Việc suy giảm mối quan hệ giữa Nga và phương Tây gần đây, đã đặt cuộc chiến giữa các tàu mặt nước trở lại "bàn cân". Sau hơn một thập kỷ hỗ trợ các cuộc chiến trên bộ ở Trung Đông và Trung Á, Hải quân Mỹ đang tái đầu tư cho nhiệm vụ cốt lõi là đánh chìm tàu của đối phương.Vào đầu thập niên 2010, Hải quân Mỹ đưa vào biên chế một lớp tàu mới, đó là tàu khu trục tên lửa USS Zumwalt; được thiết kế chủ yếu để hỗ trợ chiến tranh trên bộ, chiếm ưu thế trên biển và sẽ là tương lai của lớp tàu chiến Mỹ, thay thế lớp tàu khu trục Arleigh Burke.Trong khi đó Nga vẫn đang cố gắng vắt kiệt khả năng các tàu tuần dương lớp Kirov. Đây là những tàu chiến khổng lồ, có niên hạn trên 30 năm, trang bị vũ khí phần lớn từ thời Liên Xô, nhưng nhìn chung vẫn còn hiệu quả; với nhiệm vụ chính là tấn công các tàu chiến rất lớn của đối phương, đặc biệt là tàu sân bay.Zumwalt là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, được tối ưu hóa cho việc hỗ trợ hỏa lực của Hải quân Mỹ. Những con tàu này, được thiết kế theo công nghệ tàng hình đầu tiên, trong số tàu chiến của Hải quân Mỹ; với các đặc điểm góc cạnh, dẹt để giảm tín hiệu radar.Zumwalts có lượng choán nước 14 nghìn tấn, biến chúng trở thành tàu khu trục lớn nhất của Hải quân Mỹ từ trước đến nay. Kích thước và trọng lượng của Zumwalt lớn, là do mọi thứ phải được giấu bên dưới lớp vỏ bên ngoài, có khả năng tán xạ sóng radar, để đảm bảo yếu tố tàng hình.Một yếu tố khác góp phần làm tăng trọng lượng tàu, là vũ khí và cảm biến. Radar đa chức năng AN/ SPY-3 cung cấp hiệu suất tìm kiếm từ độ cao trung bình đến cao, có tính năng vượt trội so với các loại radar trước đó và có thể dẫn đường cho tên lửa phòng không SM-2 Standard.Về vũ khí, tàu lớp Zumwalt có 80 hầm phóng thẳng đứng, để phóng tên lửa SM-2 và Evolved Sea Sparrow, tên lửa tấn công đất liền Tomahawk và tên lửa chống ngầm ASROC.Zumwalt có thể không có khả năng phòng không khu vực, mặc dù được trang bị tên lửa đánh chặn SM-2. Hải quân Mỹ đã mua 18 tên lửa SM-2AUR, có thể là cho những tàu của lớp này. Zumwalt cũng có thể trang bị bốn tên lửa Evolved Sea Sparrow tầm ngắn hơn, trong các giếng phóng tên lửa.Do khả năng chống tàu mặt nước của Hải quân Mỹ bị suy giảm và các cuộc chiến tranh trên bộ vào đầu thế kỷ XXI, không có gì ngạc nhiên khi Zumwalt thiếu nhiệm vụ chống hạm.Không có tên lửa chống hạm Harpoon trên các tàu khu trục tàng hình lớp này, do không vừa với giếng phóng tên lửa và Harpoon phải bố trí trên các bệ phóng dạng ống góc cạnh, thường được đặt trên boong chính.Hai khẩu pháo điện từ tiên tiến 155 mm của Zumwalt, có tầm bắn lên tới 85 hải lý và tốc độ bắn 10 phát mỗi phút, có khả năng chống tàu mặt nước. Tuy nhiên hiện nay, các khẩu pháo này phải dỡ bỏ vì không có đạn; vũ khí thay thế có thể là tên lửa đa năng SM-6.Đối thủ của Zumwalt, tàu tuần dương Kirov; đây là lớp tàu chiến hoàn toàn thuộc thế hệ trước, được chế tạo vào cuối thập niên 1980; nhiệm vụ của nó là nhanh chóng vô hiệu hóa tàu sân bay Mỹ. Đồng thời, chúng có khả năng phòng không rất mạnh.Các tàu chiến lớp Kirov là những tàu chiến có lượng giãn nước chỉ đứng sau tàu sân bay. Mỗi chiếc dài 251m (chiều dài gần bằng các thiết giáp hạm Bismarck của Đức và Iowa của Nhật Bản trong Thế chiến II), nhưng lượng choán nước chỉ 24.000 tấn.Điều này đạt được phần lớn là do tàu sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thay vì dùng nồi hơi và tuabin, mang lại cho lớp tàu này tốc độ tối đa đến 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động không hạn chế. Ngoài ra những pháo hạm nặng nề, cũng thay thế gần như hoàn toàn bằng tên lửa.Về vũ khí tấn công, Kirov có 20 tên lửa chống hạm P-700 Granit. Một tên lửa P-700 dài khoảng 10m và nặng 6.800kg, đây thực tế là những chiếc máy bay không người lái. P-700 có tầm bắn 300 hải lý, tốc độ Mach 2,5 và đầu đạn nặng 740kgKirov cũng được thiết kế với mục đích phòng không hạm, khi được trang bị một kho tên lửa phòng thủ gồm 96 tên lửa đất đối không tầm xa S-300F, tạo thành một lớp phòng không bên ngoài; 192 tên lửa phòng không tầm ngắn 3K95 và 40 tên lửa 4K33 tạo ra một lớp phòng thủ bên trong. Vũ khí phòng thủ cực gần là 6 khẩu pháo bắn nhanh 6 nòng AK-630.Trong một trận chiến giữa hai con tàu Zumwalt và Kirov, tàu nào sẽ thắng? Hãy giả sử, đặt hai con tàu trên biển khơi, ở phạm vi tối đa của vũ khí chống hạm của hai bên là 300 hải lý, đây là tầm bắn của tên lửa P-700 của Kirov.Trước hết là việc tàu nào bị phát hiện trước; nếu tàu Kirov có hệ thống vệ tinh Legenda cung cấp thông tin về tọa độ mục tiêu; nhưng Legenda là một vệ tinh radar và Zumwalt là một tàu khu trục tàng hình, với dấu hiệu radar chỉ bằng một tàu đánh cá nhỏ.Lúc này máy bay trực thăng của hai tàu bắt đầu quét tìm mục tiêu ngoài đường chân trời. Trong tình huống này, Zumwalt có lợi thế khác biệt so với Kirov; trực thăng của Zumwalt phát hiện Kirov, gửi dữ liệu vị trí trở lại Zumwalt; trong khi trực thăng của Kirov phát hiện ra Zumwalt, nhưng không biết vị trí của tàu, do khả năng tàng hình của Zumwalt.Với khả năng tàng hình của Zumwalt, về mặt lý thuyết, nó có thể tiến gần trong tầm bắn của Kirov mà không sợ bị tiêu diệt. Mặt khác, tàu tuần dương Nga sẽ muốn lùi lại và tấn công Zumwalt từ xa.Mặc dù mọi hệ thống trinh sát và dẫn đường cho vũ khí của Kirov đều bằng radar; tuy nhiên tàu Kirov vẫn có thể phóng tên lửa chống hạm P-700 theo hướng nghi ngờ Zumwalt đang lẩn trốn. Các radar tự dẫn đường cho tên lửa P-700 Granit, vẫn có khả năng tìm đến mục tiêu, mặc dù tín hiệu phản xạ radar của Zumwalt rất nhỏ.Ngay cả khi các tên lửa P-700 có thể khóa chặt mục tiêu, thì Zumwalt vẫn có hệ thống phòng không để đối phó với nó. Zumwalt trang bị ít nhất 18 tên lửa phòng không tầm trung SM-2 và vài chục tên lửa phòng không tầm ngắn Evolved Sea Sparrow, hoàn toàn có thể có thể bắn hạ P-700. Nhưng điều gì sẽ xảy ra, nếu Kirov thực hiện tấn công bão hòa bằng hàng chục tên lửa P-700?Có lẽ kết quả cuối cùng của kịch bản này là hòa. Không bên nào có thể nhắm mục tiêu chính xác bên kia. Trong tương lai, các loại vũ khí mới như loại tên lửa chống tàu tầm xa sẽ mang lại cho Zumwalt một lợi thế thực sự. Còn trong thời điểm hiện tại, các tàu Zumwalt vẫn chưa hình thành sức mạnh chiến đấu và không phải là đối thủ của tuần dương Kirov. Nguồn ảnh: Pinterest.Siêu tuần dương mẫu hạm Kirov của Hải quân Nga có sức mạnh nhấn chìm mọi tàu sân bay hiện nay. Nguồn: Hải quân Nga.
Việc suy giảm mối quan hệ giữa Nga và phương Tây gần đây, đã đặt cuộc chiến giữa các tàu mặt nước trở lại "bàn cân". Sau hơn một thập kỷ hỗ trợ các cuộc chiến trên bộ ở Trung Đông và Trung Á, Hải quân Mỹ đang tái đầu tư cho nhiệm vụ cốt lõi là đánh chìm tàu của đối phương.
Vào đầu thập niên 2010, Hải quân Mỹ đưa vào biên chế một lớp tàu mới, đó là tàu khu trục tên lửa USS Zumwalt; được thiết kế chủ yếu để hỗ trợ chiến tranh trên bộ, chiếm ưu thế trên biển và sẽ là tương lai của lớp tàu chiến Mỹ, thay thế lớp tàu khu trục Arleigh Burke.
Trong khi đó Nga vẫn đang cố gắng vắt kiệt khả năng các tàu tuần dương lớp Kirov. Đây là những tàu chiến khổng lồ, có niên hạn trên 30 năm, trang bị vũ khí phần lớn từ thời Liên Xô, nhưng nhìn chung vẫn còn hiệu quả; với nhiệm vụ chính là tấn công các tàu chiến rất lớn của đối phương, đặc biệt là tàu sân bay.
Zumwalt là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, được tối ưu hóa cho việc hỗ trợ hỏa lực của Hải quân Mỹ. Những con tàu này, được thiết kế theo công nghệ tàng hình đầu tiên, trong số tàu chiến của Hải quân Mỹ; với các đặc điểm góc cạnh, dẹt để giảm tín hiệu radar.
Zumwalts có lượng choán nước 14 nghìn tấn, biến chúng trở thành tàu khu trục lớn nhất của Hải quân Mỹ từ trước đến nay. Kích thước và trọng lượng của Zumwalt lớn, là do mọi thứ phải được giấu bên dưới lớp vỏ bên ngoài, có khả năng tán xạ sóng radar, để đảm bảo yếu tố tàng hình.
Một yếu tố khác góp phần làm tăng trọng lượng tàu, là vũ khí và cảm biến. Radar đa chức năng AN/ SPY-3 cung cấp hiệu suất tìm kiếm từ độ cao trung bình đến cao, có tính năng vượt trội so với các loại radar trước đó và có thể dẫn đường cho tên lửa phòng không SM-2 Standard.
Về vũ khí, tàu lớp Zumwalt có 80 hầm phóng thẳng đứng, để phóng tên lửa SM-2 và Evolved Sea Sparrow, tên lửa tấn công đất liền Tomahawk và tên lửa chống ngầm ASROC.
Zumwalt có thể không có khả năng phòng không khu vực, mặc dù được trang bị tên lửa đánh chặn SM-2. Hải quân Mỹ đã mua 18 tên lửa SM-2AUR, có thể là cho những tàu của lớp này. Zumwalt cũng có thể trang bị bốn tên lửa Evolved Sea Sparrow tầm ngắn hơn, trong các giếng phóng tên lửa.
Do khả năng chống tàu mặt nước của Hải quân Mỹ bị suy giảm và các cuộc chiến tranh trên bộ vào đầu thế kỷ XXI, không có gì ngạc nhiên khi Zumwalt thiếu nhiệm vụ chống hạm.
Không có tên lửa chống hạm Harpoon trên các tàu khu trục tàng hình lớp này, do không vừa với giếng phóng tên lửa và Harpoon phải bố trí trên các bệ phóng dạng ống góc cạnh, thường được đặt trên boong chính.
Hai khẩu pháo điện từ tiên tiến 155 mm của Zumwalt, có tầm bắn lên tới 85 hải lý và tốc độ bắn 10 phát mỗi phút, có khả năng chống tàu mặt nước. Tuy nhiên hiện nay, các khẩu pháo này phải dỡ bỏ vì không có đạn; vũ khí thay thế có thể là tên lửa đa năng SM-6.
Đối thủ của Zumwalt, tàu tuần dương Kirov; đây là lớp tàu chiến hoàn toàn thuộc thế hệ trước, được chế tạo vào cuối thập niên 1980; nhiệm vụ của nó là nhanh chóng vô hiệu hóa tàu sân bay Mỹ. Đồng thời, chúng có khả năng phòng không rất mạnh.
Các tàu chiến lớp Kirov là những tàu chiến có lượng giãn nước chỉ đứng sau tàu sân bay. Mỗi chiếc dài 251m (chiều dài gần bằng các thiết giáp hạm Bismarck của Đức và Iowa của Nhật Bản trong Thế chiến II), nhưng lượng choán nước chỉ 24.000 tấn.
Điều này đạt được phần lớn là do tàu sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thay vì dùng nồi hơi và tuabin, mang lại cho lớp tàu này tốc độ tối đa đến 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động không hạn chế. Ngoài ra những pháo hạm nặng nề, cũng thay thế gần như hoàn toàn bằng tên lửa.
Về vũ khí tấn công, Kirov có 20 tên lửa chống hạm P-700 Granit. Một tên lửa P-700 dài khoảng 10m và nặng 6.800kg, đây thực tế là những chiếc máy bay không người lái. P-700 có tầm bắn 300 hải lý, tốc độ Mach 2,5 và đầu đạn nặng 740kg
Kirov cũng được thiết kế với mục đích phòng không hạm, khi được trang bị một kho tên lửa phòng thủ gồm 96 tên lửa đất đối không tầm xa S-300F, tạo thành một lớp phòng không bên ngoài; 192 tên lửa phòng không tầm ngắn 3K95 và 40 tên lửa 4K33 tạo ra một lớp phòng thủ bên trong. Vũ khí phòng thủ cực gần là 6 khẩu pháo bắn nhanh 6 nòng AK-630.
Trong một trận chiến giữa hai con tàu Zumwalt và Kirov, tàu nào sẽ thắng? Hãy giả sử, đặt hai con tàu trên biển khơi, ở phạm vi tối đa của vũ khí chống hạm của hai bên là 300 hải lý, đây là tầm bắn của tên lửa P-700 của Kirov.
Trước hết là việc tàu nào bị phát hiện trước; nếu tàu Kirov có hệ thống vệ tinh Legenda cung cấp thông tin về tọa độ mục tiêu; nhưng Legenda là một vệ tinh radar và Zumwalt là một tàu khu trục tàng hình, với dấu hiệu radar chỉ bằng một tàu đánh cá nhỏ.
Lúc này máy bay trực thăng của hai tàu bắt đầu quét tìm mục tiêu ngoài đường chân trời. Trong tình huống này, Zumwalt có lợi thế khác biệt so với Kirov; trực thăng của Zumwalt phát hiện Kirov, gửi dữ liệu vị trí trở lại Zumwalt; trong khi trực thăng của Kirov phát hiện ra Zumwalt, nhưng không biết vị trí của tàu, do khả năng tàng hình của Zumwalt.
Với khả năng tàng hình của Zumwalt, về mặt lý thuyết, nó có thể tiến gần trong tầm bắn của Kirov mà không sợ bị tiêu diệt. Mặt khác, tàu tuần dương Nga sẽ muốn lùi lại và tấn công Zumwalt từ xa.
Mặc dù mọi hệ thống trinh sát và dẫn đường cho vũ khí của Kirov đều bằng radar; tuy nhiên tàu Kirov vẫn có thể phóng tên lửa chống hạm P-700 theo hướng nghi ngờ Zumwalt đang lẩn trốn. Các radar tự dẫn đường cho tên lửa P-700 Granit, vẫn có khả năng tìm đến mục tiêu, mặc dù tín hiệu phản xạ radar của Zumwalt rất nhỏ.
Ngay cả khi các tên lửa P-700 có thể khóa chặt mục tiêu, thì Zumwalt vẫn có hệ thống phòng không để đối phó với nó. Zumwalt trang bị ít nhất 18 tên lửa phòng không tầm trung SM-2 và vài chục tên lửa phòng không tầm ngắn Evolved Sea Sparrow, hoàn toàn có thể có thể bắn hạ P-700. Nhưng điều gì sẽ xảy ra, nếu Kirov thực hiện tấn công bão hòa bằng hàng chục tên lửa P-700?
Có lẽ kết quả cuối cùng của kịch bản này là hòa. Không bên nào có thể nhắm mục tiêu chính xác bên kia. Trong tương lai, các loại vũ khí mới như loại tên lửa chống tàu tầm xa sẽ mang lại cho Zumwalt một lợi thế thực sự. Còn trong thời điểm hiện tại, các tàu Zumwalt vẫn chưa hình thành sức mạnh chiến đấu và không phải là đối thủ của tuần dương Kirov. Nguồn ảnh: Pinterest.
Siêu tuần dương mẫu hạm Kirov của Hải quân Nga có sức mạnh nhấn chìm mọi tàu sân bay hiện nay. Nguồn: Hải quân Nga.