" Tên lửa siêu thanh mới nhất của Nga 3M22 Zircon có khả năng gây ra thiệt hại đáng kể cho tàu chiến đối phương ngay cả khi không mang theo đầu đạn", nhận xét của nhà phân tích quân sự Mỹ Peter Suciu.Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần tuyên bố rằng vũ khí siêu thanh của Nga là "không có loại tương tự trên thế giới và về lâu dài chúng sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ cho Liên bang Nga".Cách đây một thời gian, giới truyền thông biết rằng, quân đội Nga sẽ bắt đầu nhận tên lửa Zircon từ năm 2025. Theo ước tính của chuyên gia Peter Suciu, tốc độ bay của tên lửa Zircon thực sự rất đáng kể."Zircon là tên lửa siêu thanh đa năng được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên mặt đất. Vũ khí này được phát triển bởi văn phòng thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia nổi tiếng từ thời Liên Xô".Gần đây xuất hiện thông tin cho biết, tổ hợp chiến đấu có khả năng bay với tốc độ Mach 9 (gấp 9 lần tốc độ âm thanh) và có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 1.000 km (620 dặm)", chuyên gia quân sự Mỹ ghi chú.Sự xuất hiện của tên lửa Zircon trong kho vũ khí của Hải quân Nga sẽ theo sau việc bàn giao các khinh hạm mới nhất thuộc Dự án 22350, chúng sẽ trở thành trụ cột của hạm đội Nga và sẽ được sử dụng làm nền tảng mang Zircon."Sự kết hợp giữa khả năng cơ động và tốc độ cao của Zircon khiến chúng cực kỳ khó bị đánh chặn. Hơn nữa, đám mây plasma bao phủ hoàn toàn tên lửa đang bay có thể hấp thụ bất kỳ tia sóng vô tuyến nào, do đó khiến nó trở nên hoàn toàn vô hình trước radar"."Một đặc điểm thú vị về vũ khí mới của Liên bang Nga là kích thước nhỏ, vì điều này mà nó không thể mang đầu đạn lớn". Theo ông Peter Suciu, Zircon không cần yếu tố trên bởi tên lửa có thể gây ra tổn hại rất lớn cho đối thủ của mình, ngay cả khi không có thuốc nổ.“Do kích thước của tên lửa, nó sẽ không mang đầu đạn cỡ lớn, nhưng điều này được đánh giá là không cần thiết, đặc biệt nếu Zircon được sử dụng chống tàu mặt nước hoặc mục tiêu tĩnh".Chuyên gia của tạp chí National Interest tóm tắt: "Tốc độ và sức mạnh của tên lửa siêu thanh lớn đến mức nó có thể gây sát thương chỉ bằng một cú va chạm động năng, thậm chí không cần đến chất nổ".Một số mô hình mô phỏng được tiến hành cho thấy khi tên lửa Zircon lao vào bia nổi ở tốc độ Mach 9, động năng khủng khiếp cùng lượng nhiên liệu chưa cháy hết đủ sức "chẻ đôi" tàu mục tiêu, nếu đó là chiến hạm nhỏ.Còn khi đối tượng tác chiến là khu trục hạm, tuần dương hạm, tên lửa Zircon đủ sức gây ra một đám cháy lớn đến mức không kiểm soát nổi và sẽ loại con tàu khỏi vòng chiến đấu.Nếu mang theo đầu đạn, với sức mạnh của mình, tên lửa chống hạm siêu thanh hoàn toàn đủ khả năng làm thiệt hại nặng, hoặc thậm chí đánh chìm tàu đổ bộ tấn công hay tàu sân bay hạng nhẹ.Tuy vậy hình ảnh thực tế từ lần bắn thử mới nhất của tên lửa Zircon sau khi được công bố đã gây ngạc nhiên, khi mục tiêu chỉ là một con tàu dân sự cỡ nhỏ, Zircon không gây ra được thiệt hại nào đáng kể, đạn chỉ đơn giản là xuyên qua rồi lao xuống nước.Điều này một lần nữa khẳng định "chân lý" vũ khí phải trải qua thực chiến mới có thể đưa ra nhận định chính xác nhất về năng lực của chúng.
" Tên lửa siêu thanh mới nhất của Nga 3M22 Zircon có khả năng gây ra thiệt hại đáng kể cho tàu chiến đối phương ngay cả khi không mang theo đầu đạn", nhận xét của nhà phân tích quân sự Mỹ Peter Suciu.
Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần tuyên bố rằng vũ khí siêu thanh của Nga là "không có loại tương tự trên thế giới và về lâu dài chúng sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ cho Liên bang Nga".
Cách đây một thời gian, giới truyền thông biết rằng, quân đội Nga sẽ bắt đầu nhận tên lửa Zircon từ năm 2025. Theo ước tính của chuyên gia Peter Suciu, tốc độ bay của tên lửa Zircon thực sự rất đáng kể.
"Zircon là tên lửa siêu thanh đa năng được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên mặt đất. Vũ khí này được phát triển bởi văn phòng thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia nổi tiếng từ thời Liên Xô".
Gần đây xuất hiện thông tin cho biết, tổ hợp chiến đấu có khả năng bay với tốc độ Mach 9 (gấp 9 lần tốc độ âm thanh) và có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 1.000 km (620 dặm)", chuyên gia quân sự Mỹ ghi chú.
Sự xuất hiện của tên lửa Zircon trong kho vũ khí của Hải quân Nga sẽ theo sau việc bàn giao các khinh hạm mới nhất thuộc Dự án 22350, chúng sẽ trở thành trụ cột của hạm đội Nga và sẽ được sử dụng làm nền tảng mang Zircon.
"Sự kết hợp giữa khả năng cơ động và tốc độ cao của Zircon khiến chúng cực kỳ khó bị đánh chặn. Hơn nữa, đám mây plasma bao phủ hoàn toàn tên lửa đang bay có thể hấp thụ bất kỳ tia sóng vô tuyến nào, do đó khiến nó trở nên hoàn toàn vô hình trước radar".
"Một đặc điểm thú vị về vũ khí mới của Liên bang Nga là kích thước nhỏ, vì điều này mà nó không thể mang đầu đạn lớn". Theo ông Peter Suciu, Zircon không cần yếu tố trên bởi tên lửa có thể gây ra tổn hại rất lớn cho đối thủ của mình, ngay cả khi không có thuốc nổ.
“Do kích thước của tên lửa, nó sẽ không mang đầu đạn cỡ lớn, nhưng điều này được đánh giá là không cần thiết, đặc biệt nếu Zircon được sử dụng chống tàu mặt nước hoặc mục tiêu tĩnh".
Chuyên gia của tạp chí National Interest tóm tắt: "Tốc độ và sức mạnh của tên lửa siêu thanh lớn đến mức nó có thể gây sát thương chỉ bằng một cú va chạm động năng, thậm chí không cần đến chất nổ".
Một số mô hình mô phỏng được tiến hành cho thấy khi tên lửa Zircon lao vào bia nổi ở tốc độ Mach 9, động năng khủng khiếp cùng lượng nhiên liệu chưa cháy hết đủ sức "chẻ đôi" tàu mục tiêu, nếu đó là chiến hạm nhỏ.
Còn khi đối tượng tác chiến là khu trục hạm, tuần dương hạm, tên lửa Zircon đủ sức gây ra một đám cháy lớn đến mức không kiểm soát nổi và sẽ loại con tàu khỏi vòng chiến đấu.
Nếu mang theo đầu đạn, với sức mạnh của mình, tên lửa chống hạm siêu thanh hoàn toàn đủ khả năng làm thiệt hại nặng, hoặc thậm chí đánh chìm tàu đổ bộ tấn công hay tàu sân bay hạng nhẹ.
Tuy vậy hình ảnh thực tế từ lần bắn thử mới nhất của tên lửa Zircon sau khi được công bố đã gây ngạc nhiên, khi mục tiêu chỉ là một con tàu dân sự cỡ nhỏ, Zircon không gây ra được thiệt hại nào đáng kể, đạn chỉ đơn giản là xuyên qua rồi lao xuống nước.
Điều này một lần nữa khẳng định "chân lý" vũ khí phải trải qua thực chiến mới có thể đưa ra nhận định chính xác nhất về năng lực của chúng.