Trong cuộc tập trận ở vùng biển Hawaii, TQLC Mỹ đã bắn hai “ Tên lửa tấn công của Hải quân (NSM)”, từ phương tiện phóng không người lái Avenger từ trên mặt đất; cả hai tên lửa đều và bắn trúng mục tiêu là một tàu khu trục nhỏ. Trung tá Ryan Collins, sĩ quan TQLC đã gọi tên lửa này là “cuộc cách mạng” có ý nghĩa to lớn.Nhưng loại tên lửa do phương tiện phóng từ mặt đất không người lái này của Thủy quân Lục chiến Mỹ phóng đi, chỉ có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 160 km; và đây thực chất đây chỉ là một hệ thống vũ khí phòng thủ.Hệ thống vũ khí này có thể được trang bị cho các đơn vị cấp tiểu đoàn của TQLC Mỹ và có thể được triển khai tại các tiền đồn trên đảo, để chống lại tàu chiến Trung Quốc, nhất là tàu đổ bộ.Loại vũ khí mà lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ cần bây giờ, là một tên lửa tấn công, một loại vũ khí có thể được triển khai trên các hòn đảo xa, để có thể kiểm soát và khống chế các đại dương lớn. Đây là vấn đề mà quân đội Mỹ thực sự nên tập trung đầu tư để giải quyết.Trước đây, ý tưởng sử dụng lực lượng TQLC như một lực lượng chống hạm có vẻ vô lý. Trong hơn một thập kỷ sau khi Mỹ đưa quân vào Afghanistan (năm 2001), TQLC đã huấn luyện và tổ chức các hoạt động bộ binh trên bộ và tham gia chiến đấu như các đơn vị chiến đấu lục quân.Nhưng với sự kết thúc của các cuộc chiến của Mỹ ở Iraq và Afghanistan và việc Lầu Năm Góc điều chỉnh chiến lược “cạnh tranh siêu cường” với Nga và Trung Quốc, TQLC Mỹ đang hành động nhanh chóng để điều chỉnh lại tổ chức biên chế, để thích ứng với hải quân công nghệ cao và các cuộc chiến trên không. Có thể nói đó là sự chuyển đổi nhanh nhất trong tất cả các quân, binh chủng của Quân đội Mỹ.Dưới sự lãnh đạo của Tướng David Berger, Tư lệnh TQLC Mỹ, TQLC đang loại khỏi biên chế hầu hết các trang bị hạng nặng trên mặt đất, giảm bớt các đơn vị bộ binh hạng nhẹ, đồng thời hình thành một loại lực lượng được trang bị vũ khí mới cho các chiến dịch trên đảo.Quyết định của Berger loại bỏ khoảng 400 xe tăng hạng nặng M-1 Abrams khỏi TQLC đã chứng minh những thay đổi này. Lực lượng TQLC Mỹ hiện đang cắt giảm xe bọc thép, bộ binh và trực thăng tấn công, nhằm tiết kiệm kinh phí và nhân lực cho việc thành lập một lực lượng chiến đấu hải quân mới với các phương tiện UAV, phòng không, tên lửa chống hạm và các loại vũ khí khác. Nếu xe tăng M-1 đại diện cho trang bị truyền thống của TQLC, thì hệ thống Avengers có thể đại diện cho trang bị mới của họ. Hệ thống này có khung gầm xe tải không người lái hạng nhẹ, được trang bị hộp phóng tên lửa NSM kép.Tên lửa nặng khoảng 410 kg, được trang bị đầu dò hồng ngoại và đầu đạn nặng 135 kg. Tên lửa có tầm bắn khoảng 160 km và có thể bay bám biển. Tên lửa trị giá 2 triệu USD này, nổi tiếng vì độ chính xác, đơn giản và linh hoạt. Tên lửa có thể dễ dàng lắp đặt bệ phóng trên hầu hết mọi phương tiện từ tàu, xe tải, trực thăng…Hải quân Mỹ đang trang bị các bệ phóng tên lửa NSM trên các tàu tác chiến ven bờ, được triển khai dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, để giúp các tàu có trọng tải nhẹ hơn này, có khả năng tác chiến chống hạm. Lực lượng TQLC cũng đang trang bị cho các lực lượng tác chiến ven biển mới các tên lửa NSM.TQLC Mỹ xây dựng khái niệm “Căn cứ tiến công tầm xa (EABO)” mới. Theo khái niệm của EABO, quân đội Mỹ sẽ xâm nhập vào các đảo ở Tây Thái Bình Dương và thiết lập các tiền đồn nhỏ. Các tiền đồn này có thể cho UAV cất cánh, để giám sát các vùng biển xung quanh, tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và phóng tên lửa vào các tàu chiến Trung Quốc gần đó.Tuy nhiên, khoảng cách xa giữa các đảo ở tây Thái Bình Dương sẽ làm phức tạp thêm khái niệm EABO. Các tiền đồn do TQLC Mỹ thiết lập, có thể cách nhau hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km.Trong tình huống như vậy, tên lửa NSM với tầm bắn chỉ 160 km không hữu ích lắm. Việc phóng tên lửa NSM có thể ảnh hưởng đến lực lượng đổ bộ của Trung Quốc, nhưng hầu như không có mối đe dọa nào đối với nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc.Để cung cấp hỏa lực cho lực lượng tác chiến ven biển, khả năng tấn công mạnh hơn, TQLC Mỹ đang nghiên cứu trang bị loại tên lửa hành trình Tomahawk tiến công đất liền. Tên lửa Tomahawk nặng khoảng 1.360 kg và đầu đạn nặng khoảng 350 kg.Phiên bản Tomahawk BlockV mới nhất, có tầm bắn đến 1.600 km và được trang bị đầu dò đa chế độ với radar và cảm biến hồng ngoại. Thủy quân lục chiến Mỹ đã yêu cầu mua tên lửa Tomahawk trong ngân sách, nhưng Quốc hội Mỹ đã bác bỏ.Hiện tại, Quân đội Mỹ cũng đang bận rộn với việc trang bị tên lửa chống hạm của riêng mình. Kinh nghiệm của Lục quân Mỹ có thể cung cấp tài liệu tham khảo cho Thủy quân lục chiến, trong việc trang bị tên lửa chống hạm.Quân đội Mỹ đã chi 340 triệu USD vào năm ngoái, để đưa vào trang bị thử nghiệm hai loại tên lửa khác nhau, trên các phương tiện phóng; một trong số đó là Tomahawk Block V mà Thủy quân lục chiến quan tâm. Loại còn lại là tên lửa đa năng Standard-6 do Hải quân Mỹ trang bị, tuy là tên lửa phòng không nhưng nó cũng có khả năng tấn công đất đối biển cực mạnh.Tên lửa Tomahawk là tên lửa hành trình có tốc độ bay cận âm, tàng hình bằng cách bay bám trên biển; trong khi đó tên lửa Standard-6 là tên lửa có tốc độ siêu thanh. Nhưng cả hai đều là những vũ khí cực mạnh, có khả năng đánh chìm tàu chiến cách xa hàng nghìn km.Lục quân Mỹ cũng đã chọn triển khai hai loại tên lửa này và không nghi ngờ gì nữa, TQLC Mỹ cũng đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển của hai loại tên lửa này. Cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, Tướng Phil Davidson biết chính xác những gì mình cần, ông cho rằng, TQLC Mỹ cần cả tên lửa Tomahawk và Standard-6. Nguồn ảnh: USarmy. Tên lửa Tomahawk của Mỹ dù đã "cao tuổi" nhưng vẫn luôn là loại vũ khí nguy hiểm bậc nhất của mọi cánh quân trong lực lượng này. Nguồn: USNV.
Trong cuộc tập trận ở vùng biển Hawaii, TQLC Mỹ đã bắn hai “ Tên lửa tấn công của Hải quân (NSM)”, từ phương tiện phóng không người lái Avenger từ trên mặt đất; cả hai tên lửa đều và bắn trúng mục tiêu là một tàu khu trục nhỏ. Trung tá Ryan Collins, sĩ quan TQLC đã gọi tên lửa này là “cuộc cách mạng” có ý nghĩa to lớn.
Nhưng loại tên lửa do phương tiện phóng từ mặt đất không người lái này của Thủy quân Lục chiến Mỹ phóng đi, chỉ có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 160 km; và đây thực chất đây chỉ là một hệ thống vũ khí phòng thủ.
Hệ thống vũ khí này có thể được trang bị cho các đơn vị cấp tiểu đoàn của TQLC Mỹ và có thể được triển khai tại các tiền đồn trên đảo, để chống lại tàu chiến Trung Quốc, nhất là tàu đổ bộ.
Loại vũ khí mà lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ cần bây giờ, là một tên lửa tấn công, một loại vũ khí có thể được triển khai trên các hòn đảo xa, để có thể kiểm soát và khống chế các đại dương lớn. Đây là vấn đề mà quân đội Mỹ thực sự nên tập trung đầu tư để giải quyết.
Trước đây, ý tưởng sử dụng lực lượng TQLC như một lực lượng chống hạm có vẻ vô lý. Trong hơn một thập kỷ sau khi Mỹ đưa quân vào Afghanistan (năm 2001), TQLC đã huấn luyện và tổ chức các hoạt động bộ binh trên bộ và tham gia chiến đấu như các đơn vị chiến đấu lục quân.
Nhưng với sự kết thúc của các cuộc chiến của Mỹ ở Iraq và Afghanistan và việc Lầu Năm Góc điều chỉnh chiến lược “cạnh tranh siêu cường” với Nga và Trung Quốc, TQLC Mỹ đang hành động nhanh chóng để điều chỉnh lại tổ chức biên chế, để thích ứng với hải quân công nghệ cao và các cuộc chiến trên không. Có thể nói đó là sự chuyển đổi nhanh nhất trong tất cả các quân, binh chủng của Quân đội Mỹ.
Dưới sự lãnh đạo của Tướng David Berger, Tư lệnh TQLC Mỹ, TQLC đang loại khỏi biên chế hầu hết các trang bị hạng nặng trên mặt đất, giảm bớt các đơn vị bộ binh hạng nhẹ, đồng thời hình thành một loại lực lượng được trang bị vũ khí mới cho các chiến dịch trên đảo.
Quyết định của Berger loại bỏ khoảng 400 xe tăng hạng nặng M-1 Abrams khỏi TQLC đã chứng minh những thay đổi này. Lực lượng TQLC Mỹ hiện đang cắt giảm xe bọc thép, bộ binh và trực thăng tấn công, nhằm tiết kiệm kinh phí và nhân lực cho việc thành lập một lực lượng chiến đấu hải quân mới với các phương tiện UAV, phòng không, tên lửa chống hạm và các loại vũ khí khác.
Nếu xe tăng M-1 đại diện cho trang bị truyền thống của TQLC, thì hệ thống Avengers có thể đại diện cho trang bị mới của họ. Hệ thống này có khung gầm xe tải không người lái hạng nhẹ, được trang bị hộp phóng tên lửa NSM kép.
Tên lửa nặng khoảng 410 kg, được trang bị đầu dò hồng ngoại và đầu đạn nặng 135 kg. Tên lửa có tầm bắn khoảng 160 km và có thể bay bám biển. Tên lửa trị giá 2 triệu USD này, nổi tiếng vì độ chính xác, đơn giản và linh hoạt. Tên lửa có thể dễ dàng lắp đặt bệ phóng trên hầu hết mọi phương tiện từ tàu, xe tải, trực thăng…
Hải quân Mỹ đang trang bị các bệ phóng tên lửa NSM trên các tàu tác chiến ven bờ, được triển khai dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, để giúp các tàu có trọng tải nhẹ hơn này, có khả năng tác chiến chống hạm. Lực lượng TQLC cũng đang trang bị cho các lực lượng tác chiến ven biển mới các tên lửa NSM.
TQLC Mỹ xây dựng khái niệm “Căn cứ tiến công tầm xa (EABO)” mới. Theo khái niệm của EABO, quân đội Mỹ sẽ xâm nhập vào các đảo ở Tây Thái Bình Dương và thiết lập các tiền đồn nhỏ. Các tiền đồn này có thể cho UAV cất cánh, để giám sát các vùng biển xung quanh, tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và phóng tên lửa vào các tàu chiến Trung Quốc gần đó.
Tuy nhiên, khoảng cách xa giữa các đảo ở tây Thái Bình Dương sẽ làm phức tạp thêm khái niệm EABO. Các tiền đồn do TQLC Mỹ thiết lập, có thể cách nhau hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km.
Trong tình huống như vậy, tên lửa NSM với tầm bắn chỉ 160 km không hữu ích lắm. Việc phóng tên lửa NSM có thể ảnh hưởng đến lực lượng đổ bộ của Trung Quốc, nhưng hầu như không có mối đe dọa nào đối với nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc.
Để cung cấp hỏa lực cho lực lượng tác chiến ven biển, khả năng tấn công mạnh hơn, TQLC Mỹ đang nghiên cứu trang bị loại tên lửa hành trình Tomahawk tiến công đất liền. Tên lửa Tomahawk nặng khoảng 1.360 kg và đầu đạn nặng khoảng 350 kg.
Phiên bản Tomahawk BlockV mới nhất, có tầm bắn đến 1.600 km và được trang bị đầu dò đa chế độ với radar và cảm biến hồng ngoại. Thủy quân lục chiến Mỹ đã yêu cầu mua tên lửa Tomahawk trong ngân sách, nhưng Quốc hội Mỹ đã bác bỏ.
Hiện tại, Quân đội Mỹ cũng đang bận rộn với việc trang bị tên lửa chống hạm của riêng mình. Kinh nghiệm của Lục quân Mỹ có thể cung cấp tài liệu tham khảo cho Thủy quân lục chiến, trong việc trang bị tên lửa chống hạm.
Quân đội Mỹ đã chi 340 triệu USD vào năm ngoái, để đưa vào trang bị thử nghiệm hai loại tên lửa khác nhau, trên các phương tiện phóng; một trong số đó là Tomahawk Block V mà Thủy quân lục chiến quan tâm. Loại còn lại là tên lửa đa năng Standard-6 do Hải quân Mỹ trang bị, tuy là tên lửa phòng không nhưng nó cũng có khả năng tấn công đất đối biển cực mạnh.
Tên lửa Tomahawk là tên lửa hành trình có tốc độ bay cận âm, tàng hình bằng cách bay bám trên biển; trong khi đó tên lửa Standard-6 là tên lửa có tốc độ siêu thanh. Nhưng cả hai đều là những vũ khí cực mạnh, có khả năng đánh chìm tàu chiến cách xa hàng nghìn km.
Lục quân Mỹ cũng đã chọn triển khai hai loại tên lửa này và không nghi ngờ gì nữa, TQLC Mỹ cũng đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển của hai loại tên lửa này. Cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, Tướng Phil Davidson biết chính xác những gì mình cần, ông cho rằng, TQLC Mỹ cần cả tên lửa Tomahawk và Standard-6. Nguồn ảnh: USarmy.
Tên lửa Tomahawk của Mỹ dù đã "cao tuổi" nhưng vẫn luôn là loại vũ khí nguy hiểm bậc nhất của mọi cánh quân trong lực lượng này. Nguồn: USNV.