Có một thực tế là trước khi Chiến tranh Iraq 2014 hay Nội chiến Syria xảy ra rất ít người biết về tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-8. Tuy nhiên chỉ sau vài năm tên tuổi dòng tên lửa dẫn đường này của Trung Quốc đang trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Sẽ không có gì đáng nói nếu như HJ-8 được quân đội chính phủ các nước trên sử dụng nhưng trái lại nó lại nằm trong tay quân nổi dậy, các nhóm khủng bố cực đoan hay thậm chí là cả phiến quân IS. Nguồn ảnh: YouTubeTrở lại những năm 1970 thời điểm Quân đội Trung Quốc bắt đầu phát triển một dòng tên lửa chống tăng dẫn đường thế hệ mới thay thế cho mẫu HJ-73 (biến thể sao chép AT-3 Sagger của Liên Xô),. Tuy nhiên kế hoạch trên diễn ra không mấy suôn sẻ do mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow trở nên xấu đi, khi hầu hết công nghệ quốc phòng Trung Quốc có được vào thời kỳ này đều đến từ Liên Xô. Nguồn ảnh: WikiwandDù vậy Bắc Kinh vẫn quyết tâm phát triển một dòng tên lửa chống tăng dành cho riêng mình bằng những công nghệ sẵn có trong nước và mãi đến năm 1984 Trung Quốc mới cho ra mắt thiết kế hoàn chỉnh của HJ-8. Sự xuất hiện của HJ-8 còn được xem là bước khởi đầu mới của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vốn quá phụ thuộc vào bên ngoài. Nguồn ảnh: ZetaBoardsTuy nhiên khi HJ-8 được giới thiệu nó vẫn bị đánh giá là một sản phẩm lai tạp khi được cho là sự kết hợp của quá nhiều dòng tên lửa chống tăng trên thế giới khi đó như TOW của Mỹ, Milan của Châu Âu và có một chút gì đó từ AT-3 Sagger của Liên Xô. Nhưng điều này cũng không ngăn được Trung Quốc đưa vào trang bị HJ-8 và nó vẫn tiếp tục phục vụ cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: PinterestQuay lại chiến trường Trung Đông, hầu hết số HJ-8 có mặt tại Syria hay Iraq đều có nguồn gốc từ bên ngoài khi quân đội các nước này hầu như không sở hữu hay mua sắm dòng tên lửa chống tăng này của Trung Quốc. Điều đáng nói ở đây là HJ-8 tỏ ra không hề thua kém bất cứ mẫu tên lửa chống tăng đang tham chiến tại Trung Đông thậm chí còn đáng sợ hơn. Nguồn ảnh: Syrian War BlogSở dĩ có điều này là bởi kể từ năm 1984 cho tới nay Trung Quốc mà cụ thể hơn là Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Norinco đã nhiều lần cải tiến và nâng cấp HJ-8 với ít nhất 10 biến thể khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu mới trong môi trường chiến tranh hiện đại. Trong ảnh là một tổ đội HJ-8 nằm trong tay phiến quân IS tại Syria. Nguồn ảnh: Syrian War BlogĐiển hình như các biến thể HJ-8C/D/E đều có thể vô hiệu quả mọi loại xe tăng kể cả khi nó được trang bị giáp phản ứng nổ ERA, có tầm bắn lên đến 4.000m và có thể xuyên phá giáp dày tới 1.000mm. Do đó những chiếc xe tăng lạc hậu như T-55, T-62 hay T-72 của Quân đội chính phủ Syria hay Iraq không phải là mục tiêu quá khó đối với HJ-8. Nguồn ảnh: huanqiu.comBên cạnh việc tăng sức mạnh hỏa lực, thiết kế của HJ-8 cũng ngày càng được thu gọn với kích thước nhỏ hơn và nhẹ hơn nhằm tăng tính cơ động. Mục tiêu của nó cũng không chỉ giới hạn ở mỗi phương tiện bọc thép mà còn được mở rộng sang cả bộ binh, các mục tiêu cố định như công sự hoặc cứ điểm phòng thủ. Nguồn ảnh: News.cnThiết kế tổng thể của HJ-8 sau gần hơn 30 năm phục vụ vẫn không có nhiều sự thay đổi với cụm thành phần chiến đấu gồm ống phóng mang theo đạn tên lửa chống tăng, chân giá đỡ (tương tự như TOW) và cụm khí tài ngắm và dẫn đường quang học. Tổng trọng lượng của dòng tên lửa chống tăng này là 25kg và cần tới kíp chiến đấu ít nhất 2 người để vận hành. Nguồn ảnh: WikimediaVề cụm khí tài ngắm và dẫn bắn, HJ-8 ban đầu sử dụng công nghệ dẫn đường bán chủ động SACLOS dẫn bằng sợi quang sau đó là với hệ thống dẫn đường bằng laser. Bên cạnh đó HJ-8 cải tiến cũng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp sẵn bên trong khí tài ngắm hổ trợ tác chiến bất kể ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Nguồn ảnh: WikimediaTrong ảnh là 9 biến thể đạn tên lửa chống tăng HJ-8, phổ biến nhất trong số đó vẫn là HJ-8C và HJ-9D. Hiện tại ngoài Trung Quốc có thêm một quốc gia khác sở hữu công nghệ chế tạo HJ-8 là Pakistan với biến thể Baktar-Shikan Nguồn ảnh: 21st Century Asian Arms Race.
Có một thực tế là trước khi Chiến tranh Iraq 2014 hay Nội chiến Syria xảy ra rất ít người biết về tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-8. Tuy nhiên chỉ sau vài năm tên tuổi dòng tên lửa dẫn đường này của Trung Quốc đang trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Sẽ không có gì đáng nói nếu như HJ-8 được quân đội chính phủ các nước trên sử dụng nhưng trái lại nó lại nằm trong tay quân nổi dậy, các nhóm khủng bố cực đoan hay thậm chí là cả phiến quân IS. Nguồn ảnh: YouTube
Trở lại những năm 1970 thời điểm Quân đội Trung Quốc bắt đầu phát triển một dòng tên lửa chống tăng dẫn đường thế hệ mới thay thế cho mẫu HJ-73 (biến thể sao chép AT-3 Sagger của Liên Xô),. Tuy nhiên kế hoạch trên diễn ra không mấy suôn sẻ do mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow trở nên xấu đi, khi hầu hết công nghệ quốc phòng Trung Quốc có được vào thời kỳ này đều đến từ Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikiwand
Dù vậy Bắc Kinh vẫn quyết tâm phát triển một dòng tên lửa chống tăng dành cho riêng mình bằng những công nghệ sẵn có trong nước và mãi đến năm 1984 Trung Quốc mới cho ra mắt thiết kế hoàn chỉnh của HJ-8. Sự xuất hiện của HJ-8 còn được xem là bước khởi đầu mới của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vốn quá phụ thuộc vào bên ngoài. Nguồn ảnh: ZetaBoards
Tuy nhiên khi HJ-8 được giới thiệu nó vẫn bị đánh giá là một sản phẩm lai tạp khi được cho là sự kết hợp của quá nhiều dòng tên lửa chống tăng trên thế giới khi đó như TOW của Mỹ, Milan của Châu Âu và có một chút gì đó từ AT-3 Sagger của Liên Xô. Nhưng điều này cũng không ngăn được Trung Quốc đưa vào trang bị HJ-8 và nó vẫn tiếp tục phục vụ cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest
Quay lại chiến trường Trung Đông, hầu hết số HJ-8 có mặt tại Syria hay Iraq đều có nguồn gốc từ bên ngoài khi quân đội các nước này hầu như không sở hữu hay mua sắm dòng tên lửa chống tăng này của Trung Quốc. Điều đáng nói ở đây là HJ-8 tỏ ra không hề thua kém bất cứ mẫu tên lửa chống tăng đang tham chiến tại Trung Đông thậm chí còn đáng sợ hơn. Nguồn ảnh: Syrian War Blog
Sở dĩ có điều này là bởi kể từ năm 1984 cho tới nay Trung Quốc mà cụ thể hơn là Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Norinco đã nhiều lần cải tiến và nâng cấp HJ-8 với ít nhất 10 biến thể khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu mới trong môi trường chiến tranh hiện đại. Trong ảnh là một tổ đội HJ-8 nằm trong tay phiến quân IS tại Syria. Nguồn ảnh: Syrian War Blog
Điển hình như các biến thể HJ-8C/D/E đều có thể vô hiệu quả mọi loại xe tăng kể cả khi nó được trang bị giáp phản ứng nổ ERA, có tầm bắn lên đến 4.000m và có thể xuyên phá giáp dày tới 1.000mm. Do đó những chiếc xe tăng lạc hậu như T-55, T-62 hay T-72 của Quân đội chính phủ Syria hay Iraq không phải là mục tiêu quá khó đối với HJ-8. Nguồn ảnh: huanqiu.com
Bên cạnh việc tăng sức mạnh hỏa lực, thiết kế của HJ-8 cũng ngày càng được thu gọn với kích thước nhỏ hơn và nhẹ hơn nhằm tăng tính cơ động. Mục tiêu của nó cũng không chỉ giới hạn ở mỗi phương tiện bọc thép mà còn được mở rộng sang cả bộ binh, các mục tiêu cố định như công sự hoặc cứ điểm phòng thủ. Nguồn ảnh: News.cn
Thiết kế tổng thể của HJ-8 sau gần hơn 30 năm phục vụ vẫn không có nhiều sự thay đổi với cụm thành phần chiến đấu gồm ống phóng mang theo đạn tên lửa chống tăng, chân giá đỡ (tương tự như TOW) và cụm khí tài ngắm và dẫn đường quang học. Tổng trọng lượng của dòng tên lửa chống tăng này là 25kg và cần tới kíp chiến đấu ít nhất 2 người để vận hành. Nguồn ảnh: Wikimedia
Về cụm khí tài ngắm và dẫn bắn, HJ-8 ban đầu sử dụng công nghệ dẫn đường bán chủ động SACLOS dẫn bằng sợi quang sau đó là với hệ thống dẫn đường bằng laser. Bên cạnh đó HJ-8 cải tiến cũng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp sẵn bên trong khí tài ngắm hổ trợ tác chiến bất kể ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Nguồn ảnh: Wikimedia
Trong ảnh là 9 biến thể đạn tên lửa chống tăng HJ-8, phổ biến nhất trong số đó vẫn là HJ-8C và HJ-9D. Hiện tại ngoài Trung Quốc có thêm một quốc gia khác sở hữu công nghệ chế tạo HJ-8 là Pakistan với biến thể Baktar-Shikan Nguồn ảnh: 21st Century Asian Arms Race.