Bản hợp đồng được ký kết hôm 30/9 và sẽ hoàn tất việc chuyển giao vào cuối tháng 9/2025.Theo kế hoạch trang bị được Đại tá Chuck Worshim thuộc Văn phòng Điều hành Chương trình phòng thủ và tên lửa của Quân đội Mỹ cho biết, hệ thống vũ khí này sẽ được ưu tiên triển khai bảo vệ những cơ sở và căn cứ Mỹ tại Trung Đông."Sau khi kết thúc thử nghiệm, hệ thống IM-SHORAD sẽ được đưa vào sản xuất loạt và ưu tiên triển khai để bảo vệ những căn cứ, đơn vị của Mỹ tại Trung Đông nhằm đối phó với những cuộc tấn công bằng rocket, đạn phản lực, UAV...", Đại tá Chuck Worshim nói.Vị đại tá này cho biết thêm, Tổ hợp phòng không tầm gần này thực chất chính là chương trình xe phòng không bọc thép tác chiến IM-SHORAD được trang bị đài radar mạnh, các thiết bị tác chiến điện tử, tên lửa dẫn đường bằng radar và pháo phòng không 30mm mới nhất.Điểm nhấn của IM-SHORAD là bệ phóng Avenger (do hãng Boeing phát triển). Bệ phóng này được thiết kế đặc biệt để vừa mang tên lửa chống tăng AGM-114 Longbow Hellfire và tên lửa đối không AIM-9X Sidewinder. Với cơ số vũ khí này, Mỹ kỳ vọng IM-SHORAD có thể diệt gọn từ mục tiêu kiên cố trên mặt đất lẫn mục tiêu trên không.Các kỹ sư của hãng đã cố gắng tích hợp bệ phóng Avenger nhằm tăng cường khả năng phòng thủ tầm gần của các lữ đoàn vốn được trang bị Stryker của Lục quân Mỹ, ông Kendall Linson Giám đốc bộ phận Kinh và phát triển Stryker và phương tiện chiến thuật đặc biệt của General Dynamics Land Systems cho biết.Dù được Mỹ đánh giá rất cao nhưng một số chuyên gia cho rằng sẽ rất khó để IM-SHORAD có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu được triển khai đến Iraq - nơi Mỹ thường xuyên phải hứng chịu những cuộc tấn công từ đạn rocket cỡ nhỏ từ phiến quân.Hiện nay, một hệ thống đánh chặn chuyên dụng khác là C-RAM đang được Mỹ triển khai tại đây nhưng vũ khí này thường xuyên để lọt mục tiêu khiến người ta có lý do để nghi ngờ về tính hiệu quả của IM-SHORAD khi vũ khí này chưa thực chiến.
Bản hợp đồng được ký kết hôm 30/9 và sẽ hoàn tất việc chuyển giao vào cuối tháng 9/2025.
Theo kế hoạch trang bị được Đại tá Chuck Worshim thuộc Văn phòng Điều hành Chương trình phòng thủ và tên lửa của Quân đội Mỹ cho biết, hệ thống vũ khí này sẽ được ưu tiên triển khai bảo vệ những cơ sở và căn cứ Mỹ tại Trung Đông.
"Sau khi kết thúc thử nghiệm, hệ thống IM-SHORAD sẽ được đưa vào sản xuất loạt và ưu tiên triển khai để bảo vệ những căn cứ, đơn vị của Mỹ tại Trung Đông nhằm đối phó với những cuộc tấn công bằng rocket, đạn phản lực, UAV...", Đại tá Chuck Worshim nói.
Vị đại tá này cho biết thêm, Tổ hợp phòng không tầm gần này thực chất chính là chương trình xe phòng không bọc thép tác chiến IM-SHORAD được trang bị đài radar mạnh, các thiết bị tác chiến điện tử, tên lửa dẫn đường bằng radar và pháo phòng không 30mm mới nhất.
Điểm nhấn của IM-SHORAD là bệ phóng Avenger (do hãng Boeing phát triển). Bệ phóng này được thiết kế đặc biệt để vừa mang tên lửa chống tăng AGM-114 Longbow Hellfire và tên lửa đối không AIM-9X Sidewinder. Với cơ số vũ khí này, Mỹ kỳ vọng IM-SHORAD có thể diệt gọn từ mục tiêu kiên cố trên mặt đất lẫn mục tiêu trên không.
Các kỹ sư của hãng đã cố gắng tích hợp bệ phóng Avenger nhằm tăng cường khả năng phòng thủ tầm gần của các lữ đoàn vốn được trang bị Stryker của Lục quân Mỹ, ông Kendall Linson Giám đốc bộ phận Kinh và phát triển Stryker và phương tiện chiến thuật đặc biệt của General Dynamics Land Systems cho biết.
Dù được Mỹ đánh giá rất cao nhưng một số chuyên gia cho rằng sẽ rất khó để IM-SHORAD có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu được triển khai đến Iraq - nơi Mỹ thường xuyên phải hứng chịu những cuộc tấn công từ đạn rocket cỡ nhỏ từ phiến quân.
Hiện nay, một hệ thống đánh chặn chuyên dụng khác là C-RAM đang được Mỹ triển khai tại đây nhưng vũ khí này thường xuyên để lọt mục tiêu khiến người ta có lý do để nghi ngờ về tính hiệu quả của IM-SHORAD khi vũ khí này chưa thực chiến.