Thống đốc tỉnh Mykolaiv của Ukraine, ông Vitaly Kim cho biết trên Twitter của mình vào ngày 8/7 rằng, Quân đội Nga đang tiến hành các cuộc "tấn công tên lửa" thường xuyên và sử dụng tên lửa S-300, được trang bị định vị GPS để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.Ông Kim nói thêm rằng, 12 tên lửa S-300 đã được phóng đi, với nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất; tuy nhiên ông Kim cũng cho biết, mặc dù tên lửa S-300 được trang bị hệ thống dẫn đường GPS, nhưng chúng bắn không chính xác.Tuy nhiên, ông Kim không nói rõ phiên bản S-300 nào được lực lượng Nga sử dụng cho mục đích tấn công trên bộ. Cả Nga và Ukraine đều được biết là đang vận hành dòng S-300P trên khung gầm bánh lốp 8×8 và dòng S-300V sử dụng khung gầm bánh xích, trong cuộc chiến Ukraine đang diễn ra.Mặc dù điều này có thể gây ngạc nhiên và ít người biết, nhưng hệ thống phòng không S-300 thực sự có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất. Tuy nhiên trong quá khứ, quân đội Nga chưa bao giờ sử dụng S-300 cho mục đích tấn công trên bộ.Đã có tài liệu về các trường hợp tên lửa phòng không S-300 được quân đội Nga sử dụng để thử nghiệm tấn công mặt đất trong các cuộc tập trận. Thậm chí, quân đội Belarus cũng đã thực hành sử dụng hệ thống S-300, để tấn công các mục tiêu cố định trên mặt đất.Ví dụ gần đây nhất về điều này là vào tháng 5/2017, khi Lực lượng phòng không của Quân khu phía Đông của Nga (EMD), đã sử dụng hệ thống S-300 trong một cuộc tập trận ở Khabarovsk, để tiêu diệt các mục tiêu xe bọc thép của đối phương.Trước đó, Quân khu phía Nam (SMD) của Nga, cũng đã đề cập đến khả năng tấn công mặt đất của S-300 trong một thông cáo báo chí về cuộc tập trận chiến thuật năm 2011 của lữ đoàn phòng không vũ trụ (VKO) tại bãi tập Ashuluk ở vùng Astrakhan.“Các kíp chiến đấu của hệ thống phòng không S-300 đã thực hiện 14 lần phóng tên lửa dẫn đường, đánh trúng các mục tiêu Kaban-2 và Pishchal ở khoảng cách xa, cũng như các mục tiêu mặt đất trong điều kiện tình huống cố định. SMD cho biết trong một thông cáo báo chí vào tháng 8/2011.Hai tháng sau, một thông tin chi tiết hơn về vai trò tấn công mặt đất của S-300 được Naviny cung cấp; thông tin cho biết, "các kỹ sư Liên Xô đã kết hợp khả năng tấn công các mục tiêu cố định trên mặt đất vào thiết kế của tên lửa phòng không S-300, khi hệ thống phòng thủ này, được đưa vào phục vụ năm 1979, cũng như tất cả các phiên bản tiếp theo của nó".Khi đó tại Belarus, được trang bị phiên bản S-300PS của hệ thống S-300, được đưa vào biên chế giữa những năm 1980, bao gồm tên lửa 5V55R, có tầm bắn tối đa lên tới 90 km, khi tiêu diêt các mục tiêu trên không. Còn tầm bắn tối đa của tên lửa 5V55R, khi tiêu diệt các mục tiêu mặt đất là 120 km.Bài báo của Naviny cho biết, hầu hết tên lửa S-300 sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính; tọa độ mục tiêu được nạp tự động vào tên lửa và tọa độ mục tiêu được cập nhật trong suốt hành trình bay, thông qua một liên kết vô tuyến.Dẫn đường cho tên lửa trong giai đoạn cuối (khi đến gần mục tiêu), tên lửa của hệ thống S-300 đều sử dụng radar bán chủ động. Lúc này radar dẫn đường cho tên lửa, liên tục chiếu xạ mục tiêu và radar bán chủ động của tên lửa, sẽ bám vào cánh sóng radar chiếu xạ, được phản hồi từ mục tiêu, để dẫn đường tên lửa.Hiện vẫn chưa rõ tại sao Nga lại sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-300 để tấn công các mục tiêu mặt đất ở Ukraine? Theo các chuyên gia, có thể Nga "đang thừa" tên lửa S-300, khi số tên lửa này có số lượng tồn kho lớn từ thời Liên Xô; cùng với đó là số vũ khí dẫn đường chính xác của Quân đội Nga đang cạn dần.Theo một chuyên gia từng viết trên tờ EurAsian Times của Ấn Độ, S-300 là một trong những hệ thống phòng không lâu đời nhất, hiện có trong biên chế; vì Nga có thể dư thừa các loại đạn tên lửa cũ, có thể phù hợp để tiêu diệt các mục tiêu cố định trên mặt đất, hơn là tấn công các mục tiêu trên không.Đại tá David Shank, cựu chỉ huy Trường Phòng không của Quân đội Mỹ, nói với phóng viên Thời báo EurAsian: “Nga coi S-300 là một hệ thống phòng không cũ và kém khả năng hơn, khi S-400 đã được đưa vào sử dụng.Điều đó cho thấy, Quân đội Nga rất có thể có số lượng tên lửa S-300 lớn hơn trong kho của họ, chi phí thấp hơn và có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu có diện tích rộng, chứ không phải mục tiêu điểm”; hết lời dẫn.Ông Shank nói thêm rằng, Quân đội Nga có thể “sử dụng rất nhiều các loại vũ khí đất đối đất dẫn đường chính xác; và do đó, họ tận dụng tên lửa S-300, để tiêu diệt các mục tiêu trong khu vực có nhiều mục tiêu tập trung của Quân đội Ukraine”.Cũng theo ông Shank, một lý do khác khiến Nga có thể quyết định chuyển hướng S-300 từ vai trò phòng không, sang mục đích tấn công trên bộ, đó là Không quân Ukraine không đủ khả năng thực hiện các cuộc không kích; do vậy số tên lửa S-300 cũng là thừa thãi.
Thống đốc tỉnh Mykolaiv của Ukraine, ông Vitaly Kim cho biết trên Twitter của mình vào ngày 8/7 rằng, Quân đội Nga đang tiến hành các cuộc "tấn công tên lửa" thường xuyên và sử dụng tên lửa S-300, được trang bị định vị GPS để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.
Ông Kim nói thêm rằng, 12 tên lửa S-300 đã được phóng đi, với nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất; tuy nhiên ông Kim cũng cho biết, mặc dù tên lửa S-300 được trang bị hệ thống dẫn đường GPS, nhưng chúng bắn không chính xác.
Tuy nhiên, ông Kim không nói rõ phiên bản S-300 nào được lực lượng Nga sử dụng cho mục đích tấn công trên bộ. Cả Nga và Ukraine đều được biết là đang vận hành dòng S-300P trên khung gầm bánh lốp 8×8 và dòng S-300V sử dụng khung gầm bánh xích, trong cuộc chiến Ukraine đang diễn ra.
Mặc dù điều này có thể gây ngạc nhiên và ít người biết, nhưng hệ thống phòng không S-300 thực sự có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất. Tuy nhiên trong quá khứ, quân đội Nga chưa bao giờ sử dụng S-300 cho mục đích tấn công trên bộ.
Đã có tài liệu về các trường hợp tên lửa phòng không S-300 được quân đội Nga sử dụng để thử nghiệm tấn công mặt đất trong các cuộc tập trận. Thậm chí, quân đội Belarus cũng đã thực hành sử dụng hệ thống S-300, để tấn công các mục tiêu cố định trên mặt đất.
Ví dụ gần đây nhất về điều này là vào tháng 5/2017, khi Lực lượng phòng không của Quân khu phía Đông của Nga (EMD), đã sử dụng hệ thống S-300 trong một cuộc tập trận ở Khabarovsk, để tiêu diệt các mục tiêu xe bọc thép của đối phương.
Trước đó, Quân khu phía Nam (SMD) của Nga, cũng đã đề cập đến khả năng tấn công mặt đất của S-300 trong một thông cáo báo chí về cuộc tập trận chiến thuật năm 2011 của lữ đoàn phòng không vũ trụ (VKO) tại bãi tập Ashuluk ở vùng Astrakhan.
“Các kíp chiến đấu của hệ thống phòng không S-300 đã thực hiện 14 lần phóng tên lửa dẫn đường, đánh trúng các mục tiêu Kaban-2 và Pishchal ở khoảng cách xa, cũng như các mục tiêu mặt đất trong điều kiện tình huống cố định. SMD cho biết trong một thông cáo báo chí vào tháng 8/2011.
Hai tháng sau, một thông tin chi tiết hơn về vai trò tấn công mặt đất của S-300 được Naviny cung cấp; thông tin cho biết, "các kỹ sư Liên Xô đã kết hợp khả năng tấn công các mục tiêu cố định trên mặt đất vào thiết kế của tên lửa phòng không S-300, khi hệ thống phòng thủ này, được đưa vào phục vụ năm 1979, cũng như tất cả các phiên bản tiếp theo của nó".
Khi đó tại Belarus, được trang bị phiên bản S-300PS của hệ thống S-300, được đưa vào biên chế giữa những năm 1980, bao gồm tên lửa 5V55R, có tầm bắn tối đa lên tới 90 km, khi tiêu diêt các mục tiêu trên không. Còn tầm bắn tối đa của tên lửa 5V55R, khi tiêu diệt các mục tiêu mặt đất là 120 km.
Bài báo của Naviny cho biết, hầu hết tên lửa S-300 sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính; tọa độ mục tiêu được nạp tự động vào tên lửa và tọa độ mục tiêu được cập nhật trong suốt hành trình bay, thông qua một liên kết vô tuyến.
Dẫn đường cho tên lửa trong giai đoạn cuối (khi đến gần mục tiêu), tên lửa của hệ thống S-300 đều sử dụng radar bán chủ động. Lúc này radar dẫn đường cho tên lửa, liên tục chiếu xạ mục tiêu và radar bán chủ động của tên lửa, sẽ bám vào cánh sóng radar chiếu xạ, được phản hồi từ mục tiêu, để dẫn đường tên lửa.
Hiện vẫn chưa rõ tại sao Nga lại sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-300 để tấn công các mục tiêu mặt đất ở Ukraine? Theo các chuyên gia, có thể Nga "đang thừa" tên lửa S-300, khi số tên lửa này có số lượng tồn kho lớn từ thời Liên Xô; cùng với đó là số vũ khí dẫn đường chính xác của Quân đội Nga đang cạn dần.
Theo một chuyên gia từng viết trên tờ EurAsian Times của Ấn Độ, S-300 là một trong những hệ thống phòng không lâu đời nhất, hiện có trong biên chế; vì Nga có thể dư thừa các loại đạn tên lửa cũ, có thể phù hợp để tiêu diệt các mục tiêu cố định trên mặt đất, hơn là tấn công các mục tiêu trên không.
Đại tá David Shank, cựu chỉ huy Trường Phòng không của Quân đội Mỹ, nói với phóng viên Thời báo EurAsian: “Nga coi S-300 là một hệ thống phòng không cũ và kém khả năng hơn, khi S-400 đã được đưa vào sử dụng.
Điều đó cho thấy, Quân đội Nga rất có thể có số lượng tên lửa S-300 lớn hơn trong kho của họ, chi phí thấp hơn và có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu có diện tích rộng, chứ không phải mục tiêu điểm”; hết lời dẫn.
Ông Shank nói thêm rằng, Quân đội Nga có thể “sử dụng rất nhiều các loại vũ khí đất đối đất dẫn đường chính xác; và do đó, họ tận dụng tên lửa S-300, để tiêu diệt các mục tiêu trong khu vực có nhiều mục tiêu tập trung của Quân đội Ukraine”.
Cũng theo ông Shank, một lý do khác khiến Nga có thể quyết định chuyển hướng S-300 từ vai trò phòng không, sang mục đích tấn công trên bộ, đó là Không quân Ukraine không đủ khả năng thực hiện các cuộc không kích; do vậy số tên lửa S-300 cũng là thừa thãi.