Kể từ ngày đầu tiên của " chiến dịch quân sự đặc biệt", Quân đội Nga đã phóng một số lượng lớn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine, để thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa.Theo thống kê từ các bên liên quan, Quân đội Nga đã phóng hơn 2.100 tên lửa tầm xa các loại vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Nhưng theo truyền thông phương Tây dẫn nguồn từ Ukraine và nguồn tin tình báo riêng cho biết, khoảng 60% tên lửa hành trình của Nga bắn trượt mục tiêu, độ chính xác và cường độ tấn công không đủ.Với khả năng sử dụng tên lửa hành trình và đạn đạo của Quân đội Nga như vậy, điều đó có nghĩa là các cuộc tấn công tầm xa của Nga sẽ hầu như không ảnh hưởng đến cục diện cuộc chiến ở Ukraine.Trong "chiến dịch quân sự đặc biệt", Quân đội Nga đã phóng nhiều loại tên lửa có tính năng khác nhau, bao gồm tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander-M và Tochka-U, tên lửa hành trình Iskander-K; tất cả những tên lửa này được phóng từ các bệ phóng di động trên mặt đất.Trên biển, hải quân Nga phóng tên lửa hành trình Calibre từ các tàu nổi; lực lượng phòng thủ bờ biển phóng các loại tên lửa hành trình chống hạm Bal-E sử dụng tên lửa chống hạm có tốc độ cận âm Kh-35 Uran và tên lửa chống hạm siêu thanh K-300 Bastion, sử dụng tên lửa chống hạm siêu thanh Oniks; tất cả đều được phóng đi từ bán đảo Crimae.Về tên lửa hành trình phóng từ trên không, Không quân Nga sử dụng tên lửa hành trình KH-101 và KH-55; thậm chí họ còn sử dụng cả tên lửa không đối đất AS-4 Kitchen được chế tạo từ thời Liên Xô và tên lửa siêu thanh mới nhất là Dagger.Ngoài việc thiếu độ chính xác và sức mạnh đòn đánh, các cuộc tấn công tầm xa của Quân đội Nga còn gặp một số vấn đề khác như sử dụng các bản đồ lạc hậu, dẫn đường bị gây nhiễu. Trong khi đó, với sự hỗ trợ của NATO, Ukraine đã xây dựng lực lượng phòng không tương đối hiệu quả và rộng khắp.Trong khi Không quân Nga không dám tiến sâu vào không phận Ukraine và phòng không Ukraine cũng có thể đánh chặn các tên lửa hành trình của Nga bay ở độ cao thấp và rất khó phát hiện. Tất nhiên, Ukraine cũng chỉ có thể đánh chặn một số tên lửa, còn hầu hết tên lửa hành trình do Quân đội Nga phóng đi, đều có thể xuyên thủng hệ thống phòng không Ukraine.Ngày 7/6, một vụ tấn công rất đáng chú ý đã xảy ra ở Ukraine, khi Quân đội Nga tấn công vào các đầu mối đường sắt, kho tàng và các doanh nghiệp Ukraine, chịu trách nhiệm sửa chữa xe bọc thép tại các quận Dniprovsky và Dniprovsky tại thủ đô Kiev.Đến thời điểm hiện tại, người dân Ukraine đã quen với việc Quân đội Nga tổ chức các đợt tấn công tầm xa; nhưng trong đợt tấn công vào ngày 7/8, chính quyền Ukraine đã hú còi báo động phòng không hiếm hoi trên khắp cả nước. Việc này cho thấy, cuộc không kích này rất khác so với trước đây. Theo tin tình báo của Quân đội Ukraine, cuộc tấn công ngày 7/6 do Không quân chiến lược của Nga thực hiện, sử dụng máy bay ném bom Tu-95MS Bear, phóng 5 tên lửa hành trình tàng hình KH-101 qua Biển Caspi và lực lượng phòng không Ukraine chỉ đánh chặn được một tên lửa, còn 4 tên lửa KH-101 đánh trúng mục tiêu.Nguyên nhân khiến chính phủ Ukraine gióng lên còi báo động phòng không trên toàn quốc cho thấy, họ đã phát hiện máy bay Nga phóng tên lửa hành trình, trước khi chúng bắn trúng mục tiêu. Lý do là mạng lưới phòng không Ukraine đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực của NATO, đặc biệt là hệ thống cảnh báo sớm của NATO.Những máy bay cảnh báo sớm của NATO, bay bay lượn gần không phận Ukraine, kịp thời cung cấp cho mạng lưới phòng không của Ukraine thông tin trên không với tốc độ gần theo thời gian thực và có thể phát hiện hành động phóng tên lửa KH-101 của những chiếc Tu-95MS Bear, nhưng không phát hiện được đường bay của tên lửa.Tên lửa hành trình KH-101 là tên lửa hành trình tiên tiến nhất đang có mặt trong biên chế của Quân đội Nga và cũng được coi là vũ khí thông thường có tính răn đe cao nhất của Nga hiện nay. Phiên bản là KH-102 đã trở thành vũ khí tấn công chiến lược, vì nó được trang bị đầu đạn hạt nhân.Vụ tấn công thành công tên lửa hành trình tàng hình KH-101 vào Ukraine ngày 7/6, không chỉ có tác dụng răn đe mạnh mẽ đối với Ukraine mà còn cả NATO.Về lý thuyết, máy bay ném bom Nga được trang bị tên lửa hành trình tàng hình KH-101/102, trong đó có Tu-95MS và Tu-160 vừa có thể ẩn nấp ở khoảng cách an toàn, vừa có thể thực hiện các cuộc tấn công bí mật vào mục tiêu. Tầm bắn của tên lửa hành trình loạt KH-101/102 là khác nhau, từ hơn 2.000 km tới 5.000 km.Về vụ không kích ngày 7/6 vào Kiev, cũng bị nghi ngờ là do máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Không quân Nga thực hiện; tuyên bố này chủ yếu xuất phát từ truyền thông Nga.Trên thực tế, sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, các tuyên bố về việc Su-57 tham chiến tại chiến trường Ukraine, đều thiếu bằng chứng và không nhận được xác nhận chính thức từ Nga. Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 có thể phóng tên lửa không đối đất tàng hình KH-59MK2 ở cự ly đến 300km; tuy nhiên phía Ukraine vẫn chưa tìm thấy mảnh vỡ của loại tên lửa này.Một số nhà phân tích cho rằng, số lượng Su-57 là không đủ, và rất khó để nói liệu tình trạng của chúng có thể tham gia vào các cuộc đối đầu ác liệt như trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga hay không? Nên nhớ rằng, chiến trường Ukraine không phải Syria, khi Ukraine có hệ thống phòng không tương đối hiện đại, hoàn toàn có khả năng phát hiện máy bay tàng hình của Su-57.
Kể từ ngày đầu tiên của " chiến dịch quân sự đặc biệt", Quân đội Nga đã phóng một số lượng lớn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine, để thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa.
Theo thống kê từ các bên liên quan, Quân đội Nga đã phóng hơn 2.100 tên lửa tầm xa các loại vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Nhưng theo truyền thông phương Tây dẫn nguồn từ Ukraine và nguồn tin tình báo riêng cho biết, khoảng 60% tên lửa hành trình của Nga bắn trượt mục tiêu, độ chính xác và cường độ tấn công không đủ.
Với khả năng sử dụng tên lửa hành trình và đạn đạo của Quân đội Nga như vậy, điều đó có nghĩa là các cuộc tấn công tầm xa của Nga sẽ hầu như không ảnh hưởng đến cục diện cuộc chiến ở Ukraine.
Trong "chiến dịch quân sự đặc biệt", Quân đội Nga đã phóng nhiều loại tên lửa có tính năng khác nhau, bao gồm tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander-M và Tochka-U, tên lửa hành trình Iskander-K; tất cả những tên lửa này được phóng từ các bệ phóng di động trên mặt đất.
Trên biển, hải quân Nga phóng tên lửa hành trình Calibre từ các tàu nổi; lực lượng phòng thủ bờ biển phóng các loại tên lửa hành trình chống hạm Bal-E sử dụng tên lửa chống hạm có tốc độ cận âm Kh-35 Uran và tên lửa chống hạm siêu thanh K-300 Bastion, sử dụng tên lửa chống hạm siêu thanh Oniks; tất cả đều được phóng đi từ bán đảo Crimae.
Về tên lửa hành trình phóng từ trên không, Không quân Nga sử dụng tên lửa hành trình KH-101 và KH-55; thậm chí họ còn sử dụng cả tên lửa không đối đất AS-4 Kitchen được chế tạo từ thời Liên Xô và tên lửa siêu thanh mới nhất là Dagger.
Ngoài việc thiếu độ chính xác và sức mạnh đòn đánh, các cuộc tấn công tầm xa của Quân đội Nga còn gặp một số vấn đề khác như sử dụng các bản đồ lạc hậu, dẫn đường bị gây nhiễu. Trong khi đó, với sự hỗ trợ của NATO, Ukraine đã xây dựng lực lượng phòng không tương đối hiệu quả và rộng khắp.
Trong khi Không quân Nga không dám tiến sâu vào không phận Ukraine và phòng không Ukraine cũng có thể đánh chặn các tên lửa hành trình của Nga bay ở độ cao thấp và rất khó phát hiện. Tất nhiên, Ukraine cũng chỉ có thể đánh chặn một số tên lửa, còn hầu hết tên lửa hành trình do Quân đội Nga phóng đi, đều có thể xuyên thủng hệ thống phòng không Ukraine.
Ngày 7/6, một vụ tấn công rất đáng chú ý đã xảy ra ở Ukraine, khi Quân đội Nga tấn công vào các đầu mối đường sắt, kho tàng và các doanh nghiệp Ukraine, chịu trách nhiệm sửa chữa xe bọc thép tại các quận Dniprovsky và Dniprovsky tại thủ đô Kiev.
Đến thời điểm hiện tại, người dân Ukraine đã quen với việc Quân đội Nga tổ chức các đợt tấn công tầm xa; nhưng trong đợt tấn công vào ngày 7/8, chính quyền Ukraine đã hú còi báo động phòng không hiếm hoi trên khắp cả nước. Việc này cho thấy, cuộc không kích này rất khác so với trước đây.
Theo tin tình báo của Quân đội Ukraine, cuộc tấn công ngày 7/6 do Không quân chiến lược của Nga thực hiện, sử dụng máy bay ném bom Tu-95MS Bear, phóng 5 tên lửa hành trình tàng hình KH-101 qua Biển Caspi và lực lượng phòng không Ukraine chỉ đánh chặn được một tên lửa, còn 4 tên lửa KH-101 đánh trúng mục tiêu.
Nguyên nhân khiến chính phủ Ukraine gióng lên còi báo động phòng không trên toàn quốc cho thấy, họ đã phát hiện máy bay Nga phóng tên lửa hành trình, trước khi chúng bắn trúng mục tiêu. Lý do là mạng lưới phòng không Ukraine đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực của NATO, đặc biệt là hệ thống cảnh báo sớm của NATO.
Những máy bay cảnh báo sớm của NATO, bay bay lượn gần không phận Ukraine, kịp thời cung cấp cho mạng lưới phòng không của Ukraine thông tin trên không với tốc độ gần theo thời gian thực và có thể phát hiện hành động phóng tên lửa KH-101 của những chiếc Tu-95MS Bear, nhưng không phát hiện được đường bay của tên lửa.
Tên lửa hành trình KH-101 là tên lửa hành trình tiên tiến nhất đang có mặt trong biên chế của Quân đội Nga và cũng được coi là vũ khí thông thường có tính răn đe cao nhất của Nga hiện nay. Phiên bản là KH-102 đã trở thành vũ khí tấn công chiến lược, vì nó được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Vụ tấn công thành công tên lửa hành trình tàng hình KH-101 vào Ukraine ngày 7/6, không chỉ có tác dụng răn đe mạnh mẽ đối với Ukraine mà còn cả NATO.
Về lý thuyết, máy bay ném bom Nga được trang bị tên lửa hành trình tàng hình KH-101/102, trong đó có Tu-95MS và Tu-160 vừa có thể ẩn nấp ở khoảng cách an toàn, vừa có thể thực hiện các cuộc tấn công bí mật vào mục tiêu. Tầm bắn của tên lửa hành trình loạt KH-101/102 là khác nhau, từ hơn 2.000 km tới 5.000 km.
Về vụ không kích ngày 7/6 vào Kiev, cũng bị nghi ngờ là do máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Không quân Nga thực hiện; tuyên bố này chủ yếu xuất phát từ truyền thông Nga.
Trên thực tế, sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, các tuyên bố về việc Su-57 tham chiến tại chiến trường Ukraine, đều thiếu bằng chứng và không nhận được xác nhận chính thức từ Nga.
Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 có thể phóng tên lửa không đối đất tàng hình KH-59MK2 ở cự ly đến 300km; tuy nhiên phía Ukraine vẫn chưa tìm thấy mảnh vỡ của loại tên lửa này.
Một số nhà phân tích cho rằng, số lượng Su-57 là không đủ, và rất khó để nói liệu tình trạng của chúng có thể tham gia vào các cuộc đối đầu ác liệt như trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga hay không? Nên nhớ rằng, chiến trường Ukraine không phải Syria, khi Ukraine có hệ thống phòng không tương đối hiện đại, hoàn toàn có khả năng phát hiện máy bay tàng hình của Su-57.