Đà Nẵng ngày cuối tuần chợt nắng, chợt mưa. Trong gian hàng nhỏ, ông Bạch Lộc (Chi hội trưởng Chi hội Chợ phiên đồ xưa Đà thành, Hội Di sản văn hóa Đà Nẵng) cẩn thận soạn từng món hàng lên chiếc bàn nhỏ. Chỉ một chốc, chiếc bàn đã được chất đầy bởi những món đồ xưa cũ, độc nhất. Ảnh: Giang Thanh.Gắn bó với Chợ phiên đồ xưa Đà thành gần 10 năm nay, phiên chợ nào, ông Lộc cũng có mặt không quản ngại nắng mưa, không chỉ để buôn bán mà còn để giao lưu với những người có cùng đam mê, để kể cho khách mua những câu chuyện từ xa xưa gắn với mỗi món đồ được bày bán.Đam mê sưu tầm hơn 30 năm nay, ông Lộc chứng kiến biết bao thăng trầm của những người đam mê đồ cổ, từ những phiên chợ đầu bán dọc tuyến đường Triệu Nữ Vương - Tăng Bạt Hổ với cơ man hàng hóa chỉ bày trên tấm bạt cũ, đến những phiên chợ đông đúc, tấp nập, có lúc lên đến 50 - 60 gian hàng được tổ chức đều đặn mỗi cuối tuần ở Công viên 29/3.“Sau dịch COVID-19, nhiều người cũng lo cuộc sống nên số lượng những người chơi đồ xưa tham gia phiên chợ ngày càng giảm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng duy trì những phiên chợ để tạo sân chơi cho những người có cùng đam mê, cũng là nơi lưu giữ nét xưa qua những món đồ với tuổi đời cả chục, cả trăm năm”, ông Lộc nói.Hiện, mỗi năm, chợ phiên đồ xưa được tổ chức đều đặn 2 lần trong năm vào dịp lễ 30/4 – 1/5 và ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại Bảo tàng Đà Nẵng. Những gian hàng lúc nào cũng thu hút khách tham quan, già có, trẻ có.Hàng hóa ở đây có thể là những món đồ từ thời “ông bà anh” như chiếc tivi đen trắng, điện thoại quay số, những chiếc máy ảnh phim, chiếc tẩu thuốc, những chiếc zippo đủ chủng loại, kiểu dáng…Đó cũng có thể là những bức tượng phật, tượng trang trí, phù điêu có tuổi đời cả trăm năm, mang theo trong mình câu chuyện về những nét văn hóa, lịch sử của thời đại.“Ở chợ phiên, khách có thể tới trao đổi, mua bán những món đồ xưa, nhưng cũng có thể chỉ đơn giản là gặp gỡ, kể cho nhau nghe về lai lịch của những món đồ đã “lùi vào muôn năm cũ”, về những ngày tháng cũ bởi mỗi món đồ đều mang trong mình một câu chuyện, một ký ức”, ông Lộc chia sẻ.Là khách quen của chợ phiên đồ xưa, cứ mỗi dịp họp chợ, chị Mỹ Trinh (quận Hải Châu, Đà Nẵng) lại có mặt để lục tìm những món đồ nhuốm màu thời gian. Có lúc chị tìm kiếm những món trang sức, đồng hồ cổ. Có lúc chỉ để gặp gỡ, nghe những chủ gian hàng ở đây kể chuyện.“Những “đồ cũ” ở đây kể cho chúng ta về những năm tháng đã qua, và sự hiện diện của mỗi đồ vật đều để nhắc nhở về kỷ niệm, về ký ức in sâu vào trong từng thế hệ. Tôi cũng rất vui khi không chỉ người lớn tuổi mà cũng có những bạn trẻ quan tâm, đam mê và tìm hiểu”, chị Trinh nói.Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, trong gần 10 năm tổ chức, những chợ phiên đồ xưa đã kể cho người dân và du khách những câu chuyện về lịch sử, văn hóa, đời sống bằng chính mỗi hiện vật, tạo nên một không gian giữa lòng thành phố để những người đam mê sưu tầm gắn bó, kết nối.
Đà Nẵng ngày cuối tuần chợt nắng, chợt mưa. Trong gian hàng nhỏ, ông Bạch Lộc (Chi hội trưởng Chi hội Chợ phiên đồ xưa Đà thành, Hội Di sản văn hóa Đà Nẵng) cẩn thận soạn từng món hàng lên chiếc bàn nhỏ. Chỉ một chốc, chiếc bàn đã được chất đầy bởi những món đồ xưa cũ, độc nhất. Ảnh: Giang Thanh.
Gắn bó với Chợ phiên đồ xưa Đà thành gần 10 năm nay, phiên chợ nào, ông Lộc cũng có mặt không quản ngại nắng mưa, không chỉ để buôn bán mà còn để giao lưu với những người có cùng đam mê, để kể cho khách mua những câu chuyện từ xa xưa gắn với mỗi món đồ được bày bán.
Đam mê sưu tầm hơn 30 năm nay, ông Lộc chứng kiến biết bao thăng trầm của những người đam mê đồ cổ, từ những phiên chợ đầu bán dọc tuyến đường Triệu Nữ Vương - Tăng Bạt Hổ với cơ man hàng hóa chỉ bày trên tấm bạt cũ, đến những phiên chợ đông đúc, tấp nập, có lúc lên đến 50 - 60 gian hàng được tổ chức đều đặn mỗi cuối tuần ở Công viên 29/3.
“Sau dịch COVID-19, nhiều người cũng lo cuộc sống nên số lượng những người chơi đồ xưa tham gia phiên chợ ngày càng giảm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng duy trì những phiên chợ để tạo sân chơi cho những người có cùng đam mê, cũng là nơi lưu giữ nét xưa qua những món đồ với tuổi đời cả chục, cả trăm năm”, ông Lộc nói.
Hiện, mỗi năm, chợ phiên đồ xưa được tổ chức đều đặn 2 lần trong năm vào dịp lễ 30/4 – 1/5 và ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại Bảo tàng Đà Nẵng. Những gian hàng lúc nào cũng thu hút khách tham quan, già có, trẻ có.
Hàng hóa ở đây có thể là những món đồ từ thời “ông bà anh” như chiếc tivi đen trắng, điện thoại quay số, những chiếc máy ảnh phim, chiếc tẩu thuốc, những chiếc zippo đủ chủng loại, kiểu dáng…
Đó cũng có thể là những bức tượng phật, tượng trang trí, phù điêu có tuổi đời cả trăm năm, mang theo trong mình câu chuyện về những nét văn hóa, lịch sử của thời đại.
“Ở chợ phiên, khách có thể tới trao đổi, mua bán những món đồ xưa, nhưng cũng có thể chỉ đơn giản là gặp gỡ, kể cho nhau nghe về lai lịch của những món đồ đã “lùi vào muôn năm cũ”, về những ngày tháng cũ bởi mỗi món đồ đều mang trong mình một câu chuyện, một ký ức”, ông Lộc chia sẻ.
Là khách quen của chợ phiên đồ xưa, cứ mỗi dịp họp chợ, chị Mỹ Trinh (quận Hải Châu, Đà Nẵng) lại có mặt để lục tìm những món đồ nhuốm màu thời gian. Có lúc chị tìm kiếm những món trang sức, đồng hồ cổ. Có lúc chỉ để gặp gỡ, nghe những chủ gian hàng ở đây kể chuyện.
“Những “đồ cũ” ở đây kể cho chúng ta về những năm tháng đã qua, và sự hiện diện của mỗi đồ vật đều để nhắc nhở về kỷ niệm, về ký ức in sâu vào trong từng thế hệ. Tôi cũng rất vui khi không chỉ người lớn tuổi mà cũng có những bạn trẻ quan tâm, đam mê và tìm hiểu”, chị Trinh nói.
Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, trong gần 10 năm tổ chức, những chợ phiên đồ xưa đã kể cho người dân và du khách những câu chuyện về lịch sử, văn hóa, đời sống bằng chính mỗi hiện vật, tạo nên một không gian giữa lòng thành phố để những người đam mê sưu tầm gắn bó, kết nối.