Sau Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, Không quân Iran đã bị tê liệt bởi các cuộc thanh trừng. Mặc dù vượt trội về số lượng và công nghệ so với Không quân Iraq, nhưng Iran không thể đạt được ưu thế trên không và khả năng tấn công chính xác các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Iraq.Để khắc phục điểm yếu này, Iran đã mua một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn R-17 (phương Tây gọi là Scud B) do Liên Xô sản xuất, từ chính phủ Libya. Các các cuộc tấn công trả đũa bằng tên lửa đạn đạo giữa Iraq và Iran vào các thành phố của nhau, đã tạo thành “Chiến tranh của các thành phố”.Sự thiếu chính xác của các loại tên lửa đạn đạo của cả hai bên, đã khiến các thành phố trở thành mục tiêu tiến công dễ dàng nhất, và cả dân thường Iran và Iraq đều phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến dịch tiến công bằng tên lửa.Nhu cầu về tên lửa đạn đạo trong thời chiến, cũng tư tưởng làm lãnh đạo khu vực, đã khiến Iran đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp tên lửa của riêng họ. Các tên lửa đầu tiên của Iran là bản sao của các tên lửa Scud hiện có như Shahab-1 (Ngôi sao băng 1) dựa trên mẫu Scud-B.Tên lửa Shahab-1 sử dụng nhiên liệu lỏng, mang một đầu đạn nổ phá có trọng lượng đến 1.100 kg, hoặc đầu đạn hóa học; tầm bắn 300km. Phiên bản cải tiến Shahab-2 có tầm bắn 500km, nhưng trọng lượng đầu đạn nhỏ đi.Nhưng cũng giống như phiên bản Scud-B ban đầu, độ chính xác của cả hai phiên bản Shahab-1 và 2 rất kém; chỉ một nửa số tên lửa này rơi trong bán kính cách mục tiêu khoảng 300m, số còn lại sai lệch mục tiêu còn lớn hơn. Iran đã phải loại bỏ dần cả hai phiên bản này, để chuyển sang loại tên lửa nhiên liệu rắn.Tên lửa thứ ba của Iran là Shahab-3, thực chất là một biến thể của tên lửa Nodong-1 của Triều Tiên. Cũng được phát triển từ Scud, Nodong-1 được Triều Tiên chế tạo, mục đích là để tấn công các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản. Có những tuyên bố khác nhau về cự ly bắn mà Shahab-3 có thể đạt được, theo thông tin từ Iran, tầm bắn của Shahab-3 là 1.000km, gần hơn tầm bắn của Nodong-1. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng, Nodong-1 có tầm bắn 1.500km, nhưng cho rằng Shahab-3 có tầm bắn 2.000km, một cải tiến đáng kể.Mặc dù Nodong-1/Shahab-3 có tầm bắn lớn hơn các tên lửa trước đó, nhưng mức chính xác lại quá kém, với một nửa số đầu đạn dự kiến sẽ rơi trong phạm vi 2,5km tính từ mục tiêu và nửa còn lại thậm chí còn xa hơn.Vụ thử Shahab-3 đầu tiên của Iran là vào năm 1998, và tên lửa này được đưa vào biên chế năm 2003. Các chuyên gia kiểm soát vũ khí đưa ra giả thuyết rằng, Triều Tiên đã bán cho Iran một dây chuyền lắp ráp Nodong hoàn chỉnh, trong khi những nguồn tin khác cho rằng, Iran nhận được khoảng 150 tên lửa, để đổi lấy tài chính phát triển tên lửa.Shahab-3 đã sinh ra ít nhất một biến thể, đó là Ghadr-1, có tầm bắn ngắn hơn một chút, nhưng được cho là chính xác hơn nhiều, độ lệch mục tiêu nhỏ hơn 180m. Một đầu đạn mới được phát triển cho cả hai loại tên lửa, được gọi là Emad, dường như mang lại độ ổn định, khả năng cơ động và độ chính xác cao hơn nữa cho các tên lửa đạn đạo tầm trung của Iran. Chương trình phát triển tên lửa của Iran đã có một bước nhảy vọt lớn với việc trang bị tên lửa tầm trung Sejil. Không giống như các tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng trước đây, Sejil sử dụng nhiên liệu rắn, nên không phải nạp nhiên liệu trước khi phóng và có thể luôn sẵn sàng khai hỏa. Công nghệ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn của Iran, có thể do Trung Quốc chuyển giao vào thập niên 1990.Được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2008, Sejil mang đầu đạn nặng từ 500 đến 1.000kg và có tầm bắn giống với tên lửa Shahab-3 hơn. Trên thực tế, Sejil có thể là sự thay thế cho tên lửa cũ hơn. Mặc dù chưa rõ độ chính xác của Sejil, nhưng nó khó có thể kém hơn người tiền nhiệm sử dụng nhiên liệu lỏng.Có những thông tin chưa được xác nhận về các biến thể tầm xa hơn. Phiên bản Sejil-2 được cho là đã được thử nghiệm vào năm 2009 và Sejil-3 là loại tên lửa ba giai đoạn với tầm bắn đến 4.000km, được cho là đang trong quá trình phát triển.Theo một thông tin năm 2005 trên tờ Bild Zeitung của Đức, Iran đã nhập khẩu 18 tên lửa tầm trung Musudan ở dạng linh kiện rời từ Triều Tiên và mang một cái tên của Iran là Khorramshahr. Không giống như các tên lửa khác của mình, Iran chưa bao giờ trưng bày công khai tên lửa loại Musudan. Tháng 4/2017, tên lửa Khorramshah thực hiện vụ phóng đầu tiên, tên lửa bay được quãng đường 950km, một thành công còn hơn cả Triều Tiên thử tên lửa Musudan (Triều Tiên thử tên lửa Musudan lần thứ 5 mới đạt thành công như Iran).Iran cũng đã tập trung cải tiến số tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa chiến thuật. Loại tên lửa mới nhất của Tehran là Zulfiqar, cũng dựa trên công nghệ nhiên liệu rắn của Trung Quốc. Zulfiqar có thể mang theo một đầu đạn nổ phá có trọng lượng đến 500kg, tầm bắn từ 700-750km, độ chính xác từ 50-70m.Mặc dù Zulfiqar có đầu đạn nhỏ hơn Shahab-1 và -2, nhưng Zulfiqar có mức chính xác cao hơn và có tầm bắn lớn hơn; đưa nó trở thành sự thay thế khả thi, cho các tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng cũ hơn.Chương trình tên lửa đạn đạo của Iran bắt đầu từ yêu cầu thời chiến đối với vũ khí chiến lược tầm xa, và tiến tới là phương tiện mang đầu đạn hạt nhân. Mặc dù mức độ chính xác chưa cao, nhưng với khả năng mang các loại đầu đạn hóa học (và có thể là hạt nhân), vẫn có sức răn đe rất lớn với các đối thủ của Iran. Nguồn ảnh: KKiun. Máy bay Israel tấn công các mục tiêu của Iran trên lãnh thổ Syria. Nguồn: Itv.
Sau Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, Không quân Iran đã bị tê liệt bởi các cuộc thanh trừng. Mặc dù vượt trội về số lượng và công nghệ so với Không quân Iraq, nhưng Iran không thể đạt được ưu thế trên không và khả năng tấn công chính xác các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Iraq.
Để khắc phục điểm yếu này, Iran đã mua một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn R-17 (phương Tây gọi là Scud B) do Liên Xô sản xuất, từ chính phủ Libya. Các các cuộc tấn công trả đũa bằng tên lửa đạn đạo giữa Iraq và Iran vào các thành phố của nhau, đã tạo thành “Chiến tranh của các thành phố”.
Sự thiếu chính xác của các loại tên lửa đạn đạo của cả hai bên, đã khiến các thành phố trở thành mục tiêu tiến công dễ dàng nhất, và cả dân thường Iran và Iraq đều phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến dịch tiến công bằng tên lửa.
Nhu cầu về tên lửa đạn đạo trong thời chiến, cũng tư tưởng làm lãnh đạo khu vực, đã khiến Iran đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp tên lửa của riêng họ. Các tên lửa đầu tiên của Iran là bản sao của các tên lửa Scud hiện có như Shahab-1 (Ngôi sao băng 1) dựa trên mẫu Scud-B.
Tên lửa Shahab-1 sử dụng nhiên liệu lỏng, mang một đầu đạn nổ phá có trọng lượng đến 1.100 kg, hoặc đầu đạn hóa học; tầm bắn 300km. Phiên bản cải tiến Shahab-2 có tầm bắn 500km, nhưng trọng lượng đầu đạn nhỏ đi.
Nhưng cũng giống như phiên bản Scud-B ban đầu, độ chính xác của cả hai phiên bản Shahab-1 và 2 rất kém; chỉ một nửa số tên lửa này rơi trong bán kính cách mục tiêu khoảng 300m, số còn lại sai lệch mục tiêu còn lớn hơn. Iran đã phải loại bỏ dần cả hai phiên bản này, để chuyển sang loại tên lửa nhiên liệu rắn.
Tên lửa thứ ba của Iran là Shahab-3, thực chất là một biến thể của tên lửa Nodong-1 của Triều Tiên. Cũng được phát triển từ Scud, Nodong-1 được Triều Tiên chế tạo, mục đích là để tấn công các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản.
Có những tuyên bố khác nhau về cự ly bắn mà Shahab-3 có thể đạt được, theo thông tin từ Iran, tầm bắn của Shahab-3 là 1.000km, gần hơn tầm bắn của Nodong-1. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng, Nodong-1 có tầm bắn 1.500km, nhưng cho rằng Shahab-3 có tầm bắn 2.000km, một cải tiến đáng kể.
Mặc dù Nodong-1/Shahab-3 có tầm bắn lớn hơn các tên lửa trước đó, nhưng mức chính xác lại quá kém, với một nửa số đầu đạn dự kiến sẽ rơi trong phạm vi 2,5km tính từ mục tiêu và nửa còn lại thậm chí còn xa hơn.
Vụ thử Shahab-3 đầu tiên của Iran là vào năm 1998, và tên lửa này được đưa vào biên chế năm 2003. Các chuyên gia kiểm soát vũ khí đưa ra giả thuyết rằng, Triều Tiên đã bán cho Iran một dây chuyền lắp ráp Nodong hoàn chỉnh, trong khi những nguồn tin khác cho rằng, Iran nhận được khoảng 150 tên lửa, để đổi lấy tài chính phát triển tên lửa.
Shahab-3 đã sinh ra ít nhất một biến thể, đó là Ghadr-1, có tầm bắn ngắn hơn một chút, nhưng được cho là chính xác hơn nhiều, độ lệch mục tiêu nhỏ hơn 180m. Một đầu đạn mới được phát triển cho cả hai loại tên lửa, được gọi là Emad, dường như mang lại độ ổn định, khả năng cơ động và độ chính xác cao hơn nữa cho các tên lửa đạn đạo tầm trung của Iran.
Chương trình phát triển tên lửa của Iran đã có một bước nhảy vọt lớn với việc trang bị tên lửa tầm trung Sejil. Không giống như các tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng trước đây, Sejil sử dụng nhiên liệu rắn, nên không phải nạp nhiên liệu trước khi phóng và có thể luôn sẵn sàng khai hỏa. Công nghệ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn của Iran, có thể do Trung Quốc chuyển giao vào thập niên 1990.
Được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2008, Sejil mang đầu đạn nặng từ 500 đến 1.000kg và có tầm bắn giống với tên lửa Shahab-3 hơn. Trên thực tế, Sejil có thể là sự thay thế cho tên lửa cũ hơn. Mặc dù chưa rõ độ chính xác của Sejil, nhưng nó khó có thể kém hơn người tiền nhiệm sử dụng nhiên liệu lỏng.
Có những thông tin chưa được xác nhận về các biến thể tầm xa hơn. Phiên bản Sejil-2 được cho là đã được thử nghiệm vào năm 2009 và Sejil-3 là loại tên lửa ba giai đoạn với tầm bắn đến 4.000km, được cho là đang trong quá trình phát triển.
Theo một thông tin năm 2005 trên tờ Bild Zeitung của Đức, Iran đã nhập khẩu 18 tên lửa tầm trung Musudan ở dạng linh kiện rời từ Triều Tiên và mang một cái tên của Iran là Khorramshahr. Không giống như các tên lửa khác của mình, Iran chưa bao giờ trưng bày công khai tên lửa loại Musudan.
Tháng 4/2017, tên lửa Khorramshah thực hiện vụ phóng đầu tiên, tên lửa bay được quãng đường 950km, một thành công còn hơn cả Triều Tiên thử tên lửa Musudan (Triều Tiên thử tên lửa Musudan lần thứ 5 mới đạt thành công như Iran).
Iran cũng đã tập trung cải tiến số tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa chiến thuật. Loại tên lửa mới nhất của Tehran là Zulfiqar, cũng dựa trên công nghệ nhiên liệu rắn của Trung Quốc. Zulfiqar có thể mang theo một đầu đạn nổ phá có trọng lượng đến 500kg, tầm bắn từ 700-750km, độ chính xác từ 50-70m.
Mặc dù Zulfiqar có đầu đạn nhỏ hơn Shahab-1 và -2, nhưng Zulfiqar có mức chính xác cao hơn và có tầm bắn lớn hơn; đưa nó trở thành sự thay thế khả thi, cho các tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng cũ hơn.
Chương trình tên lửa đạn đạo của Iran bắt đầu từ yêu cầu thời chiến đối với vũ khí chiến lược tầm xa, và tiến tới là phương tiện mang đầu đạn hạt nhân. Mặc dù mức độ chính xác chưa cao, nhưng với khả năng mang các loại đầu đạn hóa học (và có thể là hạt nhân), vẫn có sức răn đe rất lớn với các đối thủ của Iran. Nguồn ảnh: KKiun.
Máy bay Israel tấn công các mục tiêu của Iran trên lãnh thổ Syria. Nguồn: Itv.