổ hợp kính ngắm hồng ngoại để bám bắt mục tiêu.Pháo Vulan 20 mm của C-RAM đạt tầm bắn tối đa 3,5 km, đủ sức bảo vệ khu vực rộng 1,3 km2 quanh trận địa, có thể vận hành hoàn toàn tự động hoặc theo lệnh từ kíp điều khiển. C-RAM sử dụng đạn vạch đường tự hủy (MPT-SD) M-940 với cơ chế tự hủy ở khoảng cách nhất định để tránh gây thiệt hại ngoài ý muốn cho khu dân cư lân cận. Một tổ hợp C-RAM có thể nã 4.500 viên đạn mỗi phút, tạo lưới lửa dày đặc để tiêu diệt mục tiêu đang bay tới.Trái với những tuyên bố của nhà sản xuất Mỹ, thành tích đánh chặn của C-RAM luôn bị nghi ngờ bởi trong 5 lần trước đó Vùng Xanh bị tấn công, hệ thống phòng không C-RAM của Mỹ thậm chí còn chẳng có phản ứng nhằm đáp trả mối đe dọa. Con số thống kê cho thấy, các lực lượng thân Iran đã tiến hành ít nhất 6 cuộc tấn công vào khu vực đặt đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Iraq, C-RAM 5 lần bất động và 1 lần kịp phản ứng nhưng đánh chặn không trúng.Chính vì vậy, người ta cho rằng C-RAM thường rất mạnh và hiệu quả trong các cuộc diễn tập khi mọi mục tiêu và thời điểm tấn công đều được biết trước. Hiện lực lượng Mỹ tại Iraq chưa có tuyên bố nào về thành tích đánh chặn của C-RAM trong vụ tấn công tối 17/11.
Tại thời điểm xảy ra vụ việc, còi báo động tại đại sứ quán Mỹ ở Vùng Xanh - khu vực gồm các tòa nhà chính phủ và các cơ quan ngoại giao nước ngoài. Có ít nhất 4 quả tên lửa đã được bắn đi, tất cả đều rơi gần đại sứ quán Mỹ.
Trong khi đó, nguồn tin quân đội Iraq nói rằng 7 quả tên lửa Katyusha đã được bắn đi, 4 quả rơi trong Vùng Xanh và 3 quả rơi ngoài khu vực này, khiến 1 trẻ em thiệt mạng và 5 người khác bị thương.
Trong cuộc tấn công, hệ thống phòng thủ C-RAM của Mỹ đã kịp thời phản ứng và khai hỏa để đánh chặn. Đã có ít nhất 2 đợt mưa đạn được phóng đi nhưng điều bất ngờ là C-RAM đã không đánh trúng bất kỳ một mục tiêu nào.
Khả năng đánh chặn tệ hại của vũ khí này càng rõ ràng hơn bởi sau vụ tấn công diễn ra, người ta đã phát hiện ra tổng cộng 7 mục tiêu bị tấn công do tên lửa từ bên ngoài phóng vào Vùng Xanh. Tất cả số tên lửa này đều được xác định phóng từ khu Al-Amin Al-Thaniyah, Quận Alf Dar, phía đông thủ đô Baghdad.
Được biết, C-RAM là phiên bản mặt đất của tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx do Mỹ sản xuất trang bị trên chiến hạm. Vũ khí này được thiết kế để bảo vệ mục tiêu khỏi những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình đối đất, tên lửa diệt radar và máy bay không người lái cỡ nhỏ.
Mỗi tổ hợp C-RAM có khả năng vận hành độc lập, không cần tới radar dẫn bắn bên ngoài. Hệ thống này gồm một pháo nòng xoay M61 Vulcan cỡ 20 mm, đạt tốc độ bắn tối đa 4.500 phát/phút, cùng hệ thống điều khiển hỏa lực với radar và tổ hợp kính ngắm hồng ngoại để bám bắt mục tiêu.
Pháo Vulan 20 mm của C-RAM đạt tầm bắn tối đa 3,5 km, đủ sức bảo vệ khu vực rộng 1,3 km2 quanh trận địa, có thể vận hành hoàn toàn tự động hoặc theo lệnh từ kíp điều khiển. C-RAM sử dụng đạn vạch đường tự hủy (MPT-SD) M-940 với cơ chế tự hủy ở khoảng cách nhất định để tránh gây thiệt hại ngoài ý muốn cho khu dân cư lân cận. Một tổ hợp C-RAM có thể nã 4.500 viên đạn mỗi phút, tạo lưới lửa dày đặc để tiêu diệt mục tiêu đang bay tới.
Trái với những tuyên bố của nhà sản xuất Mỹ, thành tích đánh chặn của C-RAM luôn bị nghi ngờ bởi trong 5 lần trước đó Vùng Xanh bị tấn công, hệ thống phòng không C-RAM của Mỹ thậm chí còn chẳng có phản ứng nhằm đáp trả mối đe dọa. Con số thống kê cho thấy, các lực lượng thân Iran đã tiến hành ít nhất 6 cuộc tấn công vào khu vực đặt đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Iraq, C-RAM 5 lần bất động và 1 lần kịp phản ứng nhưng đánh chặn không trúng.
Chính vì vậy, người ta cho rằng C-RAM thường rất mạnh và hiệu quả trong các cuộc diễn tập khi mọi mục tiêu và thời điểm tấn công đều được biết trước. Hiện lực lượng Mỹ tại Iraq chưa có tuyên bố nào về thành tích đánh chặn của C-RAM trong vụ tấn công tối 17/11.