Quyết định chuyển giao tàu săn ngầm Sea Hunter cho Hải quân Mỹ được thực hiện sau khi con tàu đã hoàn thành tất cả các cuộc thử nghiệm trong suốt hơn 4 năm qua và thực hiện những chỉnh sửa cần thiết. Trước đó Sea Hunter được dự định biên chế vào năm 2018, tuy nhiên sau đó chúng được dời lại do chưa hoàn thiện một số tính năng.Theo USNI News, sau Hải quân Mỹ, sẽ có 13 nước thành viên của NATO cũng sẽ sở hữu phương tiện săn ngầm không người lái tối tân này. "Quyết định mua sắm này được đưa ra nhằm đối phó với nguy cơ ngày càng lớn từ tàu ngầm Nga trên hầu khắp các vùng biển", chuyên trang Hải quân Mỹ cho biết.Lãnh đạo Hải quân Mỹ, ông Ray Mabus cho biết, cùng với khả năng trinh sát trên biển, lực lượng này trang bị cho Sea Hunter các loại vũ khí sát thương để mở rộng danh sách nhiệm vụ của nó nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên thiết kế con tàu.Với tính năng chiến đấu, phương tiện săn ngầm Sea Hunter có thể kết hợp với các loại máy bay chống ngầm và trinh sát như P-8 Poseidon hay MQ-4C để phát hiện và tấn công lực lượng ngầm đối phương.Để săn tìm mục tiêu, Sea Hunter được trang bị hệ thống mô-đun sonar Scalable (MS3) của Raytheon. Hệ thống này được thiết kế có khả năng tìm kiếm, phát hiện, lọc ra mối đe dọa thụ động, định vị trí và theo dõi mục tiêu mà không cần sự điều khiển từ phía con người.Đặc biệt hơn, hệ thống MS3 còn có thể phân biệt được chính xác những loại tàu ngầm khác nhau của đối phương.MS3 cho phép tác chiến chống tàu ngầm (ASW) và tác chiến dưới nước ở cả chế độ hoạt động tìm kiếm chủ động và thụ động, phát hiện ngư lôi và đưa ra cảnh báo cũng như tránh va chạm với các vật thể nhỏ.Với những tính năng của robot săn ngầm này, Mỹ tin rằng những tàu ngầm tối tân kể cả tàu ngầm Kilo biệt danh "hố đen thầm lặng" cũng sẽ phải lộ diện.Cùng với thiết bị sonar, bản thân Sea Hunter được đánh giá cao khi có khả năng tàng hình rất tốt, giúp tàu hoạt động hiệu quả ở những vùng biển nông, các vùng vịnh hay những vùng có nhiều rặng san hô, thường là nơi trú ẩn lý tưởng cho các tàu ngầm điện-diesel.Sea Hunter này có thể trở về cảng sau 60 - 90 ngày hoạt động liên tục trên biển để được tiếp nhiên liệu và sửa chữa những bộ phận cần thiết.Để điều khiển và giám sát được Sea Hunter, một trạm chỉ huy con tàu, cho phép người điều hành có thể giám sát tất cả các hoạt động của nó từ nhiều kênh thông tin khác nhau.Việc đưa vào biên chế tàu săn ngầm Sea Huner của Mỹ được cho là một động thái chứng tỏ tiềm lực quân sự của quốc gia này so với các đối thủ đặc biệt là Nga và Trung Quốc.Sea Hunter có tải trọng 135 tấn và tải trọng tối đa 145 tấn, chiều dài 40m.Sea Hunter trang bị hai động cơ Diesel giúp Sea Hunter có thể chạy với vận tốc 51kmh.Tầm hoạt động của Sea Hunter lên tới 19.000km. Chúng có thể hoạt động liên tục 30-90 ngày tùy theo nhiệm vụ.
Quyết định chuyển giao tàu săn ngầm Sea Hunter cho Hải quân Mỹ được thực hiện sau khi con tàu đã hoàn thành tất cả các cuộc thử nghiệm trong suốt hơn 4 năm qua và thực hiện những chỉnh sửa cần thiết. Trước đó Sea Hunter được dự định biên chế vào năm 2018, tuy nhiên sau đó chúng được dời lại do chưa hoàn thiện một số tính năng.
Theo USNI News, sau Hải quân Mỹ, sẽ có 13 nước thành viên của NATO cũng sẽ sở hữu phương tiện săn ngầm không người lái tối tân này. "Quyết định mua sắm này được đưa ra nhằm đối phó với nguy cơ ngày càng lớn từ tàu ngầm Nga trên hầu khắp các vùng biển", chuyên trang Hải quân Mỹ cho biết.
Lãnh đạo Hải quân Mỹ, ông Ray Mabus cho biết, cùng với khả năng trinh sát trên biển, lực lượng này trang bị cho Sea Hunter các loại vũ khí sát thương để mở rộng danh sách nhiệm vụ của nó nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên thiết kế con tàu.
Với tính năng chiến đấu, phương tiện săn ngầm Sea Hunter có thể kết hợp với các loại máy bay chống ngầm và trinh sát như P-8 Poseidon hay MQ-4C để phát hiện và tấn công lực lượng ngầm đối phương.
Để săn tìm mục tiêu, Sea Hunter được trang bị hệ thống mô-đun sonar Scalable (MS3) của Raytheon. Hệ thống này được thiết kế có khả năng tìm kiếm, phát hiện, lọc ra mối đe dọa thụ động, định vị trí và theo dõi mục tiêu mà không cần sự điều khiển từ phía con người.
Đặc biệt hơn, hệ thống MS3 còn có thể phân biệt được chính xác những loại tàu ngầm khác nhau của đối phương.
MS3 cho phép tác chiến chống tàu ngầm (ASW) và tác chiến dưới nước ở cả chế độ hoạt động tìm kiếm chủ động và thụ động, phát hiện ngư lôi và đưa ra cảnh báo cũng như tránh va chạm với các vật thể nhỏ.
Với những tính năng của robot săn ngầm này, Mỹ tin rằng những tàu ngầm tối tân kể cả tàu ngầm Kilo biệt danh "hố đen thầm lặng" cũng sẽ phải lộ diện.
Cùng với thiết bị sonar, bản thân Sea Hunter được đánh giá cao khi có khả năng tàng hình rất tốt, giúp tàu hoạt động hiệu quả ở những vùng biển nông, các vùng vịnh hay những vùng có nhiều rặng san hô, thường là nơi trú ẩn lý tưởng cho các tàu ngầm điện-diesel.
Sea Hunter này có thể trở về cảng sau 60 - 90 ngày hoạt động liên tục trên biển để được tiếp nhiên liệu và sửa chữa những bộ phận cần thiết.
Để điều khiển và giám sát được Sea Hunter, một trạm chỉ huy con tàu, cho phép người điều hành có thể giám sát tất cả các hoạt động của nó từ nhiều kênh thông tin khác nhau.
Việc đưa vào biên chế tàu săn ngầm Sea Huner của Mỹ được cho là một động thái chứng tỏ tiềm lực quân sự của quốc gia này so với các đối thủ đặc biệt là Nga và Trung Quốc.
Sea Hunter có tải trọng 135 tấn và tải trọng tối đa 145 tấn, chiều dài 40m.
Sea Hunter trang bị hai động cơ Diesel giúp Sea Hunter có thể chạy với vận tốc 51kmh.
Tầm hoạt động của Sea Hunter lên tới 19.000km. Chúng có thể hoạt động liên tục 30-90 ngày tùy theo nhiệm vụ.