Hiện tại trong biên chế của Hải quân Việt Nam đang có năm tàu săn ngầm lớp Petya của Liên Xô. Đây cũng là năm tàu săn ngầm duy nhất phục vụ trong biên chế của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Có số hiệu lần lượt là 09, 11, 13, 15 và 17, mỗi tàu săn ngầm Petya có trọng tài 1000 tấn, được trang bị 3 động cơ diesel với công suất tổng cộng 6000 sức ngựa, tăng lực tối đa 30.000 sức ngựa. Nguồn ảnh: TL.
Về mặt lý thuyết, tàu săn ngầm Petya có khả năng tăng tốc lên tới 32 hải lý/giờ - một tốc độ nhanh tương đương với những tàu khu trục hay khinh hạm hiện nay. Nguồn ảnh: TL.
Thậm chí nhiều tài liệu trên thế giới còn xếp Petya là tàu... khinh hạm dù giãn nước của nó chỉ 1000 tấn. Tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ 90 người và có khả năng thực hiện hải trình dài 9000 km trên biển. Nguồn ảnh: TL.
Hệ thống vũ khí của Petya đặc biệt được tối ưu hoá cho mục đích săn ngầm với bốn khẩu pháo chính nòng đôi 76mm. Nguồn ảnh: DRDO.
Ngoài ra tàu connf có 4 tổ hợp pháo phản lực chống ngầm RBU-6000. Đây là loại pháo phản lực cỡ nòng 213mm, được Liên Xô phát triển chuyên với mục đích đánh các mục tiêu dưới mặt nước. Nguồn ảnh: QPVN.
Khẩu pháo 76mm nòng đôi trên tàu săn ngầm Petya của Việt Nam khai hoả tiêu diệt mục tiêu giả định tỏng huấn luyện. Nguồn ảnh: QPVN.
Tàu săn ngầm cũng được trang bị các ống ngư lôi để tấn công tàu ngầm cũng như tàu nổi của đối phương. Thực tế thì trong thực chiến, ngư lôi thường không có tác dụng quá cao trong việc chống ngầm. Nguồn ảnh: QPVN.
Hiện tại, Hải quân Việt Nam với việc sở hữu năm chiếc Petya trong biên chế đã trở thành lực lượng có số lượng tàu chiến Petya trong bien chế lớn thứ hai thế giới - sau Hải quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngoài ra, trên thế giới còn có một vài lực lượng hải quân khác vẫn đang sử dụng loại tàu săn ngầm này trong biên chế bao gồm Syria, Ethiopia hay Ai Cập. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong quá khứ, Liên Xô từng chế tạo tổng cộng 54 tàu săn ngầm loại này. Tuy nhiên trên thế giới hiện tại, phần lớn các tàu này đều đã được cho về hưu. Nguồn ảnh: QPVN.
Video Sức mạnh đáng nể của khẩu pháo cao tốc trong biên chế của Hải quân Việt Nam.
Hiện tại trong biên chế của Hải quân Việt Nam đang có năm tàu săn ngầm lớp Petya của Liên Xô. Đây cũng là năm tàu săn ngầm duy nhất phục vụ trong biên chế của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Có số hiệu lần lượt là 09, 11, 13, 15 và 17, mỗi tàu săn ngầm Petya có trọng tài 1000 tấn, được trang bị 3 động cơ diesel với công suất tổng cộng 6000 sức ngựa, tăng lực tối đa 30.000 sức ngựa. Nguồn ảnh: TL.
Về mặt lý thuyết, tàu săn ngầm Petya có khả năng tăng tốc lên tới 32 hải lý/giờ - một tốc độ nhanh tương đương với những tàu khu trục hay khinh hạm hiện nay. Nguồn ảnh: TL.
Thậm chí nhiều tài liệu trên thế giới còn xếp Petya là tàu... khinh hạm dù giãn nước của nó chỉ 1000 tấn. Tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ 90 người và có khả năng thực hiện hải trình dài 9000 km trên biển. Nguồn ảnh: TL.
Hệ thống vũ khí của Petya đặc biệt được tối ưu hoá cho mục đích săn ngầm với bốn khẩu pháo chính nòng đôi 76mm. Nguồn ảnh: DRDO.
Ngoài ra tàu connf có 4 tổ hợp pháo phản lực chống ngầm RBU-6000. Đây là loại pháo phản lực cỡ nòng 213mm, được Liên Xô phát triển chuyên với mục đích đánh các mục tiêu dưới mặt nước. Nguồn ảnh: QPVN.
Khẩu pháo 76mm nòng đôi trên tàu săn ngầm Petya của Việt Nam khai hoả tiêu diệt mục tiêu giả định tỏng huấn luyện. Nguồn ảnh: QPVN.
Tàu săn ngầm cũng được trang bị các ống ngư lôi để tấn công tàu ngầm cũng như tàu nổi của đối phương. Thực tế thì trong thực chiến, ngư lôi thường không có tác dụng quá cao trong việc chống ngầm. Nguồn ảnh: QPVN.
Hiện tại, Hải quân Việt Nam với việc sở hữu năm chiếc Petya trong biên chế đã trở thành lực lượng có số lượng tàu chiến Petya trong bien chế lớn thứ hai thế giới - sau Hải quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngoài ra, trên thế giới còn có một vài lực lượng hải quân khác vẫn đang sử dụng loại tàu săn ngầm này trong biên chế bao gồm Syria, Ethiopia hay Ai Cập. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong quá khứ, Liên Xô từng chế tạo tổng cộng 54 tàu săn ngầm loại này. Tuy nhiên trên thế giới hiện tại, phần lớn các tàu này đều đã được cho về hưu. Nguồn ảnh: QPVN.
Video Sức mạnh đáng nể của khẩu pháo cao tốc trong biên chế của Hải quân Việt Nam.